Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.

+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.

+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quan niệm: tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

+ Đối với các nước đang phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thủy đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến lối sống thành thị.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 10:19

Phương pháp giải:

Quan sát hình 40, đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

 

- Khái niệm phát triển bền vững:

+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 9 2023 lúc 10:19

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 10:18

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục I và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò của ngành bưu chính viễn thông

- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông

- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).

- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.

Vai trò của ngành bưu chính viễn thông

- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông

- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).

- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.