Đọc thông tin, hãy nêu các giải pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn nước ngọt. Theo em, giải pháp nào quan trọng nhất?
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt.
- Nêu những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt.
* Cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì:
- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất:
+ Cơ thể con người cần 1 lượng nước để duy trì sự sống, nếu thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, bệnh tật.
+ Nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa bát,…).
+ Tưới tiêu cho cây trồng, làm mát máy móc, thiết bị công nghiệp,…
- Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thủy quyển và đang ngày càng khan hiếm (thủy quyển bao phủ tới 76% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong đó thì 70% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng băng tuyết).
* Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới;
- Sử dụng nguồn nước hợp lí;
- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước,…
- Xử lý nước thải hợp lí
- Phân loại rác thải.
Dựa vào thông tin trong mục e, hãy nêu các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt.
Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.
- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
Quan sát các hình 3, 4, 5 và đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số vườn quốc gia, các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
- Nêu vai trò của rừng và một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo!
- Kể tên:
+ Một số vườn quốc gia ở vùng Tây Nguyên: vườn quốc gia Chư Mom Ray; vườn quốc gia Kon Ka Kinh; vườn quốc gia Yok Đôn; vườn quốc gia Chư Yang Sin; vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà; vườn quốc gia Tà Đùng.
+ Các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên: rừng rậm nhiệt đới và rừng rụng lá vào mùa khô (còn gọi là rừng khộp).
- Vai trò của rừng:
+ Điều hòa nguồn nước;
+ Hạn chế gió bão;
+ Chống xói mòn đất;
+ Cung cấp gỗ, dược liệu;
+ Điều hòa không khí, tạo khí oxy;
+ Là nơi cư trú của các loài động vật.
- Biện pháp bảo vệ rừng:
+ Ngăn chặn phá rừng;
+ Phòng, chống cháy rừng;
+ Có kế hoạch trồng, tái tạo rừng sau khi khai thác;
+ Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay. Theo em, biện pháp nào là quan trọng nhất.
Câu 1 : Ở nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Là người chủ tương lai của đất nước, em hãy nêu một vài giải pháp để góp phần bảo vệ môi trường?
Tham khảo
Giữ gìn cây xanh. ...
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. ...
Rút các phích khỏi ổ cắm. .
.Sử dụng năng lượng sạch. ...
Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) ...
Ta tắm ao ta! ...
Giảm sử dụng túi nilông. ...
Tận dụng ánh sáng mặt trời.
Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
Hạn chế sử dụng túi nilon.
Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.
Tích cực trồng cây xanh.
Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.
3. Nêu các giải pháp bảo mật chủ yếu; Với vị trí người dùng em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác cơ sở dữ liệu ?
1. nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước ?
2.nêu các biện pháp bảo vệ môi trường ?
3. điều gì xảy ra nếu con người, động vật và thực vật thiếu nước ?
4. trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với con người ?
Nêu thực trạng vấn đề môi trường ở địa phương như đất đai, nguồn nước, rác thải . . từ đó em hãy đề xuất giải pháp để bảo vệ, khắc phục
bài này do một bạn khác làm mong em đừng tick cho anh, chỉ để tham khảo thôi
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. *Giair pháp khắc phục Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
Tham khảo nha!
Với tình trạng ô nhiễm môi trường như ngày nay, có một số biện pháp nhanh chóng để cải thiện đồng thời bảo vệ môi trường cần được thực hiện như:
+ Thứ nhất, người dân cần được giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi nhằm tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, người dân nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì nếu lạm dụng sử dụng bạn sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới làm nhiễm độc nguồn nước. Do đó, nên áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
+ Thứ hai, chính quyền nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, và xử lý mạnh tay đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nhằm răn đe các đối tượng khác không vi phạm.
Bên cạnh đó, các nhà máy, các khu công nghiệp cần phải xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế trước khi thải ra môi trường. Tổ chức bộ phận giám sát chặt chẽ về việc xử lý chất thải nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
+ Thứ ba, tại các địa điểm công cộng tập trung đông người như khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên đầu tư, bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
+ Thứ tư, cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Đồng thời thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường.
Tóm lại, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người đều góp sức, chung tay bảo vệ môi trường. Vì bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ mai sau, hãy cùng chung tay, góp sức để gìn giữ một môi trường xanh – sạch – đẹp nhé!...
Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy:
• Cho biết tại sao rừng có vai trò quan trọng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.
• Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo
- Rừng có vai trò rất lớn đối với tự nhiên của vùng Tây Nguyên:
+ Rừng giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu và hạn chế thiên tai.
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật.
- Bên cạnh đó, rừng còn cung cấp gỗ, nguyên liệu, dược liệu cho đời sống và hoạt động sản xuất.
*Một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên
- Ngăn chặn tình trạng phá rừng;
- Khai thác rừng hợp lí;
- Giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ:…
Đọc thông tin và sơ đồ hình 15, em hãy nêu một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
Tham khảo!
Một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Xây dựng các công trình thủy lợi.+ Di chuyển người dân khỏi nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.