Những câu hỏi liên quan
Tình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
19 tháng 4 2020 lúc 21:44

Trả lời:

Túi ni lông, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.

Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi… Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư cho thấy, BPA là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao, ngoài ra BPA còn có tác động làm não chậm phát triển, gây rối loạn nội tiết, vô sinh..

                                                   ~Học tốt!~

Khách vãng lai đã xóa
Nanh Bạc
Xem chi tiết
Cherry
21 tháng 3 2021 lúc 16:13

Vậy là một ngày mới bắt đầu. Ngoài đường xe cộ đi lại tấp nập, mọi người cười nói vui vẻ, chim chóc vang ca lảnh lót bên tai, bầu trời trong lành, mát mẻ, không khí vui tươi. Thật vui vẻ và yên bình! Mặc dù vội đi làm, nhưng người dân quê tôi rất có ý thức. Họ đi đúng làn đường của mình, tuân thủ đúng các luật lệ giao thông. Dù đường đông, nhưng đường ai nấy đi, hiếm khi có chuyện tranh cãi về phần đường, làn đường. Những thiên thần áo trắng tung tăng trên vỉa hè đến trường chào đón năm học mới. Còn những đứa trẻ, những em bé mẫu giáo ngoan lắm, chúng đợi cha mẹ dắt mới dám sang đường. Đường đông, người đông, nhưng các luật lệ giao thông quê tôi như dường thấm sâu vào trong tim, trong máu mỗi đứa trẻ, ai ai cũng chấp hành đúng nội quy giao thông. "Nhanh một phút, chậm cả đời" là câu nói giao thông mà người dân Hải Phòng gửi đến tất cả những người dân trên thế giới

Trần Ngọc Huy
Xem chi tiết
Neo Amazon
Xem chi tiết
đẹp trai là tôi
27 tháng 2 2019 lúc 17:55

mot manh dat hinh chu nhat co chu vi 52m ,chieu dai 18m. Tinh chieu rong cua manh dat hinh chu nhat do.

LÊ BẢO NHI
25 tháng 2 2022 lúc 10:50

Rừng - đó là những cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp do Mẹ Thiên nhiên đã ban phát cho chúng ta, đem theo bao nhiêu lợi ích cho cuộc sống, kinh tế của mỗi đất nước. Rừng đem lại nhiều loại gỗ tốt, nhiều cây thuốc quý,  là nơi trú ngụ an toàn của những loài động vật quý hiếm. Rừng là lá phổi xanh của nhân loại - vì nó hấp thụ khí CO2, bụi bẩn ... để rồi từ đó cho ta khí 02 để ta hít thở, vì nó làm giảm tiếng ồn, tạo ra không khí mát mẻ, vì nó làm cho đất tránh bị khô cằn. Rừng thật sự rất hữu ích và đáng quý, nhưng hãy nhìn lại rằng, con người đã làm gì đối với rừng? - họ đốt rừng, họ chặt phá rừng với không mục đích , họ chiếm hữu làm của riêng để rồi xây dựng ra những công trình - liệu họ có đang nghe thấy tiếng rên xiết của rừng dưới những lưỡi dao sắc nhon không? Thế nên chúng ta phải bảo vệ rừng, mặc dù chỉ là những hành động nhỏ thôi như nhặt rác, trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng ... nhưng ta có thể bảo vệ được "lá phổi ấy" ngày một " xanh " hơn.

Khách vãng lai đã xóa
LÊ BẢO NHI
25 tháng 2 2022 lúc 10:55

Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ lâu đã có tục lệ đẹp "Mùa xuân là Tết trồng cây"...

Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm hiện tượng sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp. Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ tiền, đơn giản để làm giảm sự nóng bức trên đồng ruộng.

Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.

Rừng và cây có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO), rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng; Không quản lí được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách; Quan tâm quá yếu đến việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.

Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kì khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.

Tại Việt Nam, theo Chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần phát triển là 16 triệu ha (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu ha và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu ha. Việt Nam nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng nhiệt đới nên không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70% diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân bởi nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực,... và xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy thì không thể tạo được đột phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu ha rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu ha (hơn hai triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm để cung cấp gỗ, tre,... làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy,... và tạo ra một số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu ha rừng còn lại, thì sẽ có khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.

Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu ha), như rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu ha rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng,...), các khu bảo tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải. Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con đường hợp lí để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng,...

Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo quả, trầm, mật rắn, mật ong,… Ai cũng biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16.306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ Orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông - Nam đảo Maurice. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100 - 110 con voi? Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!

Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Người nông dân vất vả cả năm trời được có hai vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dùng những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dùng đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cây xanh

Khách vãng lai đã xóa
Neo Amazon
Xem chi tiết
Lê Trần Quỳnh Anh
27 tháng 2 2019 lúc 18:10

Rừng - đó là những cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp do Mẹ Thiên nhiên đã ban phát cho chúng ta, đem theo bao nhiêu lợi ích cho cuộc sống, kinh tế của mỗi đất nước. Rừng đem lại nhiều loại gỗ tốt, nhiều cây thuốc quý,  là nơi trú ngụ an toàn của những loài động vật quý hiếm. Rừng là lá phổi xanh của nhân loại - vì nó hấp thụ khí CO2, bụi bẩn ... để rồi từ đó cho ta khí 02 để ta hít thở, vì nó làm giảm tiếng ồn, tạo ra không khí mát mẻ, vì nó làm cho đất tránh bị khô cằn. Rừng thật sự rất hữu ích và đáng quý, nhưng hãy nhìn lại rằng, con người đã làm gì đối với rừng? - họ đốt rừng, họ chặt phá rừng với không mục đích , họ chiếm hữu làm của riêng để rồi xây dựng ra những công trình - liệu họ có đang nghe thấy tiếng rên xiết của rừng dưới những lưỡi dao sắc nhon không? Thế nên chúng ta phải bảo vệ rừng, mặc dù chỉ là những hành động nhỏ thôi như nhặt rác, trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng ... nhưng ta có thể bảo vệ được "lá phổi ấy" ngày một " xanh " hơn.

Học tốt nkesss :v

nhu quynh
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 2 2022 lúc 16:52

Em tham khảo:

Nga là người bạn thân nhất của em. Từ hồi tiểu học đến giờ. Nga là một người bạn rất tốt. Bạn ấy những xinh đẹp mà lại còn học rất giỏi nên được mọi nguời yêu quý (Câu bị động). Trong lớp em, Nga được mọi người quý mến vì bạn ấy rất hay giúp đỡ và hòa đồng với mọi người. Nga có dáng người hơi dong dỏng. Bạn ấy có khuôn mặt trái xoan, đôi môi đỏ chúm chím. Mỗi khi bạn ấy cười giống như ánh mặt trời ấm áp làm những người khác đều thấy vui theo. Đặc biệt bạn ấy có đôi mắt chim bồ câu rất tuyệt vời. Em luôn nghĩ chắc ai cũng sẽ thích khi nhìn vào đôi mắt của bạn ấy. Vì là bạn thân nên em và Nga có rất nhiều kỉ niệm cùng nhau. Em quý Nga lắm(Câu chủ động). Em mong em và Nga sẽ mãi là bạn của nhau.

Dark_Hole
21 tháng 2 2022 lúc 16:49

Tham khảo: 

Mùa xuân đã về đến bên bờ sông. Từ phương Nam, từng đàn chim én nhỏ bay về nơi đây, chao lượn trên nền trời xanh thẳm, báo cho mọi người biết mùa đông đã qua đi. Những cơn mưa xuân lất phất, rả tích từ sáng đến đêm muộn, đánh thức bao lộc non của cây cỏ, hoa lá. Đường phố cũng trở nên khác lạ. Nhộn nhịp hơn, tươi vui hơn, rực rỡ hơn. Bởi ngày Tết mà bao người mong ngóng cả năm nay đã đến gần rồi. Chao ôi là vui!

Câu rút gọn: Nhộn nhịp hơn, tươi vui hơn, rực rỡ hơnCâu đặc biệt: Chao ôi là vuiTrạng ngữ: từ phương Nam
Nguyễn Tuấn Khoa
Xem chi tiết
Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2022 lúc 20:15

Em tham khảo:

      Một học kì đã trôi qua, em đang chuẩn bị tâm thế để bước vào học kì hai. Nghĩ lại việc học tập của em, ở học kì một, em cảm thấy phấn khởi và tự hào. Nhờ sự phấn đấu vươn lên và sự giảng dạy nhiệt tình của cô giáo, em đã đạt kết quả cao trong học tập. Những con điểm 10 đỏ thắm trên trang vở là niềm vui sướng của em. Thế nhưng, em không bao giờ chủ quan, ở lớp em chăm chú nghe cô giáo giảng bài, tích cực hoạt động cùng các bạn. về nhà, em tự giác học tập, hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo đã giao. Nhờ chăm chỉ học tập nên em đã dành được Vòng hoa điểm 10 trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (Câu bị động). Kết quả kì thi cuối kì một em đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Cô giáo khen em, còn bố mẹ em rất hài lòng về việc học của em. 

Hoàng Đức Minh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
10 tháng 8 2016 lúc 11:03

 Quê tôi có nhiều cây ăn quả : sầu riêng, chôm chôm, mít, xoài ... Ngoài ra, còn có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhất là Suối Tre. Khách tham quan đến đây đều nói " Suối Tre là Đà Lạt của miền Đông Nam Bộ". 

hoa hong cua em
3 tháng 11 2017 lúc 20:50

kho nhi

Bún nhỏ
28 tháng 2 2018 lúc 16:58

Tôi sống tại nông thôn cùng với gia đinh tôi.Từ nhỏ,tôi chỉ là một cô bé gái quê mùa.Cũng chính vì z mà đã ik nhiều nơi tôi k có một đứa bn chơi cùng.Nó khiến tôi bị như mắc bệnh tự kỷ. Tôi rất mong bn là người đó...

Tự chế thui^^