Cái ghế gỗ ngôi nhà hòn đá trái bóng bàn nào là vật thể tự nhiên
Câu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
A. Hoa đào. B. Cây cỏ. C. Quần áo. D. Núi đá vôi.
Câu 3: Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?
A. Cái bàn. B. Cái nhà. C. Quả chanh. D. Quả bóng.
Câu 4: Vật thể nào dưới đây là vật thể nhân tạo?
A. khí quyển. B. nước biển. C. cây mía. D. cây viết.
Câu 5: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
A. Cây cối. B. Sông suối. C. Nhà cửa. D. Đất đá.
Câu 6: Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?
A. Bút bi. B. Xe đạp. C. Biển. D. Chậu nhựa.
Câu 7: Vật thể tự nhiên là
A. Con bò. B. Điện thoại. C. Ti vi. D. Bàn là.
Câu 8: Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng.
C. Sông, suối, bút, vở, sách. D. Nước biển, ao, hồ, suối.
Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể nhân tạo?
A. Nước biển, ao, hồ, suối. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng.
C. Sông suối, bút, vở, sách. D. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.
Câu 10: Dãy các vật thể nhân tạo là:
A. Không khí, cây cối, xoong nồi, bàn ghế. B. Sông suối, đất đá, giầy dép, thau chậu.
C. Sách vở, bút, bàn ghế, cây cối. D. Chén bát, sách vở, bút mực, quần áo.
Câu 11: Dãy biểu diễn chất là:
A. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox. B. Thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. Thủy tinh, inox, xoong nồi. D. Cơ thể người, nước, xoong nồi.
Câu 12: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây là các chất?
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo. B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất.
C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng. D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang.
Câu 13: Cho các dữ kiện sau:
- Trong cơ thể người có chứa từ 63 đến 68% về khối lượng là nước.
- Hiện nay, xoong nồi làm bằng inox rất được ưa chuộng.
- Cốc nhựa thì khó vỡ hơn cốc thủy tinh.
Dãy chất trong các câu trên là:
A. cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox. B. thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. thủy tinh, inox, soong nồi. D. cơ thể người, nước, xoong nồi.
Câu 14: Câu sau đây ý nói về nước cất: “(1) Nước cất là chất tinh khiết, (2) sôi ở 102oC”. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. Cả 2 ý đều đúng. B. Cả 2 ý đều sai.
C. Ý (1) đúng, ý (2) sai. D. Ý (1) sai, ý (2) đúng.
Câu 15: Chất tinh khiết là chất
A. Chất lẫn ít tạp chất. B. Chất không lẫn tạp chất.
C. Chất lẫn nhiều tạp chất. D. Có tính chất thay đổi.
Câu 16: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?
A. Nước cất. B. Nước mưa. C. Nước lọc. D. Đồ uống có gas.
Câu 17: Trạng thái hay thể (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,... là
A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý.
C. tính chất hóa học. D. tính chất khác.
Câu 18: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng bị phân hủy, bị đốt cháy,... là
A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý.
C. tính chất hóa học. D. tính chất khác.
Câu 19: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc. B. Tính tan trong nước.
C. Khối lượng riêng. D. Nhiệt độ nóng chảy.
Câu 20: Nước tự nhiên là
A. một đơn chất. B. một hợp chất. C. một chất tinh khiết. D. một hỗn hợp.
Câu 21: Nước sông hồ thuộc loại
A. đơn chất. B. hợp chất. C. chất tinh khiết. D. hỗn hợp.
Câu 22: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết
A. Nước cất. B. Nước suối.
C. Nước khoáng. D. Nước đá từ nhà máy.
Câu 23: Chất nào sau đây là chất tinh khiết
A. nước biển. B. nước cất. C. nước khoáng. D. nước máy.
Câu 24: Chất nào sau đây là chất tinh khiết?
A. NaCl. B. Dung dịch NaCl. C. Nước chanh. D. Sữa tươi.
Câu 25: Loại nước nào sau đây có tonc= 0oC; tos = 100 oC; d = 1g/cm3?
A. nước tinh khiết. B. nước biển. C. nước khoáng. D. nước sông suối.
Câu 26: Những chất nào dưới đây là chất tinh khiết?
(1) Natri clorua rắn (muối ăn); (2) Dung dịch natri clorua;
(3) Sữa tươi; (4) Nhôm;
(5) Nước cất; (6) Nước chanh.
A. (3), (6). B. (1) ,(4) ,(5). C. (1),(3), (4) ,(5). D. (2), (3), (6).
● Mức độ thông hiểu
Câu 27: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi. B. Không tan trong nước.
C. Lọc được qua giấy lọc. D. Có nhiệt độ sôi nhất định.
Câu 28: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kỹ, lọc và cô cạn là:
A. Đường và muối. B. Bột đá vôi và muối ăn.
C. Bột than và bột sắt. D. Giấm và rượu.
Câu 29: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc. B. Chưng cất.
C. Làm bay hơi nước. D. Để muối lắng xuống rồi gạn đi.
Câu 30: Rượu etylic (cồn) sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu và nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc. B. Bay hơi.
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80o. D. Không tách được.
Câu 31: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
A. Lọc. B. Dùng phễu chiết.
C. Chưng cất phân đoạn. D. Đốt.
Câu 32: Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta thu được một hỗn hợp gồm lớp tinh dầu nổi trên lớp nước. Dùng cách nào để tách riêng được lớp dầu ra khỏi lớp nước?
A. chưng cất. B. chiết. C. bay hơi. D. lọc.
Câu 33: Người ta có thể sản xuất phân đạm từ nitơ trong không khí. Coi không khí gồm nitơ và oxi. Nitơ sôi ở -196oC, còn oxi sôi ở -183oC. Để tách nitơ ra khỏi không khí, ta tiến hành như sau:
A. Dẫn không khí vào dụng cụ chiết, lắc thật kỹ sau đó tiến hành chiết sẽ thu được nitơ.
B. Dẫn không khí qua nước, nitơ sẽ bị giữ lại, sau đó đun sẽ thu được nitơ.
C. Hóa lỏng không khí bằng cách hạ nhiệt độ xuống dưới -196oC. Sau đó nâng nhiệt độ lên đúng -196oC, nitơ sẽ sôi và bay hơi.
D. Làm lạnh không khí, sau đó đun sôi thì nitơ bay hơi trước, oxi bay hơi sau.
Câu 34: Để tách muối ra khỏi hỗn hợp gồm muối, bột sắt và bột lưu huỳnh. Cách nhanh nhất là:
A. Dùng nam châm, hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.
B. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.
C. Hòa tan trong nước, lọc, dùng nam châm, bay hơi.
D. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi, dùng nam châm.
Câu 35: Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?
A. Nước biển, đường kính, muối ăn. B. Nước sông, nước đá, nước chanh.
C. Vòng bạc, nước cất, đường kính. D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả.
Câu 36: Dãy các chất tinh khiết là:
A. Nước cất, đồng nguyên chất. B. Nước muối, tinh thể muối ăn.
C. Nước khoáng, nước biển. D. Nước cất, thép, tinh thể đường.
Câu 37: Cho các dữ kiện sau:
(1) Natri clorua rắn (muối ăn);
(2) Dung dịch natri clorua (hay còn gọi là nước muối);
(3) Sữa tươi;
(4) Nhôm;
(5) Nước;
(6) Nước chanh.
Dãy chất tinh khiết là:
A. (1), (3), (6). B. (2), (3), (6).
C. (1), (4), (5). D. (3), (6).
Câu 38: Dãy nào sau đây là hỗn hợp chất?
A. nước xốt, nước đá, đường. B. nước xốt, nước biển, dầu thô.
C. đinh sắt, đường, nước biển. D. dầu thô, nước biển, đinh sắt.
Câu 39: Những nhận xét nào sau đây đúng?
A. Xăng, khí nitơ, muối ăn, nước tự nhiên là hỗn hợp.
B. Sữa, không khí, nước chanh, trà đá là hỗn hợp.
C. Muối ăn, đường, khí cacbonic, nước cất là chất tinh khiết.
D. Nước đường chanh, khí oxi, nước muối, cafe sữa là hỗn hợp.
39 câu:)?
Dài thế ai làm đc hả bạn
Trong các vật sau đây, vật nào không có cơ năng ?
A. Hòn bi nằm trên sàn nhà.
B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
C. Quả bóng đang nằm trên bàn.
D. Quả bóng đang bay trên cao.
Ví dụ nào chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật:
A.
Trong một căn phòng, ta đặt tay trái vào chiếc ghế gỗ, đặt tay phải vào chiếc ghế sắt. Nhận thấy, tay phải cảm giác lạnh hơn tay trái.
B.
Mùa đông nếu cho bàn tay đang được sưởi ấm vào nước lạnh bình thường xả ra từ vòi nước thì tay sẽ cảm thấy lạnh.
C.
Mùa hè, nếu chạm vào 1 cốc cà phê vừa pha tay ta sẽ cảm thấy nóng.
D.
Cả 3 đáp án trên đều đúng.
đứng từ xa ta thấy ngọn núi rất bé nhỏ,nhưng khi đến gần thì lại to ko tưởng(like)
Cặp từ nào là từ nhiều nghĩa?
hoa mai - hoa tay
đá bóng - hòn đá
cánh đồng - đồng đội
ngôi sao - sao chép
hoa mai - hoa tay
mik chỉ biết mỗi cái này tui bạn nhé theo dõi và tk cho mik nha bạn !
Cặp từ nào là từ nhiều nghĩa?
cánh đồng - đồng đội
hoa mai - hoa tay
đá bóng - hòn đá
ngôi sao - sao chép
trong các vật sau, vật nào có tính chất đàn hồi:
một cục đất sét nhỏ, một quả bóng cao su, một quả bóng bàn, một hòn đá, một chiếc lưỡi cưa, một đoạn dây đồng nhỏ
Một quả bóng cao su,một quả bóng bàn,1 đoạn dây đồng nhỏ!
Chúc bn hok tốt!
Các vật có tính chất đàn hồi là :
+ Một quả bóng cao su
+ Một quả bóng bàn
+ Một chiếc lưỡi cưa
Một cục đất sét nhỏ
Một quả bóng cao su
Một quả bóng bàn
Một hòn đá
Một chiếc lưỡi cưa
Một đoạn dây đồng nhỏ
Thả chìm một hòn đá và một quả bóng bàn vào một bình tràn chứa đầy nước. Người ta thấy có 90 cm3 nước tràn ra. Người ta thả hòn đá vào một bình chia độ chứa 50 cm3 nước mực nước dâng lên ở bình chia độ là 90 cm3. Tính thể tích của hòn đá và quả bóng
cho các vật thể: quần áo,sách vở,bàn ghế,cây cỏ,con gà,con cá,xe đạp,xe máy,cái tủ.Em hãy sắp xếp chúng vào nhóm vật thể tự nhiên,vật thể nhân tạo,vật thể hữu sinh và vật thể vô sinh
Bn nào hc giỏi v.lí cho mình hỏi :
Cho 1 bình chia độ (BCĐ),nước,sợi dây,1 hòn đá và 1 quả bóng bàn có thể bỏ lọt vào BCĐ hãy tìm cách đo thể tích của quả bóng bàn.
Mik mơn trc nha 😊
Đầu tiên, xem nước có thể tích là bao nhiêu rồi cho quả bóng bàn vào. Mực nước cao thêm bao nhiêu thì đó là thể tích của quả bóng
B1:cột sợi dây vào hòn đá và bỏ vào BCĐ đã có nước xem thể tích hòn đá là bao nhiêu thì nhớ.
B2:cột tiếp quả bóng bàn vào dây sao cho hòn đá có thể đè được quả bóng bàn xuống nước trong BCĐ,xem thể tích lúc này là bao nhiêu.
B3:lấy thể tích ở B2 trừ thể tích ở B1 thì ta có thể tính của quả bóng bàn.
mình ko phải học sinh giỏi vật lí mình là học sinh môn toán nên nếu có sai thì thông cảm nha bạn !