Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
asdf awedfs
Đặc điểm tính chất nhiệt đợi gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam1 : Tính thất thường của khí hậu Việt Nam do đâu ?2 : Miền khí hậu phía Bắc nước ta có mùa dông lạnh nhất do yếu tố nào ?   3 : Các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta vì sao có mưa lớn ? 4 : Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung vì sao ?5 : Tại sao sông nòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn ?6 : Sông ngòi nước ta có chế độ thất thường do đâu ?7 : Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Trung Bộ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
0__0
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
10 tháng 1 lúc 16:38

a) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

Nhiệt độ:
- Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang Khí hậu, ta thấy nhiệt độ trung bình năm ở nước ta khá cao, từ 22 - 27°C. Biên độ nhiệt độ năm tương đối nhỏ, chỉ từ 8 - 10°C.

- Nhiệt độ cao và ổn định quanh năm là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khá cao, từ 1.500 - 2.000 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm.

- Lượng mưa cao và tập trung vào mùa mưa là do nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm không khí ở nước ta tương đối cao, trung bình từ 80 - 85%. Độ ẩm không khí cao là do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Tính chất gió mùa:
- Gió mùa là một đặc trưng quan trọng của khí hậu nước ta. Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam là hai hệ thống gió chính ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.

- Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh và khô từ phía Bắc xuống. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, mang theo không khí nóng và ẩm từ phía Nam lên.

- Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta thể hiện ở sự thay đổi hướng gió và lượng mưa theo mùa.

b) Tính chất đa dạng và thất thường

Khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường thể hiện ở các khía cạnh sau:

Khí hậu phân hóa theo không gian:
- Khí hậu nước ta phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và từ thấp lên cao.

Khí hậu phân hóa theo thời gian:
- Khí hậu nước ta phân hóa theo thời gian theo các mùa trong năm và theo các chu kỳ biến đổi khí hậu.

Khí hậu chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác:
- Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác như địa hình, sông ngòi, biển,...
Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta có những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Tích cực:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các loại cây công nghiệp.

+ Lượng mưa cao cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt.

+ Độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới.

+ Gió mùa mang lại lượng mưa lớn cho các vùng thiếu mưa.

- Tiêu cực:

+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại sâu bệnh.

+ Mưa lớn gây ra lũ lụt, sạt lở đất,...

+ Gió mùa Đông Bắc gây rét hại cho cây trồng và vật nuôi.

+ Gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều, bão, lũ lụt,...

Để ứng phó với tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu, cần có những biện pháp thích ứng phù hợp, như:

- Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng để giảm thiểu tác động của thiên tai.

- Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố để chống lũ lụt.

- Phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.

- Nâng cao ý thức của nhân dân trong việc phòng, chống thiên tai.

Nguyễn Thịnh
Xem chi tiết
Đặng Thị Mai Phương
7 tháng 5 2016 lúc 17:30

1. Tính chất

+ Nhiệt đới: 

- số h nắng cao: 1400-3000g/ năm

- t° tb năm cao: trên 21°. Tăng dần từ B vào N

+ Gió mùa: 

-M.đông: khô, lạnh. Hướng ĐB

- M.hạ: ẩm nóng. Hướng TN

+ Ẩm:

- độ ẩm cao: trên 80%

Lượng mưa: 1500-2000ml/năm

 

Đặng Thị Mai Phương
7 tháng 5 2016 lúc 17:35

2. Vì lãnh thổ miền Trung kéo dài, hẹp ngang, núi an ra sát biển nên sông ngòi thương ngân và dốc.

Mùa mưa ở Trung Bộ thường lệch về thu đông nên mùa lũ tập trung về cuối năm

Đặng Thị Mai Phương
7 tháng 5 2016 lúc 17:57

4. - Địa hình nc ta đa dạng , nhiều kiểu loại, quan trọng nhất là đồi núi : chiếm 3/4 S lãnh thổ. Địa hình ĐB chỉ chiếm 1/3 S lãnh thổ đất liền và bị đôi núi ngăn cách nhiều khu vực.

- Địa hình nc ta đk Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Địa hình nc ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

+ Có nhiều hiện tượnxâm thực, xói mòn, cắt xẻ địa hình.

+ Nc mưa hòa tan tạo nên địa hình cacxtơ nhiệt đới độc đáo vs nhiều hang động nổi tiếng.

+ Các địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều.

Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
6 tháng 8 2021 lúc 12:52

THAM KHẢO!

Câu 1:

a. Tính đa dạng

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

- Phân hóa theo chiều Đông - Tây: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, Đông Bắc và Tây Bắc.

- Phân hóa theo độ cao: Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

b. Tính thất thường, biến động mạnh:

- Biểu hiện:

+ Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Câu 2: 

Đặc điểm sông ngòi VN:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
– 93% các sông nhỏ và ngắn.
– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
 Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
 Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

템페스트iE
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:58

Câu 1: Đặc điểm và giải thích tính nhiệt đới ẩm và tính đa dạng thất thường ở khí hậu nước ta:

Tính nhiệt đới ẩm:

- Đặc điểm: Khí hậu nhiệt đới ẩm là loại khí hậu chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính - nhiệt đới và ẩm. Nó thường xuất hiện ở vùng đất nằm gần đường xích đạo và có mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ hàng năm cao, và có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

- Giải thích: Nước ta nằm trong vùng Đông Á, nơi có tác động của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đây là yếu tố quyết định cho mùa khô (mùa Đông Bắc) và mùa mưa (mùa Tây Nam). Vùng này thường có nhiệt độ ấm áp suốt năm, với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.

Tính đa dạng thất thường:

- Đặc điểm: Tính đa dạng thất thường trong khí hậu nước ta liên quan đến sự biến đổi thời tiết không dự đoán được. Vùng Đông Á, bao gồm cả Việt Nam, thường chịu tác động của nhiều yếu tố thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới, và gió mùa.

- Giải thích: Tính đa dạng thất thường là kết quả của vị trí địa lý đặc biệt của vùng Đông Á và tương tác giữa nhiều yếu tố khí hậu. Sự biến đổi của các yếu tố này có thể tạo ra tình huống thời tiết bất thường như mưa lớn, bão, và áp thấp nhiệt đới, gây ra nguy cơ lũ lụt và thiệt hại đối với nông nghiệp và kinh tế.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:59

Câu 2: Lí do và giải thích đặc điểm về gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam:

Gió mùa Đông Bắc:

- Lí do: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông và tháng đầu của mùa xuân. Nó có xu hướng thổi từ vùng lục địa lạnh hơn ở phía Bắc (như Trung Quốc và Siberia) xuống vùng biển ấm ở phía Nam (như biển Đông, biển Hoa Đông).

- Giải thích: Gió mùa Đông Bắc có xu hướng làm giảm nhiệt độ, gây ra mùa khô và đánh bay mây. Điều này dẫn đến mùa khô ở vùng Bắc và Trung Bộ của nước ta và làm cho nhiệt độ thấp hơn.

Gió mùa Tây Nam:

- Lí do: Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, khi vùng Đông Á có nhiệt độ cao hơn so với vùng biển ở phía Nam (như biển Đông, biển Ấn Độ).

- Giải thích: Gió mùa Tây Nam thổi từ biển ấm lên đất liền, mang theo luồng khí ẩm và gây ra mùa mưa. Điều này tạo điều kiện cho mùa mưa kéo dài ở vùng Nam và miền Trung của nước ta.

Võ Trung Tiến
Xem chi tiết
Sunn
18 tháng 11 2021 lúc 13:47

Câu 31: Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:

   A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

   B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

   C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

   D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.

Câu 32: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

   A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

   B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.

   C. Thời tiết diễn biến thất thường.

   D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.

Câu33: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do:

   A. công nghệ khai thác lạc hậu.

   B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước.

   C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

   D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

Câu 34:  Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là:

   A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

   B. đời sống người dân chậm cải thiện.

   C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

   D. nền kinh tế chậm phát triển.

Câu 35: Về tài nguyên nước, vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở các nước đới nóng hiện nay là:

   A. xâm nhập mặn.

   B. sự cố tràn dầu trên biển.

   C. khô hạn, thiếu nước sản xuất.

   D. thiếu nước sạch.

Câu 36: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là:

   A. châu Á.

   B. châu Phi.

   C. châu Mĩ.

   D. châu đại dương.

Câu 37:  Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do:

   A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

   B. trình độ lao động thấp.

   C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.

   D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.

Câu 38: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là:

   A. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

   B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.

   C. dân số đông và tăng nhanh.

   D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

Câu 39:  Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

   A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

   B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

   C. Nâng cao đời sống người dân.

   D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.

Câu 40: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến:

   A. sản xuất công nghiệp.

   B. sản xuất nông nghiệp.

   C. gia tăng dân số.

   

Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 7 2021 lúc 14:14

Tham khảo em nhé !

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 

- Tính đa dạng

Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

- Phân hóa theo chiều Đông - Tây: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, Đông Bắc và Tây Bắc.

- Phân hóa theo độ cao: Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

- Tính thất thường, biến động mạnh:

Biểu hiện:

+ Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tuấn Kiên Phạm
Xem chi tiết
Phan Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Minh Nhân
19 tháng 5 2021 lúc 8:55

Em tham khảo nhé !

Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.: 
- Khí hậu nước ta nói chung là nóng, trừ những vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. Gió và mưa ở nước ta thay đổi theo mùa. Trong một năm có hai mùa gió chính : một mùa có gió đông bắc, còn mùa kia là gió tây nam hoặc đông nam.

Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, với ranh giới là dãy núi Bạch Mã.

- Ở miền Bắc, ứng với hai mùa gió là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng và có nhiều mưa. Mùa đông lạnh và ít mưa. Giữa hai mùa là những thời kì chuyển tiếp, quen gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt; mùa thu trời se lạnh, khô hanh.

- Ở miền Nam khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.

 

Nguyen Thai Son
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 9:59

B

๖ۣۜHả๖ۣۜI
18 tháng 11 2021 lúc 9:59

A

Thuy Bui
18 tháng 11 2021 lúc 10:00

B