Tóm tắt đoạn trích lão hạc (SGK ngữ văn 8, tập 1) bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu
Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8, tập 1) bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có một con chó mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn. Con trai lão do không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng lão không còn đủ sức để đi làm thuê. Cùng đường, Lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương. Rồi Lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chỉ ăn khoai, sung luộc, rau má...Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả con chó nhà nào đó để giết thịt nhưng thực ra lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội, chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ ông Giáo và Binh Tư.
Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8, tập 1) bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
* Tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật “tôi” trong văn bản lão hạc.
Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.
- Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc) cho rằng:
“Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên. Hãy làm sáng rõ qua hai văn bản”Lão Hạc”của Nam Cao,”Tức nước vỡ bờ”(Trích”Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố (SGK Ngữ văn 8- Tập 1 )
Liên hệ thêm bài Chí Phèo nữa ạ ! Mình xin cảm ơn!
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc" dựa theo đề.
Mẫu:
Khi bàn về văn chương nghệ thuật, nhà văn Lâm Ngữ Đường từ chiêm nghiệm :" Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ." Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu".
Thân đoạn:
- Nêu nội dung chính của hai văn bản:
+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.
- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":
+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.
+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.
- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":
+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.
+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.
+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".
- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":
+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.
+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.
- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":
+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.
+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.
- Đánh giá:
+ Từ hai nhân vât trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương dù phẩm chất của mình rất tốt đẹp.
+ Giá trị nội dung: bêu rõ cái lũng đoạn đáng xấu hổ của tầng lớp quan chức giàu có bấy giờ.
+ Giá trị nghệ thuật:
-> Lối kể tự nhiên, lời văn bình dị.
-> Nhiều mấu chốt sự việc gây sự xúc động cho người đọc.
- Liên hệ bài Chí Phèo:
+ Nội dung: nói về nỗi ám ảnh làng Vũ Đại, cái cuộc sống khốn khổ của những người nông dân tri thức nghèo.
+ Phân tích nhân vật Chí Phèo.
-> Cuộc đời Chí Phèo (Bạn coi trên mạng cho rõ hơn)
Kết đoạn:
- Tổng kết lại:
Mẫu: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. Ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn. Từ đó, ta có thể hiểu rõ ý kiến của LNĐ một cách rõ ràng qua hai văn bản đã phân tích.
1.Tóm tắt bài thơ "Lượm" của Tố Hữu(SGK Ngữ văn 6 tập 2)
2. ______________"Đêm nay Bác ko ngủ" của Minh Huệ(SGK Ngữ văn 6 tập 2)
P/s: Trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 câu.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích và kiến thức văn bản đã học, em hãy viết một đoạn văn ngăn (từ 8 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và một câu ghép. Gạch chân và chú thích rõ ( 3.5 điểm). Em đang càn gấp ạ mong mng giúp
đoạn trích: '' Không ... một sào''
Bằng hình thức đoạn văn diễn dịch (khoảng 10-12 câu) hãy làm rõ “tình yêu thương
con và lòng tự trọng” của lão Hạc trong tác phẩm có đoạn trích đã cho. Đoạn văn có sử
dụng trợ từ và câu ghép (gạch chân và chú thích)
Câu 4 trang 123 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng 6 - 8 dòng).
Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam
Từ xưa đến nay người dân Việt Nam luôn giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, để biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Chính vì vậy, cứ đến ngày mồng mười tháng ba âm lịch, mọi người trên khắp mọi miền đất nước đổ về đền Hùng, thắp nén nhang thơm để tỏ lòng thành kính đối với cội nguồn của mình. Đồng thời còn là dịp để quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm thức, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước. Là ngày dân tộc ta cùng nguyện một lòng khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phai cùng nhau giữ lấy nước”.
Thông tin khiến em tâm đắc nhất là chi tiết “Bản ngọc phả viết thời Trần… vẫn không thay đổi…”. Thông tin đó giúp em hiểu được ngay cả trong thời kì phong kiến, trải qua nhiều triều đại, các vị vua vẫn thể hiện lòng thành kính của mình với các vị vua Hùng như một tín ngưỡng quan trọng. Vì vậy, ngày nay, chúng ta không có lí do gì để bỏ qua nó, thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết ơn, trân trọng và gìn giữ những giá trị tín ngưỡng lâu đời của dân tộc.