Quan sát Hình 19.2 và cho biết:
3. Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì nào?
4. Trong các kì của nguyên phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
Quan sát Hình 19.6 và cho biết:
7. Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy giai đoạn chính?
8. Kể tên các kì của quá trình giảm phân.
9. Trong các kì phân bào giảm phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
7/
- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng) tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.
- Giảm phân gồm 2 giai đoạn chính: giảm phân I và giảm phân II.
8/
Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.
9/
|
| Nhiễm sắc thể | Thoi phân bào | Màng nhân |
Giảm phân 1 | Kì trung gian | - Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép. | - Trung thể tự nhân đôi. | - Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu I | - Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, tiếp hợp và có thể có trao đổi chéo. | - Thoi phân bào hình thành. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì giữa I | - Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại có hình dạng đặc trưng. - Nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì sau I | - Cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách thành hai nhiễm sắc thể kép, phân li về hai cực của tế bào. | - Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì cuối I | - Nhiễm sắc thể kép dãn xoắn. | - Thoi phân bào tiêu biến. | - Màng nhân và nhân con xuất hiện. | |
Giảm phân 2 | Kì trung gian | - Nhiễm sắc thể kép không nhân đôi, bắt đầu co xoắn. | - Trung thể tự nhân đôi. | - Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu II | - Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn. | - Trung thể hình thành thoi phân bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì giữa II | - Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì sau II | - Nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào. | - Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì cuối II | - Nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn. | - Thoi phân bào tiêu biến. | - Màng nhân và nhân con xuất hiện. |
Cônsixin là hóa chất gây đột biến không tác động vào giai đoạn nào sau đây của quá trình phân bào?
1. Kì sau, khi các NST trong cặp tương đồng phân ly về hai cực của tế bào và bắt đầu giãn xoắn.
2. Kì giữa, khi các NST liên kết với các thoi vô sắc và di chuyển về mặt phẳng phân chia tế bào.
3. Kì đầu, khi màng nhân tan rã, NST bắt đầu co xoắn và các thoi vô sắc được hình thành.
4. Kì cuối, khi thoi vô sắc tan rã, màng nhân mới hình thành và tế bào mẹ phân chia thành các tế bào con.
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 1, 2, 4
D. 1, 3, 4
Đáp án C
Côsixin là hóa chất gây đột biến rối loạn trong quá trình hình thành thoi vô sắc (ở pha G2 và kì đầu) khiến thoi vô sắc không được hình thành, khi thoi vô sắc đã hình thành thì hóa chất này không có tác dụng.
Ở kì giữa, kì sau và kì cuối thì thoi vô sắc đã hình thành xong do vậy côsixin không tác động được.
Cônsixin là hóa chất gây đột biến không tác động vào giai đoạn nào sau đây của quá trình phân bào?
1.Kì sau, khi các NST trong cặp tương đồng phân ly về hai cực của tế bào và bắt đầu giãn xoắn.
2.Kì giữa, khi các NST liên kết với các thoi vô sắc và di chuyển về mặt phẳng phân chia tế bào.
3.Kì đầu, khi màng nhân tan rã, NST bắt đầu co xoắn và các thoi vô sắc được hình thành.
4.Kỳ cuối, khi thoi vô sắc tan rã, màng nhân mới hình thành và tế bào mẹ phân chia thành các tế bào con.
A. 1,2,3
B. 2,3,4
C. 1,2,4
D. 1,3,4
Đáp án : C
Cônsixin là hóa chất gây đột biến rối loạn trong quá trình hình thành thoi vô sắc ( ở pha G2 và kì đầu) gây , khi thoi vô sắc đã hình thành thì hóa chất này không có tác dụng .
Ở kì giữa , kì sau và kì cuối thì thoi vô sắc đã hình thành xong => cônsixin không tác động được
Có một tế bào ruồi giấm đang phân bào quan sát thấy có 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
a, Tế bào đang ở kì nào trong phân bào
b, Có 1 tế bào khác thực hiệ quá trình nguyên phân . Hãy xác định số tâm động , số cromatic ,số nhiễm sắc thể ở kì giữa và kì sau của quá trình phân bào
a) Tế bào đang ở kì giữa GP2
b) Kì giữa 8 tâm động 16 cromatit 8 nst kép
Kì sau 16 tâm động 0 cromatit 16 nst đơn
a, Kì giữa giảm phân II
b, Kì giữa: 8 tâm động, 16 cromatit, 8 NST kép
Kì sau: 16 tâm động, 0 cromatit, 16 NST đơn.
Quan sát ảnh chụp hiển vi sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể của quá trình nguyên phân ở một tế bào hãy xác định tên gọi các kì phân bào dựa vào đặc điểm bộ nhiễm sắc thể
Kỳ trung gian : 2n NST đơn tự nhân đôi -> kép
Kỳ đầu :2n NST kép bắt đầu đóng xoắn, đính vào thoi phân bào
Kỳ giữa ; 2n NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kỳ sau : 2n NST kép tách thành 2n NST đơn ở mỗi cực và phân li đống đều về 2 cực tế bào
Kỳ cuối : 2n NST đơn nằm gọn trong nhân mới , tế bào con được hình thành mang bộ NST giống nhau và giống hệt mẹ
Có bao nhiêu nhận định đúng khi quan sát một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào ở hình vẽdưới đây?
(1) Đây là kỳ đầu của nguyên phân I vì: Các cặp NST đã nhân đôi.
(2) Đây là quá trình giảm phân của tế bào sinh dục sơ khai.
(3) Đây là kỳ giữa của giảm phân I vì 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.
(4) Đây là kì cuối của giảm phân I vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái kép.
(5) Đây là một bằng chứng cho thấy có trao đổi chéo giữa các crômatit trong các cặp NST kép tương đồng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án : B
Các nhận định đúng là (3) (5)
Đáp án B
1 sai vì kì đầu nguyên phân, thoi vô sắc chưa gắn vào tâm động
2 sai vì tế bào sinh dục sơ khai chưa tham gia giảm phân, nó nguyên phân nhiều lần thành tế bào sinh tinh rồi tế bào sinh tinh mới tham gia giảm phân
4 sai vì kì cuối giảm phân 1 , các NST kép đã phân li hoàn toàn về 2 phía, tế bào trong quá trình phân đôi
Quan sát hình 14.3, cho biết:
a) Giảm phân I có các kì nào? Nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kỉ đấu I?
b) Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I và sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau.
c) Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân.
d) Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh bỏ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân 1 và giảm phân II.
a) Giảm phân I gồm 4 kì: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I và kì cuối I. Ở kì đầu I, NST tiếp hợp tương ứng với nhau theo từng vế và xảy ra sự trao đổi chéo.
b) Ở kì giữa I, các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào thành 2 hàng. Ở kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của tế bào.
c) Kết quả của giảm phân I là tạo ra 2 tế bào có bộ NST đơn bội kép (n NST kép). Như vậy, từ lúc bắt đầu giảm phân đến lúc kết thúc giảm phân, số NSt đã giảm đi một nửa, từ 2n NST kép thành n NST kép.
d) Kết quả của giảm phân II là tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n NST). Như vậy, sau khi giảm phân II diễn ra, số lượng NST ở mỗi tế bào đã giảm đi một nửa so với sau giảm phân I, từ n NST kép thành n NST đơn.
Những sự kiện nào diễn ra trong kì cuối của nguyên phân
(1) Các NST kép dần co xoắn
(2) Màng nhân và nhân con dần tiêu biến
(3) Màng nhân và nhân con xuất hiện
(4) Thoi phân bào dần xuất hiện
(5) Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
(6) Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
(7) Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động
(8) NST dãn xoắn dần
A. (3), (5), (7)
B. (1), (2), (4)
C. (5), (7)
D. (3), (8)
Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?
(1) Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
(3) Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.
(4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2.
(5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án C
(1) Sai: Ta thấy tế bào A có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép đang xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo → tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân I.
(2) Đúng: Tế bào A có 2 cặp NST nên 2n=4.
(3) Sai: Tế bào A có 2 cặp NST kép với 4 cromatit nên mỗi gen đều có 4 alen.
(4) Đúng: Khi kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép, các tế bào đơn bội ở trạng thái kép tiếp tục giảm phân II tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái đơn.
(5) Sai: Mỗi NST kép chỉ có 1 tâm động nên số tâm động là 4.