Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Nguyên nhân hình thành thủy triều: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

- Vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất:

+ Khi triều cường: Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng.

+ Khi triều kém: Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất vuông góc.

Nguyễn Văn Tươi
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
7 tháng 11 2023 lúc 9:26

- Hiện tượng thủy triều:

+ Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

+ Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

+ Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.

- Ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:

+ Khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất: trăng tròn hoặc không trăng.

+ Khi dao động thủy triều có biên độ nhỏ nhất: trăng khuyết.

Lê Ngọc Phúc
Xem chi tiết
Đỗ Văn Toàn
Xem chi tiết
Thị Thư Nguyễn
7 tháng 10 2021 lúc 18:10

A

Đỗ Văn Toàn
Xem chi tiết

A

Thị Thư Nguyễn
7 tháng 10 2021 lúc 18:14

A Thủy triều đen

Collest Bacon
7 tháng 10 2021 lúc 19:51

Câu: 21 Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng:

   A. Thủy triều đen.

   B. Thủy triều đỏ.

   C. Triều cường.

   D. Triều kém.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:27

Tham khảo
1.

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
2.

Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11. Cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
3.

Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

- Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 0:21

THAM KHẢO:

- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình. Chính vì vậy, tiềm năng triển vọng năng lượng điện gió của nước ta là rất lớn.

- Bên cạnh nguồn năng lượng, gió nước ta còn có nguồn năng lượng thủy triều ổn định. Hai khu vực có tiềm năng năng lượng thủy triều có thể xây dựng được các nhà máy điện để phục vụ cho hoạt động sản xuất là:

+ Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) đến Thanh Hóa.

+ Khu vực từ Mũi Ba Kiệm (Bình Thuận) đến Cà Mau.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 9 2018 lúc 17:01

- Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày thuỷ triều: Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất.

- Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày thuỷ triều kém: Mặt Trăng nằm thẳng góc với Mặt Trời và Trái Đất.