Quan niệm về chí làm trai của người xưa
Đề 1: Quan niệm về chí làm trai trong bài thơ tỏ lòng. Tác dụng của nó trong xã hội ấy.
Tham khảo
Thể hiện qua quan niệm, nhận thức về món nợ công danh của kẻ làm trai. -Nợ công danh: + Quan niệm công danh này xuất phát từ quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: phải ở giữa cuộc đời này, dốc hết tâm sức để giúp dân, giúp đời. + Xuất phát từ tinh thần của thời đại. =>Hình thành lí tưởng sống của những trang nam nhi trong xã hội đương thời: phải lập công danh (công: sự nghiệp lớn lao, danh: để tiếng thơm của mình lưu truyền muôn đời). Quan niệm này được nhắc đến nhiều lần trong thơ ca xưa nay: Làm trai cho đáng nên trai Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng Khi chí làm trai không rõ ràng sẽ có những câu ca phê phán Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng Chồng người đánh bắc dẹp đông Chồng em ngồi bếp sờ lông con mèo Trong thơ của các nhà thơ trung đại cũng nói đến chí làm trai Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bến bể Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông -Nợ công danh đặt trong hoàn cảnh đương thời, khi Phạm Ngũ Lão viết bài thơ này: Đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, đây là lúc những kẻ làm trai thể hiện chí lớn, để trả món nợ công danh. Món nợ công danh càng bị hối thúc. -> Tự mình phải nhắc nhở mình trả món nợ công danh này: từ bỏ lối sống ích kỉ, xông pha trận mạc để cứu nước, cứu dân. => Món nợ công danh trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại, vừa mang tinh thần dân tộc. => Chính vì thế nó luôn luôn canh cánh trong cõi lòng Phạm Ngũ Lão 2.2.Nhân cách lớn lao: Thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ Hầu - Vũ Hầu: Gia Cát Lượng – vị quân sư nổi tiếng, nhân vật lịch sử lỗi lạc, một bề tôi trung thành giúp Lưu Bị làm nên những chiến công oanh liệt để xây dựng và giữ vững nước Thục. ->Nỗi thẹn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão. + Ý chí, nỗ lực muốn theo gương người xưa để lập công danh cho xứng tầm. + Chí lớn mong muốn mình có những chiến công sánh ngang những nhân vật lịch sử lỗi lạc. =>Nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước. 3.Chí làm trai trong xã hội hiện nay -Có nhiều thanh niên biết xây dựng lí tưởng sống, mục đích sống, có ước mơ, hoài bão Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội -Bên cạnh đó có những người vẫn sống ý lại, thiếu nghị lực Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội
Viết đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) viết về quan niệm " Chí làm trai" của cụ Phan Châu Trinh trong 2 câu thơ sau:
" Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lỡ núi non." (Đập đá ở Côn Lôn)
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có nói đến "chí làm trai" theo em chí làm trai mà tác giả nói đến là gì? So sánh với quan niệm đó với nhà thơ Phan Bội Châu trong văn bản vào Nhà ngục Quảng Đông cảm tác
quan niệm “chí làm trai” trong ca dao dân ca, thơ ca Trung đại và thơ ca yêu nước đầu thế kỉ XX.
help:<
Câu 7: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” có nói đến “chí làm trai”. Theo em “chí làm trai” mà tác giả nói đến là gì? So sánh với quan niệm đó với nhà thơ Phan Bội Châu trong văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?
em cần giúp làm câu này ạ.
Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
Dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ, chú ý tìm hiểu các vấn đề sau:
-Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.
-Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.
-Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
-Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.
Anh chị hãy bình luận quan niệm về chí làm trai được tác giả Phan Bội Châu thể hiện trong bài thơ “Xuất dương lưu biệt”.Từ đó, hãy bàn luận mở rộng vai trò của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay
Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong làm dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?
- Người có chí anh hùng là người có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức phò vua giúp nước, giúp đời. Ngoài ra còn phải đem tài năng của mình thi thố với thiên hạ, làm nên công danh sự nghiệp, để lại tấm lòng son trong sử sách.
Người xưa có câu : “Đàn bà chớ kể Thúy Vân. Thúy Kiều” . Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.
1. Mở bài
- Giới thiệu nguyên văn câu nói:
" Đàn ông chớ kể Phan, Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
- Một quan niệm cổ hủ của xã hội phong kiến thời xưa.
- Phân tích nét đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều để phản biện nhận định sai lầm đó.
2. Thân bài
∗ Quan niệm đạo đức của xã hội phong kiến theo các nhà nho xưa:
- Lễ giáo phong kiến của xã hội bấy giờ chèn ép, trói buộc quyền con người nhất là phụ nữ.
- Đàn bà phải giữ “tam cương ngũ thường”, “công dung ngôn hạnh”...
∗ Theo các nhà nho Thúy Vân, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến:
- Tự do yêu đương, thề non hẹn biển, một mình đi khuya, tự đánh ước nhân duyên là điều tối kị trong xã hội phong kiến...
- Là gái lầu xanh...
- Không được lấy nhiều chồng, coi trọng trinh tiết.
→ Quan niệm trên đúng, nhưng phiến diện, không cảm thông thân phận của Thúy Vân, Thúy Kiều.
∗ Nhận định quan điểm đó:
- Đó là cách đánh giá sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn nhận sự việc, con người một cách phiến diện.
- Phân tích nhân cách của Thúy Kiều, Thúy Vân:
+ Là một người con gái tài sắc vẹn toàn, đức hạnh...
+ Lòng hiếu thảo....(dẫn chứng thơ....).
+ Tấm lòng thủy chung....( dẫn chứng thơ phân tích làm nổi bật lên nét đẹp tâm hồn...).
+ Tình yêu cao thượng, hai lần vô lầu xanh nhưng vẫn thủy chung vẹn tình với Kim Trọng nên buộc tội nàng không đoan chính là sai.....
+ Ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình dù sống trong chốn bùn nhơ vì nghịch cảnh số phận...
- Cuộc đời lưu lạc, đau khổ của nàng là do xã hội phong kiến tàn bạo tạo ra.
- Hồng nhan bạc mệnh.
∗ Nhận xét khi đọc tác phẩm:
- Biết được sự tàn bạo của xã hội phong kiến thời bấy giờ, cướp đi quyền sống của con người nhất là đối với phụ nữ.
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Nhân cách Thúy Vân, Thúy Kiều vẫn sáng ngời dù đã trải qua biết bao bể dâu.
3. Kết bài
- Khẳng định lại quan điểm trên là sai lầm, phiến diện.
- Thúy Vân, Thúy Kiều là nạn nhân của xã hội phong kiến tàn bạo, cướp đi quyền sống của con người.
- Khẳng định lại tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du, nhân cách của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.