Đặt câu với các phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự : cũng, đều, vẫn, cứ, còn
Bài 1:Đặt 2 câu có phó từ
a, năng
b, hay
Bài 2: Đặt câu với phó từ: Đặt 1 câu vs mỗi loại
a, chỉ sự đồng thời
b, chỉ sự tiếp diễn tương tự
c, chỉ kết quả
d, chỉ khả năng
1. a. Bạn Nam năng làm bài tập về nhà.
b. Em bé hay khóc.
2.
a. Mẹ đi trước, bé cũng lon ton đi sau.
b. Trời vẫn mưa lớn, nước đang dâng lên.
c. Ngày mai trời sẽ nắng.
d. Bạn Huy làm được.
- Đặt câu có phó từ chỉ quan hệ thời gian
- Đặt câu có phó từ chỉ mức độ
- Đặt câu có phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự
- Đặt câu có phó từ chỉ phủ định
- Đặt câu có phó từ chỉ kết quả và hướng
- Đặt câu có phó từ chỉ khả năng
lưu ý mấy bạn đật câu nha chứ đừng có viết thơ
-Mẹ em đi cày đã về.(PT quan hệ thời gian)
-Căn nhà ấy rất to.(PT mức độ)
-Ba em vẫn đang đọc báo.(PT sự tiếp diễn tương tự)
-Hôm nay, em không đi học.(PT phủ định)
-Một con chuột nhắt chạy vào nhà em.(PT kết quả và hướng)
-Em được học sinh giỏi.(PT khả năng)
Dân ta đã toàn thắng trước ách đô hộ của triều đại phương Bắc.( Phó từ quan hệ thời gian)
Căn nhà của nhỏ Hoa rất rất nghèo.( Phó từ mức độ)
Anh Năm vẫn còn đang thổi sáo.( Phó từ tiếp diễn tương tự)
Kết quả bài kiểm tra của tôi không được tốt. (Phó từ phủ định)
Bà giật mình chạy ra ngoài ngõ ngóng trông cái Ngọc.(Phó từ chỉ kết quả và hướng)
Tôi đạt được danh hiệu học sinh xuất xắc vào tổng kết năm nay.( Phó từ chỉ khả năng)
1 ĐẶT 2 CÂU CÓ PHÓ TỪ:
A, NĂNG
B, HAY
2 ĐẶT CÂU CÓ PHÓ TỪ
A, CHỈ SỰ ĐỒNG THỜI
B, CHỈ SỰ TIẾP DIỄN TƯƠNG TỰ
C, CHỈ KẾT QUẢ
D, CHỈ KHẢ NĂNG
1.
a. Bạn Nam năng làm bài tập về nhà.
b. Em bé hay khóc.
2.
a. An làm toán, Huy cũng viết chính tả.
b. Hạnh vẫn ngồi uống nước.
c. Ngày mai trời sẽ nắng.
d. Mình sẽ làm được.
Tìm các phó từ chỉ thời gian, chỉ mức độ, chỉ sự tiếp diễn tương tự, chỉ sự phủ định, chỉ sự cầu khiến có thể đi kèm động từ
vừa, ngay, đã, vẫn đang, ở ngay phía cửa hang, bất ngờ, quá, không kịp
vừa, ngay, đã, vẫn, ở ngay phía trước, bất ngờ, quá, không kịp
:D
Tìm các phó từ chỉ thời gian, chỉ mức độ, chỉ sự tiếp diễn tương tự, chỉ sự phủ định, chỉ sự cầu khiến có thể đi kèm động từ
- Phó từ chỉ thời gian : sẽ, đang, ...
- Phó từ chỉ mức độ : rất, lắm, hơi, quá, ...
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự : còn, cứ, lại, ...
- Phó từ chỉ sự phủ định : chưa, chẳng, không, ...
- Phó từ chỉ sự cầu khiến : xin, đừng, phải, ...
Câu 1: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
A. Quan hệ thời gian; mức độ | C. Sự phủ định; cầu khiến |
B. Sự tiếp diễn tương tự | D. Quan hệ trật tự |
Câu 2: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?
A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.
B. Phó từ “thấy” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.
C. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự phủ định.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 3: Từ nào không phải là phó từ chỉ sự cầu khiến?
A. Hãy
B. Vẫn
C. Đừng
D. Chớ
Câu 4: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”
A. Chung
B. Đã
C. Là
D. Không có phó từ
Câu 5: Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:
A. Chỉ mức độ
B. Chỉ khả năng
C. Chỉ kết quả và hướng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Từ nào là phó từ chỉ khả năng trong câu sau: “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.”?
A. Cũng
B. Không
C. Được
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7: Xác định phó từ và ý nghĩa của chúng trong câu văn sau: “Vừa chén xong, chị ta tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.”
A. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa thời gian.
B. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa mức độ.
C. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa thời gian.
D. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa mức độ.
Câu 8: Câu “Em tôi đang ngồi học nên nó không đi chơi đâu.” có mấy phó từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 9: Trong đoạn văn: […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 10: Phó từ chỉ kết quả và hướng trong câu sau là gì: “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”?
A. “nhô” – “hụp”
B. “giữa” – “đầu”
C. “lên” – “xuống”
D. Cả ba đáp án trên
Câu 11: Những từ nào thuộc phó từ chỉ mức độ?
A. Rất
B. Lắm
C. Quá
D. Cả ba đáp án trên
CÁC BẠN GIẢI NHANH GIÚP MÌNH NHA!!!
đặt câu với loại phó từ sự lặp lại , sự hoàn thành , sự đồng thời tương tự , cầu khiến
- Phó từ chỉ sự lặp lại: ngày ngày.
+ Đặt câu: Ngày ngày bông hoa lớn lên, càng trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết.
- Phó từ chỉ sự hoàn thành: rồi.
+ Đặt câu: Em đã hoàn thành bài tập về nhà rồi.
- Phó từ chỉ sự đồng thời tương tự: cũng.
+ Đặt câu: Bạn ấy là lớp trưởng và cũng là học sinh gương mẫu nhất lớp.
- Phó từ chỉ sự cầu khiến: đi.
+ Đặt câu: Cậu giúp tớ làm bài đi.
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) trình bày cảm nhận của em về cảnh chợ Năm Căn trong bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, trong đó có sử dụng ba phó từ (gạch chân dưới các phó từ đó).
Câu 2: Viết đoạn văn tả một một người mà em yêu quý, trong đó sử dụng một phó từ chỉ khả năng, một phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. Gạch chân phó từ và chú thích.
Viết đoạn nào cx đc nha! ko nhất thiết phải viết cả 2 bài. Thanks mọi người!!😆😆😆
Câu 1 :
Tham khảo nha bạn !
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Câu 2 :
Tham khảo nha bạn !
Có lẽ,trong mỗi gia đình bóng hình của một người phụ nữ là điều không thể thiếu.Đối với tôi mẹ.-một người dịu dàng,đảm đang luôn là một hình ảnh khắc sâu trong tâm trí tôi kể từ giờ cho đến mãi mãi.Mẹ đẹp lắm!Chẳng phải kiêu sa cũng chẳng phải lộng lẫy, mẹ có một nét đẹp giản dị mà đối với tôi nó là điều không phải ai cũng có được.Mẹ đi làm quần quần để nuôi hai chị em chúng tôi ăn học đầy đủ.Những điều gì mà mọi đứa trẻ đồng trang lứa với chúng tôi có,mẹ cũng sẽ cho chúng tôi được bằng bạn bằng bè.Mẹ tôi có nước da ngăm ngăm màu bánh mật bởi những ngày nắng rát chói chang-những ngày mưa giông tầm tã đều phải lăn ra ngoài đường đi làm.Mẹ có một khuôn mặt trái xoan,đôi mắt to tròn và long lanh như vì sao xa,chiếc mũi cao thanh tú và đôi môi đỏ hồng.Tất cả đều tôn lên vẻ đẹp của mẹ.Mẹ tất bật với những công việc từ cơ quan đến giặt giũ cơm nước ở nhà.Vậy mà mỗi tối mẹ vẫn luôn dành thời gian dạy chúng tôi học bài,luôn tâm sự và sẻ chia mỗi lúc tôi cảm thấy không vui,luôn chăm sóc chúng tôi tận tình hết mực.Tôi yêu mẹ hơn bất cứ ai,bất cứ thứ gì trên thế gian này
*phó từ" được": chỉ khả năng
*phó từ "cũng":chỉ sự tiếp diễn tương tự
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
Đây ko phải là toán 6
1.Chỉ ra tác dụng của phó từ''vẫn'' trong đoạn trích sau:
''Biển vẫn gào thét ,gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại ,rồi đột ngột giàn rã .Con tầu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn ngàn lớp sóng .Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt qua cơn tốc dữ''.
2.Tìm 6 phó từ lần lượt điền vào chỗ trống sau để tạo thàn các câu khác nhau chỉ rõ sự khác nhau
''Dế Mèn ........ kiêu căng ,hống hách''.
3.Cho các phó từ sau :thường ,thường thường ,năng ,hiếm ,luôn ,luôn luôn,vụt ,bỗng ,chợt ,đột nhiên,thình lình ,thoắt ...
-Hãy cho biết ý nghĩa của các phó từ trên.
-Đặt câu với hai phó từ trong 2 nhóm trên.
1. Phó từ "vẫn" cho thấy sự hiện tồn của gió, bão biển và sự kiên cường của con tàu để chống lại bão.
=> Từ "vẫn" chỉ sự tồn tại của những sự vật.
2. Sáu phó từ có thể điền vào chỗ trống:
Dế Mèn vẫn kiêu căng, hống hách. => chỉ việc Dế Mèn đã từng và vẫn kiêu căng, hống hách
Dế Mèn đừng kiêu căng, hống hách. => chỉ lời khuyên bảo Dế Mèn nên sửa đổi
Dế Mèn chớ kiêu căng, hống hách. => chỉ lời khuyên bảo Dế Mèn nên sửa đổi
Dế Mèn quá kiêu căng, hống hách. => chỉ một lời nhận xét, đánh giá về Dế Mèn
Dế Mèn rất kiêu căng, hống hách. => chỉ mức độ, sự đánh giá về tính cách của Dế Mèn
Dế Mèn luôn luôn kiêu căng, hống hách. => chỉ mức độ, sự kiêu căng là tính cách thường trực ở Dế Mèn
3. Phân nhóm:
- Nhóm phó từ chỉ mức độ: thường, thường thường, năng, hiếm, luôn luôn
- Nhóm phó từ chỉ trạng thái: vụt, bỗng, chợt, đột nhiên, thình lình, thoắt
Đặt câu:
- Nam là cậu bé năng học hỏi.
- Trời bỗng tối sầm lại, trận mưa kéo đến.
Câu 1: Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.
D. Không xác định.
Câu 2: Phó từ gồm mấy loại lớn?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 3: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần.
B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung.
D. Chân anh ta dài lêu nghêu.
Câu 4: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” có phó từ nào?
A. Đừng
B. Vào
C. Cả
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Câu văn: “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.” có mấy phó từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 6: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
A. Quan hệ thời gian; mức độ | C. Sự phủ định; cầu khiến |
B. Sự tiếp diễn tương tự | D. Quan hệ trật tự |
Câu 7: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?
A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.
B. Phó từ “thấy” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.
C. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự phủ định.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 8: Từ nào không phải là phó từ chỉ sự cầu khiến?
A. Hãy
B. Vẫn
C. Đừng
D. Chớ
Câu 9: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”
A. Chung
B. Đã
C. Là
D. Không có phó từ
Câu 10: Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:
A. Chỉ mức độ
B. Chỉ khả năng
C. Chỉ kết quả và hướng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Từ nào là phó từ chỉ khả năng trong câu sau: “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.”?
A. Cũng
B. Không
C. Được
D. Cả A, B đều đúng
Câu 12: Xác định phó từ và ý nghĩa của chúng trong câu văn sau: “Vừa chén xong, chị ta tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.”
A. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa thời gian.
B. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa mức độ.
C. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa thời gian.
D. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa mức độ.
Câu 13: Câu “Em tôi đang ngồi học nên nó không đi chơi đâu.” có mấy phó từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 14: Trong đoạn văn: […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 15: Phó từ chỉ kết quả và hướng trong câu sau là gì: “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”?
A. “nhô” – “hụp”
B. “giữa” – “đầu”
C. “lên” – “xuống”
D. Cả ba đáp án trên
Câu 16: Những từ nào thuộc phó từ chỉ mức độ?
A. Rất
B. Lắm
C. Quá
D. Cả ba đáp án trên
giúp mk vs mk đang cần gấp