Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 12 2017 lúc 15:10

Đoạn trích có bố cục cân đối, hợp lí

- Mặc dù không thật rõ ràng, nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần (mở đầu, diễn biến, kết thúc

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình như những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép…

    + Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi tả có tính chấm phá

→ Nguyễn Du cho thấy nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, tài hoa

28 Lê Đăng Quang 9a2
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 10 2021 lúc 8:43

Đoạn trích nào em?

Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Lê Thế Hoàng
18 tháng 5 2021 lúc 0:10

1) Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh vật để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên không chỉ là bức tranh tả cảnh mà còn là bức tranh tả tâm trạng.

2)                                                Buồn trông cửa bể chiều hôm,

                                          Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

                                                 Buồn trông ngọn nước mới xa,

                                          Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

                                               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

                                        Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

                                              Buồn trông gió cuốn mặt dềnh, 

                                       Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

                                       

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 10:20

1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.

2. Chép thuộc những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (tám câu cuối).

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Dũng
9 tháng 10 2021 lúc 17:49

1)- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật mượn khung cảnh để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên  mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.

2)

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

 

 

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 8 2017 lúc 15:36

Nghệ thuật Truyện Kiều:

- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại

- Ngôn ngữ văn họ dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ

- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người

Ducduy Pha
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 11 2021 lúc 20:16

Em tham khảo:

Bút pháp miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
lethua
31 tháng 8 2021 lúc 19:28

Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết

Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân.

Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân. Với vài nét châm phá, mùa xuân hiện lên tươi đẹp, trong sáng.

Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui. Hình ảnh con người vui vẻ, chen nhau đi dự hội đạp thanh. Bằng hàng loạt tính từ, động từ, danh từ, kết hợp với nhịp đôi, tác giả đã tạo được không khí vui tươi của ngày hội.

 Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, hai chị em Thuý Kiều tha thẩn ra về. Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của hai chị em dường như hoà trong không gian êm đềm, lắng đọng của buổi chiều tà ấy..

Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Tả cảnh mà gợi tình, gợi những tâm trạng của con người trước bức tranh thiên nhiên

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Bích Vy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 7 2017 lúc 16:40

a. Mở bài.

Giới thiệu về nội dung- vị trí đoạn trích. Khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác giả.

b.Thân Bài.

* Giới thiệu: Màn kịch vấn danh.

- Trong lễ vấn danh Mã Giám Sinh xuất hiện là một sinh viên trường Quốc tử Giám đến hỏi Kiều làm vợ.

   + Giới thiệu: là người viễn khách – khách phương xa

   + Quê “Huyện lâm Thanh cũng gần. Họ tên không rõ ràng.

   + Tuổi ngoại tứ tuần.

   + Diện mạo: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao → chải chuốt, trai lơ.

Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh. Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần → cộc lốc

   + Cử chỉ hành vi: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng → sỗ sàng, thô lỗ, kệch cỡm.

Tóm lại: Tác giả để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Nhân vật Mã Giám Sinh đã phơi bày chân tướng – Một con buôn vô học.

* Màn mua bán. ( Dẫn chứng, Phân tích)

- Gặp Kiều: nhìn, ngắm, cân đo, xoay lên đặt xuống coi Kiều như một món hàng ngoài chợ, khi bằng lòng : mặc cả “cò kè” → bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện, bẩn thỉu

→ Hình thức là một lễ vấn danh nhưng thực chất lại là cuộc buôn thịt bán ng-ười, trắng trợn bỉ ổi. Từ việc mua bán đề cập tới một hiên thực: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người dễ dàng như mua một món đồ ngoài chợ.

* Thúy Kiều với nỗi đau đầu đời.

- Tâm trạng đau khổ ê chề, nỗi đau khổ tột cùng nhưng vẫn không làm suy giảm vẻ trang đài của nàng.Thấy được sự cảm thông, lòng yêu thương sâu sắc của tác giả với số phận nhân vật của mình.( Dẫn chứng, Phân tich)

c. Kết bài.

- Bằng ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật, đoạn trích khắc hoạ chân tướng Mã Giám sinh - Tên buôn thịt bán người giả dối đểu cáng, trơ trẽn qua nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện đặc sắc của tác giả. Đó cũng là tiếng nói cảm thông chia sẻ - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du với cuộc đời, với con người trong xã hội xưa.

Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Trịnh Thị Ngọc Yến
Xem chi tiết