Những câu hỏi liên quan
Dương Tiến	Khánh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
22 tháng 10 2021 lúc 14:54

nó có ý nghĩa là việc học thì rất khổ cực và khó khăn nhưng thành quả của việc học tập thì rất lớn và vinh quang

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Tiến	Khánh
22 tháng 10 2021 lúc 14:55

mk nhầm . viết một bài văn nhé bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dragon Master
Xem chi tiết
anonymous
21 tháng 4 2021 lúc 10:53

Bàn về vai trò của tri thức, Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Đúng thế, tri thức rất quan trọng, là thứ mà hàng vạn hàng triệu hàng tỷ người dành cả đời để dành giụm tích lũy. Tuy nhiên làm chủ được tri thức thật sự không dễ dàng gì. Bởi thế, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’.

Vậy ta hiểu câu nói này như thế nào? "Chùm rễ đắng ở đây" chính là gốc rễ của tri thức, cụ thể là quá trình không ngừng tìm tòi, học hỏi từng ngày - một quá trình đầy gian nan và đòi hỏi những phẩm chất không phải ai cũng có. Còn "hoa quả rất ngọt ngào" lại là thành tựu là niềm hạnh phúc, niềm tự hào khi mình vượt qua quá trình học tập gian khổ ấy. Vì vậy, có thể hiểu, dẫu gian nan, khó khăn nhưng việc học và thu nhận kiến thức sẽ mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi.

Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.

Như vậy, câu nói này mang nội hàm là bài học luân lý về tri thức thật cao cả và tốt đẹp. Để có được thành công như mong muốn, con người phải luôn học tập, luôn nỗ lực. Giọt nước mắt thống khổ hôm nay sẽ là dòng lệ chan hòa hạnh phúc ngày mai. Giọt mồ hôi cay đắng sẽ đổi lấy nụ cười chiến thắng thực sự. Đó là  quá trình làm ta trở nên khác biệt, là quá trình vượt qua bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đúng thế, nếu bạn không học sẽ không biết, không hiểu, không thể hội nhập và hơn hết là không thể chung sống. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công. Người xưa có câu “Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn, bởi "người ta là hoa của đất", mỗi chúng ta đều là những phần tử của xã hội này. 

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. 

Câu nói thật đúng đắn và có tình giáo dục cao, đặc biệt là với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng tôi. Không bây giờ thì bao giờ hãy cố gắng trau dồi, tích lũy kiến thức cho mình để sau này phục vụ tương lại Tổ quốc.

Bình luận (0)
Kim Duyên
Xem chi tiết
đỗ thị hồng hạnh
17 tháng 8 2016 lúc 20:56

1.Mở bài. 
- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt được những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng không mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học… 
- Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. 

2. Thân bài. 
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ. 
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của mỗi người. 
- Con đường học tập để có được học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay). 
- Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc và lợi ích to lớn cho con người (hoa quả ngọt ngào). 
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ, chỉ có không ngại khó, không ngại khổ, con người mới có thể thành công trong học tập. 

* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ. 
- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. 
- Muốn có học vấn cao, phải nỗ lực học tập. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh… Lao động trí óc rất vất vả, phải lao tâm khổ trí. 
- Trong thực tế học tập và nghiên cứu, chúng ta thường gặp những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải dồn hết tâm huyết, sức lực để tìm hiểu, khám phá và giải quyết. Cần có thái độ kiên trì, vượt khó, thắng không kiêu, bại không nản. 
- Quá trình học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều người phải vừa lao động kiếm sống, vừa học tập. 
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập là Bác Hồ. Lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, trong khách sạn, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên, làm thợ ảnh, làm báo … Tuy phải làm rất nhiều nghề vất vả để hoạt động cách mạng, nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập nên đã đạt đến trình độ học vấn cao. 
(- Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người xung quanh, đương thời hoặc trong lịch sử để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.) 

* Mở rộng vấn đề. 
- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức. Học vấn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quí. 
- Để đạt được những điều đó, mỗi người cần cố gắng không ngừng. từ bỏ một thói xấu hoặc làm một việc tốt cũng là vượt qua khó khăn, thử thách. 
- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Thực ra, trong học tập vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học thì sự say mê làm vơi đi mệt nhọc, kết quả học tập sẽ rất khả quan. 

3. Kết bài. 
- Ai cũng muốn hái những hoa quả ngọt ngào trên cây học vấn. Nhưng nó chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ đắng cay. 
- Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải tự trang bị cho mình tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường học tập

Bình luận (0)
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
huyen ung hoa quan ung h...
Xem chi tiết
Thảo Phương
21 tháng 7 2018 lúc 19:58

Gợi ý:a) ý nghĩa của câu NN
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- con đường đi tới học vấn luôn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay )
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người (quả ngọt)
- Phải nhìn thấy cả 2 mặt của vẫn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b) Khẳng định chân lí của câu NN
- có học vấn thì con ngưòi mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, và nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn thì phải không ngừng nỗ lực. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh ... Tưq duy con người phải hoạt động căng thẳng. lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế, học tập và nghiên cứu , chúng ta thường gặp ngững vấn đề phức tạp, đòi hỏi một tinh thần cố gắng liên tục, phải tranh thủ thời gian, dồn hết tâm huyết.... Thăng ko kiêu, bại không nản
- Xưa nay, nhiều ngưòi vừa lao đọng kiếm sống vừa học tập. Môt tấm gương tiêu biểu là Bác Hồ (cái này tự phân tích nha bạn)
- Lấy thêm dẫn chứng
c) Mở rộng và nâng cao:
- ko nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mọi mặt kiến thức. học vấn bao gồm cả việc rèn luyệ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách...
- để đạt được điều đó, ta phải cố gắng rất nhiều....
- không phải lúc nào quá trình học tập cũng cứ mệt nhọc là lo vui, nhiều lúc niềm say mê sẽ giúp ta quên đi mệt nhọc...

Bình luận (0)
quốc ánh
3 tháng 3 2023 lúc 21:03

hong làm mà đòi có ăn thì ăn buồi đầu với đồn lầu đi .Hỏi cc

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Cẩm Ly
Xem chi tiết
đẹp zaii kem
7 tháng 5 2023 lúc 21:01

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.

Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.

Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.

Chúc bạn thi tốt!

Bình luận (0)
Kim Taehyung
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
2 tháng 1 2020 lúc 15:08

Tham khảo bài em nek chị

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
2 tháng 1 2020 lúc 15:18

trả lời:

https://vndoc.com/nghi-luan-ve-cau-ngan-ngu-hi-lap-cai-re-cua-hoc-hanh-thi-cay-dang-nhung-qua-cua-no-thi-ngot-ngao/download

chị vào link trên và tham khảo nha

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Tài Bảo Châu
2 tháng 1 2020 lúc 15:19

Kim Taehyung             

Vào thống kê hỏi đáp của bạn í nhé sẽ  thấy ảnh ❤Châu 's ngốc❤(N♥C)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Thị Thanh Loan
Xem chi tiết

theo mk thì làm đoạn văn

Bình luận (1)

TK#

Nếu gặp bài này bạn làm thành bài văn nhé!!!

Trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều có những tài năng xuất chúng. Những học giả uyên bác đã cống hiến nhiều phát minh sáng kiến, nhiều công trình khoa học đem lại lợi ích to lớn, làm thay đổi bộ mặt thế giới và cuộc sống vật chất, tinh thần của loài người.

Tài năng của các nhà bác học như Ga-li-lê, Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh’ xtanh, Ê-đi-xơn, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp… được mọi người công nhận và ngưỡng mộ, nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những tên tuổi khoa học lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy con người muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường lại là tương lai đầy ánh sáng. Bàn về vấn để này, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Trước hết, chúng ta phải hiểu học vấn là gì và học vấn có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người.

Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của từng cá nhân. Học vấn được nâng cao dần dần qua từng cấp học và quá trình tự học trong suốt cả cuộc đời. Học vấn của một người không chỉ hận chế ở một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng rạ nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ngạn ngữ cổ có câu: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người, ông cha ta xưa đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (Không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Có học vấn, con người mới cỏ khả năng làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở học vấn, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

 

Muốn có học vấn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện và phấn đấu. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan điểm sống đúng đắn là phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Pônggoăng đến người lao công quét tuyết trong công viên Luân Đôn,… Bác đã trải qua những gian nan cùng cực để thử thách, rèn luyện ý chí, mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá và lịch sử nhân loại. Từ đó, Bác rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nước ta.

Những nhà nông học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân… suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học để tai tạo ra các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng suất cao để cải thiện đời sống nông dân. Các ông đã góp phần (đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trôn thế giới.

Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong 1 cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó của bao Học trò giỏi – hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính đáng quý là cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách, luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học… để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ tài cao của đất nước trong thời đại mới.

Việc học hành vô cùng quan trọng vì nó chỉ phối và tác động rất lớn đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lạì cho cuộc sống.

Bình luận (0)
minh nguyet
4 tháng 4 2021 lúc 14:38

Theo chị, những dạng nghị luận này em nên làm theo form của 1 bài văn thì mới có thể diễn đạt hết ý được:

Em tham khảo dàn ý để có thể tự viết nhé:

I. MB:

- Loài người ngày nay phát triển lớn mạnh như vậy là nhờ quá trình tích lũy, tìm tòi tri thức

- Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: ""học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào"

II. TB:

- "Chùm rễ đắng cay" ở đây là nói về quãng đường vất vả, khó khăn trong học tập

- "Hoa quả ngọt ngào" là những thành công mà chúng ta đạt được sau quá trình tìm tòi nghiên cứu đầy vất vả ấy

- Ý nghĩa câu ngạn ngữ: con đường học vấn không bao giờ là dễ dàng, ở đó bao vất vả gian lao đang đón chờ ta nhưng thành quả mà nó đem lại là vô cùng lớn lao và hạnh phúc

- Nếu ta không chịu học hành thì con đường đến với thành công của chúng ta là vô cùng gian khổ thậm chí là không thể tới đích

- Tầm quan trọng của học vấn là vô cùng lớn: khi sinh ra ta đã phải học để biết quy luật của tự nhiên, của xã hội. Và muốn làm việc gì thì chúng ta đều phải học

- Con đường học vấn là khó khăn chông gai bởi nó đã tích lũy kinh nghiệm, kiến thức của mấy nghìn năm lịch sử mà trí tuệ con người lại có hạn

- Trong quá trình học ta phải biết cần cù, nhẫn nại và có phương pháp học tập đúng đắn

- Khi thất bại thì phải biết đứng lên làm lại từ đầu và lấy nó làm bài học để không mắc sai lầm nữa

- Nước ta là một đất nước truyền thống hiếu học: Bác Hồ tự học nhiều thứ tiếng nước ngoài, Nguyễn NGọc Ký bị cụt tay nhưng đã tập viết bằng chân và trở thành thầy giáo

III. kB:

- Câu ngạn ngữ giúp chúng ta biết tin vào tương lai tươi sáng, khuyên chúng ta cố gắng học hành rồi sẽ đạt được kết quả xứng đáng

Bình luận (0)
yến hải
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 11 2017 lúc 20:00

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

Bình luận (0)
Tâm Trà
9 tháng 11 2018 lúc 9:07

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

Bình luận (0)