Xác định mục tiêu kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đáp ứng mục tiêu đặt ra.
- HS xây dựng nội dung hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đáp ứng mục tiêu đặt ra.
Mục tiêu:
- Thực hiện hiệu quả về đổi mới giáo dục, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh 100% được đánh giá mức đạt trở lên về phẩm chất và năng lực, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế.
- Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh.
- Bồi dưỡng, phát triển học sinh năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ để phát huy năng lực của học sinh.
- Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ (nhóm).
- Tạo không khí làm việc thân thiện, dân chủ; phát huy năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của giáo viên, thực hiện tốt văn hóa công sở.
Lựa chọn một truyền thống nổi bật của nhà trường để lập kế hoạch tổ chức giáo dục.
Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả của hoạt động này.
Gợi ý:
+ Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã tổ chức;
+ Mức độ tích cực tham gia của bản thân và các bạn;
+ Những kinh nghiệm thu được.
- Kế hoạch: Đọc sách
- Kết quả:
+ Thư viện có lượt bạn đọc và mượn sách nhiều hơn.
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách chuyên môn, xã hội, khoa học, đời sống.
+ Nâng cao vốn tri thức, chất lượng học sinh.
+ Hình thành thói quen đọc sách.
Xác định kết quả hoạt động giáo dục truyền thống đối với học sinh dựa theo nội dung sau:
a. Các loại hoạt động giáo dục truyền thống được nhà trường tổ chức.
b. Số lượng học sinh tham gia các hoạt động.
c. Tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động.
d. Kết quả của hoạt động mang lại.
- Học sinh xác định những kết quả hoạt động giáo dục truyền thống đối với học sinh dựa theo nội dung sau:
a. Các loại hoạt động giáo dục truyền thống được nhà trường tổ chức: tôn sư trọng đạo, xây dựng những tình bạn đẹp.
b. Số lượng học sinh tham gia các hoạt động: đông đủ.
c. Tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động: tích cực/ vui vẻ/hạnh phúc.
d. Kết quả của hoạt động mang lại: Trải nghiệm cho học sinh, nâng cao kĩ năng.
Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục.
Gợi ý:
VD truyền thống Tuần lễ áo dài (cấp 3), truyền thống Tuần lễ đọc sách, truyền thống Tuần lễ cây xanh học đường,...
Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường theo gợi ý:
+ Kể tên các hoạt động em đã tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.
+ Nêu các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường: tham quan phòng truyền thống của nhà trường; truyền thông về tấm gương giáo viên, học sinh tiêu biểu; thiết kế áp phích về nhà trường với chủ đề “Niềm tự hào trong tôi”; tổ chức hội thi tìm hiểu về lịch sử nhà trường…
+ Lựa chọn hình thức chia sẻ: bài viết, video, tập san…
+ Những hoạt động em tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường:
- Tham gia phong trào “ Học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh”.
- Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của trường.
- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh trường học cùng Đoàn Thanh niên trường.
+ Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:
- Tổ chức cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường.
- Sân khấu hóa, hội thi, hội diễn về các truyền thống nhà trường.
- Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...
+ Lựa chọn hình thức chia sẻ:
Ví dụ: Tập san chào mừng 20/11 – Tri ân thầy cô:
QUẢ NGỌT
Tháng 11 về - Tháng của mùa thu, tháng của mùa nhớ. Mỗi độ thu sang, tôi thường đứng một mình nơi góc sân trường, lặng ngắm những vòm cây dần ngả vàng mà bâng khuâng hồi nhớ những ngày đã xa… Nhưng có lẽ tháng 11 năm nay thật khác. Vẫn mùa thu ấy, nhưng là một sự cảm động đến nghẹn lời. Hai tháng qua là những ngày tôi thực sự được “sống”. Bóng dáng người thầy, người cô trên bục giảng mỗi sớm, mỗi chiều luôn thường trực trong tâm trí tôi. Thầy cô là “ánh sáng” soi đường chỉ lối cho bao thế hệ học trò, là những người lái đò thầm lặng, bền bỉ, là những người bạn tâm tình, sẻ chia những rung cảm của tuổi mới lớn. Là những người kiên trì, nhẫn nại trước những sự nghịch ngợm của học trò, là những người “khơi gợi hy vọng, thổi bùng trí tưởng tượng và thấm nhuần niềm đam mê học hỏi” (Brad Henry), vươn tới chinh phục những tầm cao kiếm tìm cho mình một tầm vóc mới, và là những người không bao giờ bỏ lỡ chuyến đò sang sông.Trân trọng và cảm ơn nhắn gửi tới người thầy, người cô tận tụy và tràn đầy nhiệt huyết ấy. Cho chúng em một nền tảng tri thức vững chãi, hữu ích. Cho chúng em khao khát sống hướng thiện, biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia. Cho chúng em biết ước mơ, biết phấn đấu để chinh phục những đỉnh cao, những thành công mới... Cảm ơn Người đã thắp lửa tâm hồn và trái tim!
“Người thầy trung bình chỉ biết nói
Người thầy giỏi chỉ biết giải thích
Người thầy xuất chúng chỉ biết minh họa
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.” …
(William A. Ward )
Sắp xếp kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông. A. Xây dựng nội dung tuyên truyền B. Thực hiện công tác tuyên truyền C. Xác định hình thức tuyên truyền D. Xác định mục tiêu đối tượng tuyên truyền 1.........2............3........4...... (Ví dụ 1 là A)
Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI là biểu hiện của đổi mới trong quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học.
Chọn một:
a. Ổn định, đổi mới và phát triển
b. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện
c. Dân chủ, đồng thuận
d. Mệnh lệnh trên xuốngCâu 1 : Quy trình phát triển chương trình giáo dục gồm các khâu:
Chọn một:
a. Khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng; thiết kế nội dung; xác định phương pháp thực hiện; thực thi chương trình; đánh giá và điều chỉnh chương trình.
b. Khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng; xác định mục tiêu; thiết kế/biên soạn/ điều chỉnh chương trình; thực thi chương trình; đánh giá và điều chỉnh chương trình.
c. Xác định mục tiêu; thiết kế chương trình; phê duyệt chương trình; thực hiện chương trình và đánh giá chương trình.
d. Thiết kế chương trình; phê duyệt chương trình; thực hiện chương trình và đánh giá chương trình.
Câu 2;ặc điểm nào sau đây là biểu hiện của nhà trường truyền thụ kiến thức:
Chọn một:
a. Tập trung chủ yếu vào hoạt động GV, HS tiếp nhận, ghi nhớ, học thuộc kiến thức từ thầy giảng và SGK.
b. Dạy và học tập liên quan đến việc xây dựng các hoạt động có ý nghĩa và vun đắp sự hiểu biết.
c. GV là người hướng dẫn, hỗ trợ, dạy và học chủ yếu liên quan đến việc trải nghiệm, xây dựng, kiến tạo có ý nghĩa của HS.
d. Học sinh đã có sự hiểu biết trước về những cái liên quan đến điều mà chúng học trong quá trình trải nghiệm và kiến tạo.
Câu 3 ;Phương án nào sau đây KHÔNG PHẢI là nội dung quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học.
Chọn một:
a. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên.
b. Quản lý việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của nhà trường
c. Quản lý hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục
d. Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường
Câu 4;Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI là biểu hiện của đổi mới trong quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học.
Chọn một:
a. Ổn định, đổi mới và phát triển
b. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện
c. Dân chủ, đồng thuận
d. Mệnh lệnh trên xuống
Câu 5;B, Chương trình quốc gia, chương trình nhà trường, chương trình bộ môn
Chọn một:
a. Chương trình quốc gia, chương trình cấp sở, chương trình cấp phòng.
b. Chương trình cấp sở, chương trình cấp phòng, chương trình cấp trường.
Câu 6;Phát triển chương trình giáo dục là:
Chọn một:
a. Xây dựng mới chương trình giáo dục nhằm tạo ra chất lượng mới.
b. Cắt giảm, sắp xếp lại nội dung trong chương trình giáo dục một cách thường xuyên.
c. Bổ sung thêm nội dung mới vào chương trình giáo dục.
d. Thiết kế/ biên soạn, bổ sung và điều chỉnh chương trình giáo dục có tính định kì nhằm hoàn thiện hoặc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương theo kế hoạch đã lập.