Chỉ ra mối ghép động trên xe đạp? (Giữa chi tiết nào với chi tiết nào)
GIÚP MÌNH ZỚI
Chỉ ra mối ghép động trên xe đạp? (Giữa chi tiết nào với chi tiết nào
Các bạn chỉ mình với
Câu 34: Thế nào là mối ghép động ?
A. Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau
B. Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tự do với nhau
C. Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt với nhau.
D. Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.
Câu 35: Bản lề cửa là ứng dụng của khớp nào?
A. Khớp cầu B. Khớp vít
C. Khớp tịnh tiến D. Khớp quay
Câu 8: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép cố định: Pít tong-xilanh, Sống trượt –rãnh trượt, Mối ghép bulong, Mối ghép bản lề
Câu 9: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng chung: Bu long, Kim máy khâu, Khung xe đạp, Trục khuỷu, Bánh răng, Lò xo
Câu 10: Nêu đặc điểm của mối ghép bằng đinh tán.
Câu 11: Nêu cấu tạo của Bộ truyền động xích. Viết công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động xích
- Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i
- Hãy cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Vì sao?
Câu 12: Nêu công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động ma sát.
- Một máy bơm hơi có đường kính bánh dẫn 80 mm , tỉ số truyền i=2. Tính đường kính bánh bị dẫn?
- Hãy cho biết bánh nào quay nhanh hơn? Vì sao?
Quan sát chiếc xe đạp hãy chỉ ra những chi tiết nào thuộc nhóm có công dung chung và nhóm có công dụng riêng.
Các bạn giúp mình với nhé mình cảm ơn!!!!!
Có thể nói từ khi ra đời tới nay, chiếc xe đạp đã được con người cải tiến rất nhiều về cấu tạo cũng như những tính năng của nó. Từ những chiếc xe đạp đầu tiên chỉ phục vụ mục đích đi lại là chính, thì ngày nay chiếc xe đạp không những phục vụ đi lại, mà nó còn là một phương tiện thi đấu thể thao, giải trí...
So với thiết kế sơ khai cách đây hơn 200 năm, thì chiếc xe đạp ngày nay đã có sự thay đổi rõ rệt về cấu tạo. Chiếc xe đạp đầu tiên của loài người có cấu tạo khá đơn giản, chỉ gồm có hai chiếc bánh xe và khung xe; toàn bộ đều được làm bằng gỗ.
Ngày nay, xe đạp tuy rằng có rất nhiều kiểu dáng khác nhau, được sử dụng với những mục đích khác nhau nhưng chúng vẫn có một số điểm chung về cấu tạo và nguyên lý truyền động.
Phân chia theo công dụng thì xe đạp bao gồm những bộ phận chính sau:
a. Hệ thống truyền lực gồm: Bàn đạp (pê-đan) (1), đùi, trục giữa (2), đĩa (3), xích (4), líp (5).
Líp xe đạp nhận truyền động từ xích và chuyển đến bánh sau của xe, làm bánh xe quay và chỉ quay theo chiều thuận. Nhờ có líp, người đi xe không cần đạp bàn đạp liên tục mà bánh xe vẫn chuyển động về phía trước theo quán tính.
Líp gồm hai bộ phận chính là: vành và cốt:
Vành líp (1) có răng ở phía ngoài và trong. Răng ngoài để ăn khớp với xích, răng trong có dạng răng cưa nghiêng về một phía ăn khớp với cá líp (2) là một lưỡi thép nhỏ.
Cốt líp (3) có hai rãnh để đặt hai cá líp, trong mỗi rãnh có một lò xo nhỏ hoặc một cái lẫy làm bằng sợi thép nhỏ có tính đàn hồi (gọi là râu tôm) luôn tì vào cá. Cốt líp lắp chặt với moay-ơ bánh sau bằng ren. Bình thường, đầu nhọn của cá líp quay theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ) nhờ bộ phận truyền động xích. Trong khi đó, lò xo đẩy cá líp lên làm răng trong vành líp mắc vào cá líp kéo cốt líp quay theo cùng chiều với vành của líp, làm bánh xe quay theo.
Khi đang đi xe, nếu ta không đạp bàn đạp, vành líp không quay, theo quán tính bánh xe vẫn lăn về phía trước, cốt líp cùng cá líp quay theo chiều kim đồng hồ, khi quay cá líp trượt trên răng trong của vành líp, ép lò xo xuống, đồng thời phát ra tiếng kêu “tạch tạch”.
Khi xe đang đứng yên, nếu ta quay đùi đĩa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ làm răng trong trượt lên cá líp nên cốt líp không quay được, do đó bánh xe không quay. Bởi vậy líp được gọi là khớp quay một chiều.
b. Hệ thống chuyển động: Bánh xe (trước và sau) (6). Bánh xe gồm: trục, moay-ơ, nam hoa, vành, săm, lốp.
- Trục được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi.
- Moay- ơ thường làm bằng thép, được liên kết với vành bánh xe bằng nan hoa.
- Nan hoa làm bằng thép.
- Vành bánh xe làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, có đường kính thông thường là 650mm.
- Săm, lốp được chế tạo từ cao su tổng hợp giúp tăng độ êm cho xe trong quá trình chuyển động.
Hệ thống truyền lực và chuyển động có tác dụng truyền lực và truyền động. Khi chúng ta đạp bàn đạp, lực truyền qua đùi xe làm trục giữa quay, đĩa quay kéo xích chuyển động, xích kéo líp cùng bánh sau quay (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc truyền động như sau: Lực từ chân người đạp -> bàn đạp -> đùi xe -> trục giữa -> đĩa -> xích -> líp -> bánh xe sau -> xe chuyển động.
Chuyển động được truyền từ trục tới xích, líp nhờ sự ăn khớp giữa các mắt xích và răng trên đĩa, líp nên được gọi là truyền động xích. Vận tốc của xe đạp ngoài sự phụ thuộc vào tốc độ đạp của người đi xe còn phụ thuộc vào tỉ số truyền của bộ truyền động xích..
Tỷ số truyền này được tính theo công thức sau:
Trong đó:
D1: đường kính của đĩa (mm)
Z1: số răng của đĩa
n1: tốc độ quay của đĩa (vòng/phút)
D2: đường kính của líp (mm)
Z2: số răng của líp
n2: tốc độ quay của líp (vòng/phút)
Tốc độ quay của đĩa n1 phụ thuộc vào tốc độ đạp chân nhanh hay chậm của người đi xe. Tốc độ của xe phụ thuộc vào tốc độ quay của bánh xe sau (tốc độ quay của líp) n2. Như vậy, với một tốc độ quay n1 của đĩa, chúng ta có thể có nhiều tốc độ quay n2 của bánh xe khác nhau nhờ việc thay đổi đường kính D1 (thay đổi số răng Z1) hoặc D2 (thay đổi số răng Z2).
Tỉ số truyền i>1 nghĩa là: khi tốc độ quay của đĩa là n1 thì bánh xe quay nhanh hơn i lần (n2=i.n1). Tuy nhiên, nếu thiết kế tỉ số truyền càng lớn thì lực đạp lên bàn đạp càng lớn. Do vậy, tỉ số truyền không được quá lớn. Căn cứ vào tốc độ tối đa có thể đạt được của xe đạp mà người ta thiết kế tỉ số truyền sao cho phù hợp với mục đích sử dụng, ta có thể thấy rất rõ điều này trong các loại xe đạp địa hình.
c. Hệ thống lái gồm: Tay lái (ghi đông) (7), cổ phuốc (8). Hệ thống lái giúp chúng ta có thể điều khiển xe một cách nhẹ nhàng và dễ dàng nhất có thể khi muốn chuyển hướng. Bánh xe trước làm nhiệm vụ dẫn hướng, hướng chuyển động của xe phụ thuộc vào hướng chuyển động của bánh xe trước, do người điều khiển bẻ tay lái (ghi - đông) sang phải hoặc sang trái. Nguyên tắc truyền động như sau: Tay người đi xe -> tay lái của xe (ghi- đông) -> cổ phuốc -> càng trước -> bánh xe trước -> hướng chuyển động của xe.
d. Hệ thống phanhh gồm: tay phanh (9), dây phanh (10), cụm má phanh (11). Đây là một phát minh lớn giúp người điều khiển xe đạp làm chủ vận tốc khi di chuyển trên đường để có được sự an toàn tối thiểu khi điều khiển xe.
e. Khung chịu lực (12): Trước kia khung xe được cấu tạo bằng vật liệu gỗ, nhưng ngày nay khung xe đã được thay thế bởi vật liệu thép. Vì ưu điểm của vật liệu thép là có độ cứng, độ bền và tuổi tho cao hơn so với khung gỗ. Khung xe chính là xương sống của xe đạp, liên kết toàn bộ các bộ phận khác lại với nhau thành một khối thống nhất.
f. Yên xe (13): giúp cho người điều khiển xe đạp có được vị trí thoải mái và hợp lý nhất.
Ngoài ra xe đạp còn có các bộ phận khác như: chắn bùn, chắn xích, chuông, đèn… và một chi tiết tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong xe đạp đó là ổ bi.
Ổ bi dùng để giảm ma sát giữa các chi tiết có chuyển động quay tròn tương đối với nhau như: moay-ơ với trục bánh trước, trục bánh sau…
Cấu tạo của ổ bi gồm: nồi, bi, côn. Côn được lắp vào trục (hoặc được chế tạo liền trục như ở trục giữa). Nồi lắp và moay-ơ. Khi làm việc, bi lăn giữa nồi và côn. Ổ bi được lắp giữa trục bánh xe và moay-ơ.
Nếu không có ổ bi, khi quay moay-ơ sẽ cọ xát lên trục gây ma sát lớn, nhiệt độ tại mối ghép tăng làm cho chi tiết bị mài mòn nhanh.
chi tiết máy là gì? chi tiết máy được ghép với nhau như thế nào? lập sơ đồ phân loại mối ghép, khớp nối. lấy ví dụ để minh họa các loại mối ghép
Câu 2:
a. Chi tiết máy là gì? Được chia làm mấy nhóm? Cho ví dụ?
b. Thế nào là mối ghép cố định? Có những loại mối ghép cố định nào? Cho ví dụ với mối loại?
c. Thế nào là mối ghép động? Liệt kê tên các mối ghép động thuộc khớp tịnh tiến?
Câu 2 :
a) Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
*Gồm 2 loại :
- Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng
- Chi tiết máy có công dụng riêng:khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu
b)Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Khác biệt:
Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.
Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.
c)
Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau
Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.
Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu
Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp các đăng…..
Câu 2 :
a) Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
*Gồm 2 loại :
- Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng
- Chi tiết máy có công dụng riêng:khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu
b)Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Khác biệt:
Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.
Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.
c)
Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau
Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.
Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu
Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp các đăng…..
Cần gấp!!
Câu 7 Trong các phần tử sau phần tử nào không phải là chi tiết máy
A.Bánh xe B.Côn xe C.Bu lông D. Đinh vít
Câu 8 Trong các mối ghép sau mối ghép nào không phải là mối ghép động
A.Pit tông- xy lanh B.Sống trượt- rãnh trượt C.Gương xe máy- giá D.Vành-bánh xe
Câu 11: Bộ truyền động đai thuộc bộ truyền động nào?
A. Bộ truyền động ăn khớp
B. Bộ truyền động ma sát
C. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
D. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
Cần gấp!!!
1 Trình bày các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
2 sự khác nhau cơ bản của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại ;kim loại đen và kim loại màu
3 các biện pháp an toàn khi cưa , dũa
4 tư thế và các thao tác cơ bản khi cưa
5 cách cầm dũa và thao tác cơ bản khi dũa
6 chi tiết máy là gì ? dấu hiệu nhận biết chi tiết máy ?
7 xích xe đạp và ổ bi có phải là chi tiết máy hay không? Vì sao? tại sao chiếc máy gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?
8 Thế nào là mối ghép cố định? Phân loại mối ghép cố định? thế nào là mối ghép động?
9 Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh ? Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng hàn
10 Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán? Nêu sự khác nhau giữa mối ghép bằng then và mối ghép bằng chốt?
11 Kể tên các mối ghép động? Nêu cấu tạo , đặc điểm và cho ví dụ?
12 Mảnh vỡ máy có phải là chi tiết máy hay không ? Vì sao?
Chi tiết nào sau đây không có trong mối ghép đinh vít?
A. Đinh vít
B. Vòng đệm
C. Chi tiết 1
D. Chi tiết 2