Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nhân Mã TT
Xem chi tiết

Vai trò của rừng:

 Cung cấp nguyên liệu

 Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí
Cung cấp ôxi

 Tránh các trận sạt lở, lũ lụt

Cung cấp thức ăn 

Cung cấp ô xi

 Diện tích rừng đang bị thu hẹp do những nguyên nhân khai thác quá mức

Hậu quả:

Lũ lụt

Ô nhiễm môi trường

Sạt lở

Động vật không có chỗ ở

 

Chi Candy 6A3
14 tháng 4 2022 lúc 16:48

Hãy chung tay bảo vệ rừng

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).

Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.

Rừng giữ không khí trong  lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục  tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
                   
      Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa  lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết  cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau       

Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.

Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc:  chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển,  cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

 Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng Năm quốc tế Rừng Ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “Rừng: giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”.
Phương Thảo
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
4 tháng 12 2016 lúc 15:21
Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt. Dưới đây sẽ phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang phải chống chọi, đối mặt.Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để đất ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt.
Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quý giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loại thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái...
Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.3. Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.

Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

Nguyên nhân nhân tạo

Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:

* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế

Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.

Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.

Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.

* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức

Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...

* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

4. + Sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở...; Do thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão...;+ Mưa liên tục, cường độ lớn: gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vùng đồi núi và ngập úng ở vùng thấp trũng. Trên vùng đất dốc xói mòn rửa trôi mạnh sẽ tạo nên đất xói mòn trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt với tầng mùn/hữu cơ. Ngược lại, tại những vùng thấp trũng ngập nước liên tục sẽ tạo nên các loại đất lầy thụt, úng trũng, chỉ thích hợp với các loại thực vật thủy sinh. Cả hai loại đất suy thoái này đều có hại cho sản xuất, thậm chí không còn khả năng sản xuất nông nghiệp.Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nênNhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hóa đất+ Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa: Làm sạch đất (đốt), chọc lỗ bỏ hạt, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc biệt trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.+ Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh.Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh.Đâu là nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng đất dốc tại Lâm Đồng.+ Đất bị thoái hóa do con người chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Một số vùng trồng rau Lâm Đồng các loại đất đều có hàm lượng N trung bình, Lân và Kali dễ tiêu thấp. Khi nghiên cứu các mẫu đất trồng rau, hoa nhiều năm ở đây, số liệu phân tích hơn 200 mẫu cho thấy hàm lượng Lân và Kali dễ tiêu cao hơn rất nhiều lần so với đất đối chứng. Sau nhiều năm chỉ bón phân vô cơ, nhiều nông dân đã nhận ra hậu quả của kỹ thuật thiếu hiểu biết này. Đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. Bà con nông dân gọi hiện tượng đất chỉ được bón phân vô cơ là đất bị chai và bị chua hóa. Khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất. Ví dụ đơn giản nhất là bón phân Kali dạng KCl. Trong dung dịch đất KCl phân ly thành K+ và Cl -. Cây trồng hút K+ làm dinh dưỡng và để lại dung dịch đất ion Cl -. Những Anion này sẽ kết hợp ngay với các Ion H+ của dung dịch đất thành axit HCl gây chua cho đất, làm cho đất mất kết cấu đoàn lạp.+ Ô nhiễm đất do sử dụng các loại nông dượcĐể đáp nhu cầu, con người cần ngày càng thâm canh nên ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Để bảo vệ thành quả của mình, người dân đã sử dụng các loại nông dược với số lượng, chủng loại ngày càng gia tăng. Tại Lâm Đồng, qua kết quả đề tài đều tra Thực trạng ô nhiễm môi truờng đất nông nghiệp vùng chuyên canh rau, hoa tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp xử lý. Tất cả các mẫu đất và nước phân tích đều không phát hiện tồn dư hóa chất BVTV. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy lượng thuốc BVTV được sử dụng quá nhiều so với khuyến cáo.+ Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.+ Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên. Tại một số vùng trồng rau, hiện nay vẫn còn có tập quán sử dụng phân cá chưa qua xử lý. Kết quả làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất, do trong phân có chứa các cation Na + tích lũy cao gây thay đổi tính chất vật lý đất, phá hủy cấu trúc đoàn lạp làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoát nước người dân phải thay đất sau một thời gian canh tác.+ Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùngHiện nay, do canh tác độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm hóa học nên quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng. Nhiều chân đất bị ô nhiễm các nguồn bệnh trong đất, làm cho đất mất khả năng sản xuất. Trong đó có các loại như tuyến trùng, nấm (Fusarium sp, Rhizoctonia sp, sclerotium,) vi khuẩn các loại
oni-chan
Xem chi tiết
Long Sơn
21 tháng 1 2022 lúc 20:32

Tham khảo

Lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại Tây Nguyên.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 9 2018 lúc 16:10

- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng:

   + Thành phần vô sinh: đất, nước, ánh sáng,…

   + Thành phần hữu sinh: nấm, động vật, thực vật,…

- Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn giun đất, nấm,…

- Cây rừng có ý nghĩa quan trọng việc cung cấp nơi ở, thức ăn, oxi,… cho động vật rừng.

- Động vật ăn thực vật, phán tán hạt phấn, thụ phấn và bón phân cho thực vật.

- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì động vật sẽ mất nơi ở, thiếu nguồn thức ăn, khí hậu thay đổi,… dẫn đến số lượng động vật giảm.

Huy Nekk
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
24 tháng 11 2021 lúc 10:35

báo của cụ mình đấy ,nhớ ấn đúng nha

Những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 02/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng đề ra mục tiêu trồng mới 01 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020. Đây là chương trình vô cùng có ý nghĩa, tiếp bước truyền thống hơn 60 năm qua từ khi Bác Hồ trực tiếp phát động” Tết trồng cây” ngày 28/11/1959 trong công cuộc kháng chiến đi đôi với kiến quốc, Bác Hồ chỉ rõ: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân.”

Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, ước tính năm 2019, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên đạt gần 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%)[1]. Rừng tự nhiên trong 10 năm từ 2009 – 2019 không có biến động giảm nhiều[2] , điều này chứng tỏ Chính phủ khá chú trọng tới công tác bảo vệ rừng tự nhiên thay vì chỉ quan tâm tới trồng rừng. Rừng trồng mới không thể thay thế được rừng già, rừng nguyên sinh, bởi khi bị phá đi, lớp thực bì dày từ 50cm – 1m cũng không còn, khi có mưa lũ sẽ gây ra tình trạng xói lở, lũ ống lũ quét. Chất lượng rừng ngày càng giảm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của con người.

Trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường và chỉ tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đi kèm với tỷ lệ che phủ rừng cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng rừng vì trong diện tích che phủ rừng phần lớn là diện tích rừng trồng kinh tế, gồm cây công nghiệp và nguyện liệu giấy, rừng trồng không có thực bì, sau chu kỳ 5 – 10 năm khai thác, rừng vừa được phủ xanh sẽ lại bị mất đi. Cây trồng phủ xanh cần có giá trị kinh tế, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các cây tầng thấp để có thể nhân rộng các mô hình sản xuất dưới tán rừng như trồng mây, sa nhân, thảo quả, nuôi ong… giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm giữ rừng.

Một trong các nội dung được đề cập tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm, hiện nay lên tới 250.000 đồng/ha/năm, theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao. Diện tích khoanh nuôi, bảo vệ rừng cũng cần nâng lên 2 triệu ha mới, từng bước đảm bảo cho chất lượng của 10,3 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm ngành Lâm nghiệp thu được 30.000 tỷ đồng. Ngày 20/10/2020, Việt Nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng. Nhờ đó, nước ta bán được 10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD[3].

Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”. Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Cháy rừng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng hiện có, trong tháng Hai có 14,2 ha rừng bị cháy; tính từ đầu năm tổng diện tích rừng bị cháy là gần 83 ha, trong đó Quảng Ninh đứng đầu với gần 10,2 ha, tiếp theo là Bắc Kạn 2,1 ha, Bắc Giang 1,1 ha. Các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao cần theo dõi sát sao hơn nữa để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không chỉ dựa vào các mức cảnh báo cháy rừng theo kỹ thuật hiện có, mà còn phải đôn đốc trực tiếp các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo nhận thông báo kịp thời và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cháy rừng xảy ra.

Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ nhanh dẫn đến sức ép lớn lên môi trường. Hệ thống cây xanh công cộng cấp đô thị chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ đất công viên cây xanh đô thị đạt rất thấp so với tiêu chuẩn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2 – 3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỷ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người. Để nâng cao tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân ở đô thị, trong dự thảo đề án “Trồng 1 tỉ cây xanh” trong giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trồng 690 triệu cây xanh phân tán ở vùng đô thị và nông thôn.

Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.

 
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
29 tháng 11 2023 lúc 0:43

- Điều có thể xảy ra trong mỗi hình: Cháy nhà

- Những nguyên nhân dẫn đến cháy nhà:

+ Hình 1: cháy nhà cho không cẩn thận đối với những vật dễ bén lửa (đốt lửa gần cây rơm.

+ Hình 2: chập điện

+ Hình 3: chập điện do vừa sạc vừa chơi điện thoại.

+ Hình 4: cháy nhà cho nghịch lửa.

- Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà:

+ Tàn thuốc lá

+ Các vật, chất dễ bắt lửa như diêm, bật lửa, hóa chất,…

+ Không cẩn thận trong sử dụng thiết bị điện.

+ ….

Nguyễn Trần Ngọc Quân
Xem chi tiết
Lê Vũ Anh Thư
20 tháng 12 2021 lúc 20:16

đốt rừng ,phá rừng, chặt cây xanh

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hồng Mai
20 tháng 12 2021 lúc 20:04

Nguyên nhân của phá rừng

Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề... Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.( học tốt )

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Tuệ Nhi
20 tháng 12 2021 lúc 20:04

theo mình thì do con người chặt cây,đốt rừng.

Khách vãng lai đã xóa
Son Dinh
Xem chi tiết
Tran Tu Uyen
2 tháng 1 2022 lúc 16:49

cau 1:A

cau 2:C

cau 3:C

cau 4:B

cau 5:B

33- lê Thuận quốc 7/2
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
31 tháng 3 2022 lúc 13:41

Tham khảo:

1.Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người

2.Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có: - Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. - Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …).

3.

 Tình hình rừng việt nam từ năm 1943 đến năm 1995:

+ Diện tích rừng tự nhiên giảm

+ Độ che phủ rừng giảm

+ Dện tích đồi trọc tăng

- Những nguyên nhân làm rừng bị suy giảm:

+ Khai thác quá nhiều

+ Cháy rừng

+ Phá rừng làm nương rẫy

+ Biến đổi khí hậu

+ Phá rừng

...

- Rừng đã phục hồi:

+ Diện tích đồi trọc giảm

+ Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ tăng.

4.Cung cấp thực phẩm (thịt, trứng, sữa). Cung cấp phân bón. Cung cấp sức kéo. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp,y học...

5.- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa…. - Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch. - Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn.

6.Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể. - Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. - Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg. - Gà trống biết gáy.

7.Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể. 2. Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể. - Xương ống chân của bê dài thêm 5cm.

8.Thế nào là giống vật nuôiGiống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suât và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định.

9.

Vai trò của giống vật nuôi :
+ Quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

10.Bảo vệ rừng:

+Các biện pháp bảo vệ rừng là:

-Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội như 30/4,2/9,19/5...

-Gia tăng và duy trì rừng

-Bắt giam hoặc xử lý những người phá hoại đốt phá rừng vì tư lợi trước mắt

-Đưa những cánh rừng tái sinh vào bảo tồn quốc gia

Bảo vệ môi trường:

Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở ...Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. ...Hạn chế sử dụng túi nilon. ...Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt. ...Tích cực trồng cây xanh. ...Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường. ...Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.

 


 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 8 2017 lúc 2:03

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân đã làm cho trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút là do việc khai hoang rừng để phát triển việc nuôi tôm, cháy rừng và khai hoang để lấy đất làm nông nghiệp.