Quan sát hình 8.6 và liệt kê các thành phần cấu tạo của nhân
quan sát hình cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực,cho biết a)các thành phần trong cấu tạo tế bào? b)chức năng của thành phần đó c)chỉ ra điểm khác biệt về cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Quan sát Hình 8.3, hãy kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.
Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản:
- Gồm 3 phần chính là màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.
- Ngoài ra, tùy từng loại khác nhau mà tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như thành tế bào, vỏ nhầy, roi, lông,…
Quan sát hình 8.7 và nêu hình dạng và các thành phần cấu tạo của ti thể.
Ti thể có hình con nhộng, dài 0.5 -10 m.
Thành phần cấu tạo của ti thể: màng ngoài, màng trong, xoang gian màng, chất nền, mào, ribosome, DNA.
Quan sát hình 8.6, nêu đặc điểm khác nhau về cấu tạo của các mạch máu. Những đặc điểm cấu tạo đó phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
Loại mạch | Đặc điểm cấu tạo | Sự phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng |
Động mạch | Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn. | Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn: - Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu. - Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan. |
Tĩnh mạch | Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van. | Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch: - Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu. - Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim. |
Mao mạch | Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). | Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng. |
Quan sát hình 21.2 và cho biết các thành phần cấu tạo virus. Hãy nêu chức năng của các thành phần đó.
- Các thành phần cấu tạo virus: Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid. Một số loại virus (virus có màng bọc) có thêm thành phần là màng bọc nằm bên ngoài vỏ capsid.
- Chức năng của các thành phần cấu tạo virus:
+ Lõi nucleic acid có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.
+ Vỏ capsid có chức năng bao bọc bảo vệ virus, đồng thời, ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
+ Màng bọc có các gai glycoprotein đóng vai trò là thụ thể cho virus có màng bọc bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật
- Điểm giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:
+ Đều là tế bào nhân thực, được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (nhân hoàn chỉnh có màng nhân bao bọc).
+ Tế bào chất đều được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng.
+ Có cấu trúc phức tạp, đều có hệ thống các bào quan có màng và không có màng gồm nhân, ti thể, lưới nội chất, bộ máy Golgi, không bào, peroxisome, ribosome.
- Điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:
Tế bào thực vật | Tế bào động vật |
Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất | Không có thành cellulose bao quanh màng sinh chất |
Có lục lạp | Không có lục lạp |
Thường không có trung thể | Có trung thể |
Có không bào trung tâm lớn | Không có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ |
Không có lysosome | Có lysosome |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu | Chất dự trữ là glycogen, mỡ |
Quan sát hình 8.17, nêu các thành phần cấu tạo của bộ khung tế bào và chức năng của chúng.
- Các thành phần cấu tạo của bộ khung tế bào: Vi sợi, sợi trung gian, vi ống được cấu tạo từ các phân tử protein. Các thành phần này kết nối với nhau tạo thành mạng lưới.
- Chức năng của bộ khung tế bào: Bộ khung tế bào đóng vai trò như “bộ xương” của tế bào làm nhiệm vụ nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia sự vận động của tế bào. Ngoài ra, sợi trung gian còn có chức năng neo giữ các bào quan và vi ống tham gia vận chuyển bào quan.
Quan sát Hình 2.1 và cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử.
Các thành phần cấu tạo nên nguyên tử:
Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương
Các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân
Dựa vào Hình 2.1, thành phần cấu tạo nên nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
+ Các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh mặt trời
Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton và neutron, vỏ nguyên tử có electron.
- Quan sát Hình 6.8 và liệt kê các bộ truyền động và các cơ cấu biến đổi chuyển động trong máy may đạp chân.
- Giải thích quá trình tạo chuyển động và dẫn động để chi tiết cuối cùng là kim may thực hiện chuyển động lên xuống.
1. Các bộ truyền động và các cơ cấu biến đối chuyến động trong máy may đạp chân:
- Cơ cấu quay tay thanh lắc
- Bộ truyền động đai
- Cơ cấu quay tay thanh trượt
2. Giải thích quá trình tạo chuyển động và dẫn động để chi tiết cuối cùng là kim may thực hiện chuyển động lên xuống:
- Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.
- Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.
- Nhờ dây đai, bánh đai lớn quay làm bánh đai nhỏ quay theo dẫn đến trục máy may quay, đầu thanh truyền chuyển động tròn làm cho kim may chuyển động tịnh tiến lên xuống.
Tham khảo
* Các bộ truyền động và các cơ cấu biến đối chuyển động trong máy may đạp chân:
- Cơ cấu quay tay thanh lắc.
- Bộ truyền động đai.
- Cơ cấu quay tay thanh trượt.
* Giải thích quá trình tạo chuyển động và dẫn động để chi tiết cuối cùng là kim may thực hiện chuyển động lên xuống:
- Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.
- Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.
- Nhờ dây đai, bánh đai lớn quay làm bánh đai nhỏ quay theo dẫn đến trục máy may quay, đầu thanh truyền chuyển động tròn làm cho kim may chuyển động tịnh tiến lên xuống.