Cho em hỏi nếu cho CO2dư tác dụng với dung dịch NaOH thì sẽ sinh ra muối gì vậy ạ? Em cảm ơn.
Mọi người giúp em giải bài tập này với ạ. Em xin cảm ơn!!!
BT: Cho 100ml dung dung dịch H3PO4 1M tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X
Nếu bạn còn cần
Mà thôi, tui viết kiến thức cho, gặp mấy bài kiểu này còn biết làm chứ
\(\dfrac{n_{OH^-}}{n_{H_3PO_4}}=T\)
\(\left[{}\begin{matrix}H_3PO_4+NaOH\rightarrow NaH_2PO_4+H_2O\left(1\right)\\H_3PO_4+2NaOH\rightarrow Na_2HPO_4+2H_2O\left(1\right)\\H_3PO_4+3NaOH\rightarrow Na_3PO_4+3H_2O\left(3\right)\end{matrix}\right.\)
\(T< 1\Rightarrow chi-xay-ra-\left(1\right)\Rightarrow H_3PO_4\left(du\right);H_2PO_4^-\)
\(T=1\Rightarrow H_2PO_4^-\)
\(1< T< 2\Rightarrow xay-ra-\left(1\right)-va-\left(2\right)\Rightarrow H_2PO_4^-;HPO_4^{2-}\)
\(T=2\Rightarrow HPO_4^{2-}\)
\(2< T< 3\Rightarrow xay-ra-\left(2\right)va\left(3\right)\Rightarrow HPO_4^{2-};PO_4^{3-}\)
\(T=3\Rightarrow PO_4^{3-}\)
\(T>3\Rightarrow chi-xay-ra-\left(3\right)\Rightarrow PO_4^{3-};OH^-\left(du\right)\)
Còn đâu bạn chỉ việc viết phương trình và làm như bài hóa lớp 8 :v
Sục CO2 vào dung dịch chứa 1 mol NaOH và 1 mol Ca(OH)2. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình
kết tủa theo số mol CO2
thầy vẽ giúp em đồ thị với ạ. Tiện thể thầy cho em hỏi nếu cho như vậy thì CO2 phản ứng với
dung dịch nào trước ạ. em cảm ơn thầy!
HD:
Trong 1 dung dịch các chất tồn tại ở dạng ion chứ không tồn tại ở phân tử, nên đối với dung dịch trên ta có các ion: Na+(1 mol), Ca2+(1 mol) và OH-(3 mol). Vì vậy CO2 phản ứng chỉ với ion OH- chứ không phản ứng với Na+ hay Ca2+. Do đó không phân biệt CO2 phản ứng với NaOH trước hay Ca(OH)2 trước nhé.
Đối với dạng bài toán CO2 phản ứng với dd có chứa ion OH-, các em phải chú ý đến tỉ lệ giữa số mol OH- và CO2 (k = nOH-/nCO2). Có các trường hợp sau:
TH1: Nếu k \(\le\) 1 tức là 3/a \(\le\) 1, suy ra a \(\ge\) 3 (ở đây a là số mol CO2), thì chỉ xảy ra phản ứng sau:
CO2 + OH- \(\rightarrow\) HCO3- (1)
Trường hợp này không thu được kết tủa, nên số mol kết tủa thu được = 0.
TH2: Nếu 1 < k < 2, tức là 1 < 3/a < 2, hay 1,5 < a < 3, thì xảy ra đồng thời 2 phản ứng sau:
CO2 + 2OH- \(\rightarrow\) CO32- + H2O
CO2 + OH- \(\rightarrow\) HCO3-
Trong trường hợp này thì số mol CO32- thu được = 3 - a mol (vì tổng số mol CO2 = a và tổng số mol OH- = 3 mol). Do đó, có phản ứng sau:
Ca2+ +CO32- \(\rightarrow\) CaCO3 (kết tủa trắng)
1 mol 3-a mol
Nếu 1 < 3-a, tức là 1,5 < a < 2 thì số mol kết tủa thu được = 1 mol. Nếu 3-a \(\le\) 1, tức là 2 \(\le\) a < 3, thì số mol kết tủa thu được = 3-a mol.
TH3: Nếu k \(\ge\) 2 tức là 3/a \(\ge\) 2, hay a \(\le\) 1,5 thì chỉ xảy ra phản ứng sau:
CO2 + 2OH- \(\rightarrow\) CO32-
Trường hợp này số mol OH- dư so với CO2 nên số mol CO32- thu được = số mol CO2 = a mol.
Ca2+ + CO32- \(\rightarrow\) CaCO3
1 mol a mol
Nếu 1 < a \(\le\) 1,5 thì số mol kết tủa thu được = 1 mol. Nếu a \(\le\) 1 thì số mol kết tủa thu được = a mol.
Như vậy qua các trường hợp trên có thể tóm tắt lại như sau:
Đặt y = số mol kết tủa. Ta có:
1) nếu 0 < a \(\le\) 1 thì y = a
2) nếu 1 < a < 2 thì y = 1
3) nếu 2 \(\le\) a < 3 thì y = 3-a
4) nếu a \(\ge\) thì y = 0.
Từ đó có thể vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của x vào a như sau:
Cho 5.4g nhôm tác dụng với 73g dung dịch axit clohidric
a/ Tính thể tích khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn
b/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit clohidric đã phản ứng
Các tiền bối giúp em với ạ! Em cảm ơn nhiều!
`2Al + 6HCl -> 2AlCl_3 + 3H_2`
`0,2` `0,6` `0,3` `(mol)`
`n_[Al]=[5,4]/27=0,2(mol)`
`a)V_[H_2]=0,3.22,4=6,72(l)`
`b)C%_[HCl]=[0,6.36,5]/73 . 100 =30%`
dạ đây là toán 9 ạ mong anh chị thầy cô giúp đỡ em ạ .
BT1: Cho 3,2g Đồng oxit ta1xc dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 , 4,9% .Tính nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4
BT2 : Biết rằng 1,12l khí cacbon đioxit (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa
a) Viết chương trình hóa học
b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng
dạ 2 bài tập quá nhiều nhưng em cần rất gấp mong anh chị thầy cô giúp đỡ em ạ . Em xin chân thành cảm ơn.
Bài 1 chị giải ở trên rồi nhé em
Bài 2
nCO2=1,12/22,4=0,05 mol
CO2 +2 NaOH => Na2CO3 + H2O
0,05 mol=>0,1 mol
CM dd NaOH=0,1/0,1=1M
Cho 5,6g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra muối Fe(SO4) và khí H2 a) tính thể tích h2 sinh ra (ở đktc) b) tính khối lượng muối thu được c) dùng toàn bộ khí sinh ra tác dụng với 12g CuO.tính khối lượng kim loại sinh ra * em cần gấp ạ 12h em đi thi r
Số mol của 5,6 g Fe:
\(n_{Fe}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH: \(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\uparrow\)
1 :1 : 1 : 1
0,1-> 0,1 : 0,1 : 0,1(mol)
a) thể tích của 0,1 mol H2:
\(V_{H_2}=n.22,4=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)
b) khối lượng 0,1 mol FeSO4:
\(m_{FeSO_4}=n.M=0,1.152=15,2\left(g\right)\)
c) PTHH: \(H_2+CuO\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
1 : 1 : 1 : 1
0,1 -> 0,1 : 0,1 : 0,1(mol)
khối lượng 0,1 mol Cu:
\(m_{Cu}=n.M=0,1.64=6,4\left(g\right)\)
a) Ta sử dụng định luật Avogadro để tính thể tích H2 sinh ra:
1 mol khí ở đktc có thể tích là 22,4 LTính số mol H2 sinh ra:Vậy thể tích H2 sinh ra là 2,24 L (ở đktc).
b) Tính khối lượng muối thu được:
Viết phương trình phản ứng:Vậy khối lượng muối thu được là 27,2 g.
c) Dùng toàn bộ H2 sinh ra tác dụng với CuO, ta có phương trình phản ứng:
CuO + H2 → Cu + H2O
Vậy khối lượng kim loại Cu sinh ra là 11,90625 g.
\(a)n_{Fe}=\dfrac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\\ Fe+H_2SO_4\xrightarrow[]{}FeSO_4+H_2\\ \Rightarrow n_{Fe}=n_{H_2}=n_{FeSO_4}=0,1mol\\ V_{H_2}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\\ b)m_{FeSO_4}=0,1.152=15,2\left(g\right)\\ c)n_{CuO}=\dfrac{12}{80}=0,15\left(mol\right)\\ CuO+H_2\xrightarrow[]{t^0}Cu+H_2\)
Theo pt: \(\dfrac{0,15}{1}>\dfrac{0,1}{1}\Rightarrow Cu\) \(dư\)
\(CuO+H_2\xrightarrow[]{t^0}Cu+H_2O\\ \Rightarrow n_{H_2}=n_{Cu}=0,1mol\\ m_{Cu}=0,1.64=6,4\left(g\right)\)
Mọi người ơi giải hộ em 2 bài hóa này với em cần phải nộp trong 1 ngày nữa
1, Người ta dùng 200 gam dung dịch NaOH 10% để hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2(đktc) . Muối nào được tạo thành, khối lượng là bao nhiêu ?
2, Cho 16,8 lít khí CO2(đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A .
a, Tính khối lượng muối trong dung dịch A
b, Lấy dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư . Tính khối lượng kết tủa tạo thành .
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI !!! EM CẦN NỘP BÀI SỚM EM CẢM ƠN TRƯỚC Ạ !!!!!!
1,
Có \(m_{ct_{NaOH}}=\frac{200.10}{100}=20g\)
\(\rightarrow n_{NaOH}=\frac{m}{M}=\frac{20}{40}=0,5mol\)
\(n_{CO_2}=\frac{V}{22,4}=\frac{5,6}{22,4}=0,25mol\)
Lập tỷ lệ \(T=\frac{n_{NaOH}}{n_{CO_2}}\)
\(\rightarrow T=\frac{0,5}{0,25}=2\)
Vậy sản phẩm là muối trung hoà duy nhất là \(Na_2CO_3\)
PTHH: \(2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
Phản ứng xảy ra hết bởi vì \(\frac{n_{NaOH}}{2}=n_{CO_2}\)
\(\rightarrow n_{Na_2CO_3}=0,25mol\)
\(\rightarrow m_{Na_2CO_3}=0,25.106=26,5g\)
2,
a. Có \(n_{CO_2}=\frac{V}{22,4}=\frac{16,8}{22,4}=0,75mol\)
\(600ml=0,6l\)
\(n_{NaOH}=C_M.V=0,6.2=1,2mol\)
Xét tỷ lệ số mol \(T=\frac{n_{NaOH}}{n_{CO_2}}\)
\(\rightarrow T=\frac{1,2}{0,75}=1,6\)
\(\rightarrow1< T< 2\)
Vậy sản phẩm tạo thành hai muối là \(NaHCO_3;Na_2CO_3\)
Với PTHH có sản phẩm là \(Na_2CO_3\) đặt a là số mol của \(CO_2\)
Với PTHH có sản phẩm là \(NaHCO_3\) đặt b là số mol của \(CO_2\)
\(2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\left(1\right)\)
\(NaOH+CO_2\rightarrow NaHCO_3\left(2\right)\)
Do vậy \(\hept{\begin{cases}2a\left(mol\right)=n_{NaOH}\left(1\right)\\b\left(mol\right)=n_{NaOH}\left(2\right)\end{cases}}\)
Có các biểu thức về số mol
\(∑n_{CO_2}=0,75mol\)
\(\rightarrow a+b=0,75\left(3\right)\)
\(∑n_{NaOH}=1,2mol\)
\(\rightarrow2a+b=1,2\left(4\right)\)
Từ (3) và (4), có hệ phương trình
\(\hept{\begin{cases}a+b=0,74\\2a+b=1,2\end{cases}}\)
\(\rightarrow\hept{\begin{cases}a=0,45mol\\b=0,3mol\end{cases}}\)
Thay số mol vào (1) \(\rightarrow m_{Na_2CO_3}=0,45.106=47,7g\)
Thay số mol vào (2) \(\rightarrow m_{NaHCO_3}=0,3.84=25,2g\)
Vậy tổng khối lượng mối trong dung dịch A sẽ là: \(m_A=m_{Na_2CO_3}+m_{NaHCO_3}=25,2+47,7=72,9g\)
b. Vì \(Na_2CO_3\) tác dụng với \(BaCl_2\) nên ta có
PTHH: \(BaCl_2+Na_2CO_3\rightarrow BaCO_3\downarrow+2NaCl\)
\(n_{BaCO_3}=n_{Na_2CO_3}=0,45mol\)
\(\rightarrow m_{BaCO_3}=0,45.197=88,65g\)
Cho 20g dung dịch rượu etylic 92 độ tác dụng với natri dư. Tính thể tích khí thoát ra?
Nhờ mọi người giúp em bài này ạ, em cảm ơn
Cho dung dịch Naoh 8% tác dụng hoàn toàn với 1,12l khí. Muối tạo thành là muối trung hòa Na2Co3. a/ Tính khối lượng muối tạo thành. b/ Tính khối lượng dung dịch Naoh đã dùng. c/ Nếu cho lượng Naoh trên tác dụng hết với 200g dung dịch Cucl2 thì nồng độ dung dịch chất sau phản ứng là bao nhiêu.
em thưa thầy cho em hỏi trong phản ứng giữa bazo với muối có
điều kiện cần là phản ứng trong dung dịch
điều kiện đủ là chất sinh ra phải không tan
nhưng trong một bài tập em vừa làm lại có phản ứng giữa bazo không tan tác dụng với muối
cụ thể là Fe(OH)3 + agno3.
vậy thầy cho em hỏi đối với phản ứng bazo và muối đó. bazo không tan vẫn phản ứng đúng không ạ?
Trong trường hợp này không xảy ra phản ứng.