Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Vai trò

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

+ Hiện đại hóa, thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đối với các lĩnh vực khác:

+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

+ Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.

+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.

* Đặc điểm

- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm 2 nhóm: bưu chính và viễn thông.

- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,… từ nơi gửi đến nơi nhận.

- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần  sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ.

- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),..

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 3 2019 lúc 7:17

    - Trong sản xuất dịch vụ: bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nc ta với thế giới bên ngoài,…

    - Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó vs thiên tai,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới

- Tình hình phát triển:

Ngành bưu chính

+ Ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện.

+ Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Ngành viễn thông

Đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại: Phương tiện sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hiện nay có hơn 5 tỉ người đang sử dụng điện thoại cá nhân.

Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới (thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu, tạo ra thời kì vạn vật kết nối).

- Phân bố:

+ Ngành bưu chính: các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.

+ Ngành viễn thông: các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, LB Nga,...

* Tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2020 được chia thành các tỉ lệ sau

- Từ 90% trở lên: tập trung ở Ca-na-đa và một số nước châu Âu như Na Uy, Ai-xơ-len, Đức,…

- Từ 70 - dưới 90%: tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ,…

- Từ 50 - dưới 70%: tập trung ở một ít các nước như Cô-lôm-bi-a, An-giê-ri, Ai Cập.

- Đa số các nước Châu Phi và hai quốc gia ở Châu Á là Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan có dưới 20% dân số sử dụng internet.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
5 tháng 6 2017 lúc 16:14

- Trong sản xuất: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài.

- Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai,...

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
5 tháng 6 2017 lúc 16:17

Trả lời:

- Trong sản xuất: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài.

- Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 9 2023 lúc 10:19

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Ngành thủy sản bao gồm nôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thủy sản.

+ Dịch tích nước mặt và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.

+ Sản xuất thủy sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.

+ Công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bình luận (0)