Kể các hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
Phân tích triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai. Kể tên một số ngành nghề liên quan đến vi sinh vật trong tương lai và triển vọng của các ngành nghề đó.
• Triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai:
- Công nghệ vi sinh vật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự kết hợp giữa công nghệ vi sinh hiện đại, công nghệ nano, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo từ đó mở ra mô hình mới và trở thành xu thế trong tương lai.
- Nghiên cứu hệ vi sinh vật Trái Đất và nghiên cứu hệ vi sinh vật con người mở ra nhiều ứng dụng mới có giá trị to lớn đối với mọi mặt của đời sống con người như từ loại vi khuẩn có thể sản sinh ra điện năng hay xử lí vết nứt bê tông cho các công trình xây dựng bằng vi sinh vật.
• Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó:
- Ngành công nghiệp thực phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại rượu, bia, các sản phẩm lên men từ sữa,…
- Ngành công nghiệp dược phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại kháng sinh, kháng thể đơn dòng, vaccine, enzyme,…
- Lĩnh vực y tế với các phòng xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán bệnh, các trung tâm dịch tễ,…
- Lĩnh vực môi trường với các trung tâm xử lí ô nhiễm môi trường, tái tạo năng lượng.
→ Sự phát triển của các ngành nghề trên mở ra cơ hội nghề nghiệp cho nhiều người. Kĩ sư chế biến thực phẩm, dược sĩ, nhân viên xét nghiệm, kĩ sư môi trường, nhà dịch tễ học,… là những nghề thú vị và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Hãy nêu một số triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
Một số triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai:
- Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật để làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải.
- Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor để xử lí nước thải.
- Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột biến định hướng chỉnh sửa gene, phân lập gene.
- Sử dụng công nghệ chuyển gene để sản xuất các chế phẩm sinh học.
- Bảo quản giống vi sinh vật bằng công nghệ làm lạnh sâu.
- Lên men quy mô lớn, thu hồi sản phẩm bằng cách tăng tính đồng bộ hóa, ứng dụng công nghệ 4.0 trong kiểm soát, điều khiển quá trình lên men, tự động hóa trong các khâu.
- Thu hồi và tạo sản phẩm bằng công nghệ lọc tiếp tuyến; li tâm liên tục, siêu li tâm, công nghệ sấy phun, công nghệ tạo vi nang,…
- Sử dụng công nghệ vi sinh vật Microbiome trong sản xuất mĩ phẩm bảo vệ da.
Hãy để xuất một ý tưởng ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong tương lai có thể đem lại hiệu quả cao và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Em có thể đề xuất một ý tưởng về ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong tương lai dựa theo các triển vọng của công nghệ vi sinh vật.
Ví dụ: vi khuẩn chứa gen có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư; chế phẩm vi sinh vật có khả năng xử lý rác thải nhựa,....
1. Kể tên các phương pháp gia công cơ khí mà em đã học. E có hiểu biết gì về công nghệ in 3D, triển vọng của công nghệ này trong tương lai?
Đọc thông tin trong mục 3, hãy nêu các định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai.
Các định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai:
- Chuyển dần từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có kĩ thuật, công nghệ cao. Ứng dụng các thành tựu công nghệ để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.
- Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tạo ra sản phẩm bằng các quy trình không gây ô nhiễm, tiết kiệm nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng chất thải.
- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Tại sao trong tương lai, nền công nghiệp trên thế giới phải vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững?
Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững vì:
- Đặc điểm của công nghiệp là gắn với khoa học - công nghệ.
- Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp dựa trên các thành tựu công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại về các sản phẩm của ngành.
- Việc phát triển công nghiệp dựa trên thành tựu của công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Việc đảm bảo phát triển bền vững trong công nghiệp giúp bảo vệ môi trường, tài nguyên cho các thế hệ tương lai vì công nghiệp là ngành có tác động lớn nhất đến môi trường
Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành nghề khác?
Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật mở ra nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Quan sát hình 20.7:
a) Cho biết người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị nào?
b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp những sản phẩm gì cho phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam?
c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
a) Người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị: Quản lý nhà nước về các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ, tài nguyên và môi trường,...; viện nghiên cứu; các nhà máy
b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp:
- Các sản phẩm chế biến thực phẩm như các sản phẩm lên men, đồ uống có cồn,....
- Nguyên liệu cho chăn nuôi: các phụ gia cho thức ăn chăn nuôi, men vi sinh và các loại thuốc trong chăn nuôi.
- Nguyên liệu cho trồng trọt: phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.
- Các loại thuốc, vaccine, men vi sinh cho con người.
- Các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải, khí thải, phụ phẩm nông nghiệp.
- Các loại hóa chất, chế phẩm vi sinh cho các ngành công nghiệp.
c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt, y – dược học, môi trường, hóa chất và một số ngành công nghiệp.
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai.
Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là:
- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.
- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.