Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Bảo Khanh
Xem chi tiết
Trần Khai Phong
17 tháng 5 2016 lúc 19:51

câu 1

Những cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

câu2

ngô quyền là người biết nấy yếu thắng mạnh đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa
Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.



 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 11:02

Tham khảo:

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
Khẳng định khả năng, vai trò của phụ nữ trong đấu tranh
2. Khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.
3. Khởi nghĩa Lý Bí 

Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền bỉ.
Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc.
Bước khẵng đinh được sự trưởng thành của ý thức dân tộc 
4. Khởi nghĩa Phùng Hưng

Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược.
Thể hiện ý chí quật cường, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của nhân dân ta.
Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:54

Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta sau khi bị phương Bắc đô hộ nghìn năm.

Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Trần Nam Dương
25 tháng 2 2021 lúc 20:45

0989201858

Khách vãng lai đã xóa
thuong nguyen
Xem chi tiết

Tham khảo :

Bài tập 2 :

* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:

- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

Bài tập 3 :

Sự kiến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền chứng tỏ thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống các triều đại phong kiến phương Bắc giành được độc lập dân tộc .

bé đây thích chơi
24 tháng 5 2021 lúc 14:14

Tk

CÂU 2

* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:

- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

câu 3

- Khởi nghĩa hai bà trưng

ʚƘεŋşɦїŋ ℌїɱʉɾαɞ‏
24 tháng 5 2021 lúc 14:17

BT2 * Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:

- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc ta

BT3 Sự kiện : Năm 938 ,chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới  sự lãnh đạo của Ngô Quyền chứng tỏ thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống các triều đại phong kiến phương Bắc giành được độc lập dân tộc

THÁI LỢI
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Dư
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
18 tháng 2 2022 lúc 14:45

Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định

Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tỉnh Nam Định có tiềm năng, lợi thế rất lớn chưa được khai thác hết cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là: Lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo cơ bản, có chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới được đầu tư khá đồng bộ, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi đến thủ đô Hà Nội cũng như cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chỉ còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Hạ tầng điện lực có công suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn sẵn sàng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vùng kinh tế biển của tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị. Tỉnh luôn đảm bảo an ninh, an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Đào Hải Yến
26 tháng 11 2023 lúc 14:02

Khó quá không làm được

 

Jennifer Cute
Xem chi tiết
Minh Nhân
23 tháng 2 2021 lúc 21:19

Em tham khảo nhé !!

Câu 1 : 

- Quy mô: rộng lớn, cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

- Số lượng: nhiều, nổ ra liên tục.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả: một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. Tuy nhiên, sau đó đều bị chính quyền đô hộ đàn áp.

Câu 2 : 

* Hai Bà Trưng:

- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

* Lý Bí:

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

* Triệu Quang Phục:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

* Khúc Thừa Dụ:

- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

* Ngô Quyền:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Ngô Thị Kiều Uyên
8 tháng 3 2022 lúc 14:56

Câu 1 : 

- Quy mô: rộng lớn, cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

- Số lượng: nhiều, nổ ra liên tục.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả: một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. Tuy nhiên, sau đó đều bị chính quyền đô hộ đàn áp.

Câu 2 : 

* Hai Bà Trưng:

- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

* Lý Bí:

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

* Triệu Quang Phục:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

* Khúc Thừa Dụ:

- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

* Ngô Quyền:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Minh Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Hồ
8 tháng 12 2018 lúc 9:16

Đế chế Tần thành lập là kết quả tất yếu của một tiến trình lịch sử lâu dài và phức tạp, đánh dấu một bước phát triển mới của lịch sử Trung Quốc với sự xác lập chế độ quân chủ tập quyền mạnh. Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước kết thúc cục diện “thất hùng” thời Chiến quốc, thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Vua Tần là Doanh Chính tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế, thiết lập một nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.

Về mặt đối nội, nhà Tần thi hành một số chính sách tích cực nhằm phát triển nông nghiệp, mở mang công thương nghiệp, thống nhất văn tự, thống nhất tiền tệ và thống nhất đơn vị đo lường, chứng tỏ những bước tiến lớn của lịch sử Trung Quốc. Nhưng chế độ nhà Tần là một chế độ chuyên chế bạo ngược

Về mặt đối ngoại, nhà Tần mở những cuộc chiến tranh chinh phục đại quy mô, bành trướng mạnh mẽ về phía bắc và chủ yếu là về phía nam, lập thành một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 215-215 TCN, Tần Thủy Hoàng sai quân đánh người Hung Nô, chiếm đất phía nam Hà Sào. Trên cơ sở những đoạn thành của 3 nước Tần, Yên, Triệu trước đây, nhà Tần nối liền và đắp thêm thành một bức trường thành mới, dài 5.000 dặm chạy dài từ Lâm Thao ở phía tây đến Liêu Đông ở phía Đông. Đó là Vạn lý trường thành nổi tiếng của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự tiến công của Hung Nô, bảo vệ biên cương phía bắc của đế chế nhà Tần.

Về phía nam, kế tục và phát triển chủ trương “bình Bách Việt” của nước Sở trước đây, Tần Thủy Hoàng phái 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía nam Trường Giang.

Theo các cứ liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, có thể tạm xác định: nhà Tần phát binh bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt vào năm 218 TCN.

Theo Hoài Nam Tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo quân, trong đó đạo thứ nhất đóng ở đèo Đàm Thanh và đạo thứ hai đóng ở ải Cửu Nghi cùng tiến vào đất Quảng Tây là đại bàn của nhóm Tây Âu (hay Âu Việt). Thuyền tải lương của quân Tần tất ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh chảy vào hồ Động Đình. Nhưng đến đầu nguồn sông Tương thì không có đường thủy để chuyển sang sông Ly tức sông Quế, vào nội địa Quảng Tây. Vì vậy, Đồ Thư sai Giám Lộc “lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương” (Hoài Nam Tử). Đó là Lĩnh Cừ hay kênh Hưng An nối liền sông Tương với sông Ly, hiện nay vẫn còn. Lộc vốn là người gốc Việt giữ chức ngự sử giám của nhà Tần. Lộc am hiểu địa hình vùng Lĩnh Nam, lại giỏi về sông nước nên Đồ Thư giao cho phụ trách công việc vận chuyển lương thực và khai Linh Cừ để mở thông đường thủy từ sông Tương vào sông Ly.

Trong 3 năm (218 – 215 TCN) kể từ khi xuất quân, quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với cuộc chiến đấu của người Việt, nên “ba năm không cởi giáp dãn nỏ” (Hoài Nam Tử). Sau đó, nhờ Linh Cừ, quân Tần theo sông Ly (sông Quế) tiến vào lưu vực Tây Giang là địa bàn người Tây Âu. Quân Tần đã giết chết một từ trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống, nhưng gặp sức kháng cự quyết liệt của người Việt.

Năm 214 TCN, nhà Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Nam Hải là vùng Quảng Đông (do đạo quân thứ ba đánh chiếm). Quế Lâm là vùng bắc và đông Quảng Tây. Quận Tượng là miền tây quảng Tây và một phần nam Quý Châu. Như vậy, ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng mà quân Tần chiếm được đều nằm trong phạm vi Quảng Đông, Quảng Tây và một phần Quý Châu ở phía nam Trung Quốc. Khi lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và quận Tượng thì quân Taàn đã tiến vào lưu vực Tây Giang và về cơ bản đã chiếm được vùng này. Trên đà thắng lợi, lại có đường thủy vận lương thuận lợi, dĩ nhiên quân Tần không dừng lại ở đó. Từ Tây Giang, quân Tần có thể theo Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào phía bắc và đông bắc nước ta. Người Tây Âu và Lạc Việt đã đứng dậy chiến đấu chống quân xâm lược Tần. Sách không ghi chép về cuộc kháng chiến này, nhưng truyền thuyết Lý Ông Trọng phần nào phản ánh có cuộc đụng độ giữa nhà Tần và An Dương Vương.

Lĩnh Nam chích quái chép truyện Lý Ông Trọng như sau: “Cuối đời Hùng Vương, có người ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ, họ Lý tên Thân. Sinh ra rất to lớn, mình cao đến 2 trượng 3 thước, tính tình kiêu hãnh, hay giết người, tội đáng chết, nhưng Hùng Vương không lỡ giết. Đến đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn đem binh sang đánh nước ta. An Dương Vương bèn đem Lý Thân cống nhà Tần”.

Thục Phán vốn là một thủ lĩnh của người Tây Âu trên địa bàn phía bắc nước Văn Lang lúc bấy giờ gồm cả một phần nam Quảng Tây, mà trung tâm là Cao Bằng. Sauk hi một tù trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống hi sinh, Thục Phán cùng nhiều thủ lĩnh người Tây Âu và Lạc Việt khác đã tiếp tục tổ chức cuộc chiến đấu chống quân Tần.

Trước thế mạnh ban đầu của quân Tần, “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt” (Hoài Nam Tử), “người Việt bỏ trốn” (Sử ký). Đó không phải là một cuộc chạy trốn vì khiếp sợ, thất bại, mà trái lại, là một cách đánh giặc. Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, là không muốn đánh lớn, không tổ chức quyết chiến khi chưa có lợi. Trong lúc đó thì “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” (Hoài Nam Tử). Rõ ràng, đây là một cuộc chiến đấu kiên cường, thông minh và có tổ chức. Người Việt đã biết dựa vào cơ cấu xã hội các chạ – chiềng, các bộ lạc sẵn có của mình, biêt tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì một cuộc kháng chiến đấu lâu dài, đánh nhỏ, đánh lén, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn cướp bóc lương thực của giặc. Có thể nói đó là một hình thức phôi phai của lối đánh du kích.

Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần “ lương thực bị tuyệt và thiếu”, “ đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong” ( Sử kỹ). Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng.

Lúc đó, người Việt mới tập hợp lực lượng, tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực giặc, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần. Kết quả là người Việt đã “ đại phá quan Tần và giết được Đồ Thư. [ Quân Tần] thây phơi máu chảy hàng chục vạn người’ ( Hoài Nam Tử). Năm 208 TCN, nhà Tần phải bãi binh.

Cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt của nhà Tần kéo dài 10 năm

( 218-208 TCN). Nhiều nhóm người Việt đã tham gia cuộc kháng chiến chống Tần, góp phần tiêu diệt quân Tần. Cuộc kháng chiến chống Tần của nhân dân ta, của người Tây âu và Lạc Việt trên địa bàn nước Văn Lang – Âu Lạc lúc bấy giờ, kéo dài 5,6 năm, tính từ khoảng năm 214 TCN đến năm 208 TCN.

Cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với một đế chế Đại Hán ở Trung Quốc. Đó là cuộc kháng chiến của một và nước chống lại nạn xâm lược lớn của một đế chế lớn mạnh tàn bạo ở Phương Đông.

Trước thử thách ác liệt đó, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Quân Tần đã bị tiêu diệt nặng nề, bị “ đại bại”, bị đánh bật ra khỏi nước ta và phải co lại giữ ba quận đã lập được ở phía bắc nước ta.

Cuộc chiến đấu kéo dài 5 đến 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gắn bó vốn có người Tây Âu và người Lạc Việt. Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến càng củng cố và nâng cao uy tín của Thục Phán không những trong cộng đồng người Tây Âu mà cả trong người Lạc Việt.

Tất cả tình hình diễn ra trước và trong cuộc kháng chiến chống Tần là những bước chuẩn bị cho sự thành lập nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang và chuyển ngôi vua từ Hùng Vương sang An Dương Vương Thục Phán.