tổng số hạt trong MX 3 là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn ko mang điện là 60
Số khối của M nhỏ hơn số khối của X là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+là 16 hạt
Xác định công thức phân tử của MX3
Tổng số hạt p, n , e trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt p, n, e tron X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Xác định M và X
Gọi số hạt proton, electron, notron trong M lần lượt là \(p_M;e_M;n_M\)
số hạt proton, electron, notron trong X lần lượt là \(p_M;e_M;n_M\)
\(\Rightarrow p_M+e_M+n_M+3.\left(p_X+e_X+n_X\right)=196\)
\(\Rightarrow2p_M+n_M+6p_X+3n_X=196\left(1\right)\)
Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 nên \(p_M+e_M-n_M+3\left(p_X+e_X-n_X\right)=60\)
\(\Rightarrow2p_M-n_M+6p_X-3n_X=60\) (2)
Mặt khác khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
\(\Rightarrow p_X+n_X-p_M-n_M=8\left(3\right)\)
Và tổng số hạt p, n, e trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16
\(\Rightarrow p_X+e_X+1+n_X-p_M-e_M+3-n_M=16\\ \Rightarrow2p_X+n_X-2p_M-n_M=12\left(4\right)\)
Từ (1); (2); (3); (4) suy ra
\(p_M=13;n_M=14;p_X=17;n_X=18\)
Vậy M là Al còn X là Cl
Phân tử \(MX_3\) có tổng số hạt proton, electron, và neutron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong \(X^-\) nhiều hơn trong \(M^{3+}\) là 16. Công thức của MX3 là
Ta có: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện)
- Trong MX3 có tổng số hạt p, e, n là 196.
⇒ 2PM + NM + 3.2PX + 3NX = 196 (1)
- Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.
⇒ 2PM + 3.2PX - NM - 3NX = 60 (2)
- Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 8.
⇒ PX + NX - PM - NM = 8 (3)
- Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16.
⇒ 2PX + NX + 1 - (2PM + NM - 3) = 16 (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_M=13=Z_M\\N_M=14\\P_X=17=Z_X\\N_X=18\end{matrix}\right.\)
→ M là Al, X là Cl.
Vậy: CTHH cần tìm là AlCl3.
Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt (p, n, e) trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Vậy M và X lần lượt là:
A. Al và Cl
B. Cr và Cl
C. Cr và Br
D. Al và Br
Định hướng 1: Giải theo phương pháp lập hệ:
Gọi Z,N,E,Z',N',E' lần lượt là số p, n, e có trong nguyên tử M và X ta có:
Theo giải thiết ta có
M và X là Al và Cl
Định hướng 2: Liệu có cách nào giải nhanh hơn không? Quan sát thấy từ dữ kiện “Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử MX3 là 196” ta có thể tìm tổng số hạt trung bình từ đó có thể loại dần các đáp án sai:
Ta có:
Ta thấy tổng số hạt của Clo và Brom đều lớn hơn 49
Do đó M phải có tổng số hạt bé hơn 49 M chỉ có thể là Al.
Từ (5) ta suy ra SX = 52. Vậy X là Cl.
Đáp án A
A là hợp chât có công thức MX3. Tổng số hạt P,N,E trong A là 196. Trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 60. Số khối của M nhỏ hơn số khối của X là 8. Tổng số hạt trong ion X- nhiều hơn tổng số hạt trong ion M^3+ là 16. viết kí hiệu ntu của M,X
Gọi số p = số e- trong M là Z1
Gọi số n là N1
Gọi số p = số e- trong X là Z2
Gọi số n là N2
Phân tử MX3 có tổng số hạt p,n,e là 196
=> (2Z1 + N1) + 3(2Z2 + N2) = 196
=> (2Z1 + 6Z2) + (N1 + 3N2) = 196 (1)
hạt mang điện > hạt ko mang điện là 60
=> (2Z1 + 6Z2) - (N1 + 3N2) = 60 (2)
Số khối của M < X là 8
=> (Z2 + N2) - (Z1 + N1) = 8
=> (Z2 - Z1) + (N2 - N1) = 8 (3)
Tổng số hạt trong ion M3+ là : 2Z1 + N1 – 3
Tổng số hạt trong ion X- là : 2Z2 + N2 + 1
Tổng số hạt trong ion M3+ < X- là 16
=> 2Z2 + N2 + 1 – ( 2Z1 + N1 – 3 ) = 16
=> 2(Z2 – Z1) + N2 - N1 = 12 (4)
Giải hệ 4 phương trình 4 ẩn => kết quả
Lấy (1) + (2) => 2(2Z1 + 6Z2) = 256 => (Z1 + 3Z2) = 64 (5)
Lấy (4) - (3) => (Z2 - Z1) = 4 (6)
Lấy (5) + (6) => 4Z2 = 68 => Z2 = 17 => Cl
Thay Z2 = 17 vào (6) => Z1 = Z2 - 4 = 13 => Al
Vậy : MX3 là AlCl3
Hợp chất MX có tổng số hạt là 86 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 12. Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 18. Xác định M và X
Gọi số hạt proton, electron, notron trong M lần lượt là \(p_M;e_M;n_M\)
số hạt proton, electron, notron trong X lần lượt là \(p_X;e_X;n_X\)
\(\Rightarrow2p_M+n_M+2p_X+n_X=86\left(1\right)\)
Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26
\(\Rightarrow2p_M-n_M+2p_X-n_X=26\left(2\right)\)
Ta có số khối của X lớn hơn số khối của M là 12
\(\Rightarrow p_X+n_X-p_M-n_M=12\left(3\right)\)
Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 18
\(\Rightarrow2p_X+n_X-2p_M-n_M=18\left(4\right)\)
Từ (1); (2); (3); (4) ta có:
\(p_M=11;n_M=12;p_X=17;n_X=18\)
Vậy M là Na còn X là Cl
Tổng số hạt trong MX (Phân tử gồm 1 nguyên tử M + 1 nguyên tử X):
2ZM + NM + 2ZX + NX = 86
Trong phân tử MX, số hạt mang điện (2ZM + 2ZX) nhiều hơn số hạt không mang điện (NM + NX):
(2ZM + 2ZX) – (NM + NX) = 26
Số khối của X (ZX + NX) lớn hơn số khối của M (ZM + NM):
(ZX + NX) – (ZM + NM) = 12
Tổng số hạt trong X (2ZX + NX) nhiều hơn tổng số hạt trong M (2ZM + NM):
(2ZX + NX) – (2ZM + NM) = 18
Giải hệ trên được:
ZM = 11
ZX = 17
Vậy M là Na, X là Cl
Phân tử MX3 có tổng số hạt bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong X là 8 hạt. Xác định công thức của MX3
A. AlCl3
B. FeCl3
C. AlBr3
D. FeBr3
Tổng số các hạt trong phân tử MX3 là 196 → 2ZM + NX + 3. ( 2ZX + NX ) = 196 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt → 2ZM+ 3. 2ZX - NM- 3. NX = 60 (2)
Giải hệ (1), (2) → 2ZM+ 3. 2ZX= 128, NM+ 3. NX = 68
Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong X là 8 hạt → 2ZX - 2ZM = 8
Ta có hệ
M là Al và X là Cl
Vậy công thức của MX3 là AlCl3.
Đáp án A.
cho một chất MX2.Trong phân tử Mx2 tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 44 . Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định p của M và X
nếu onl lại thì lần sau đứng ba h gắn mặt cười vậy vì nó sẽ ko hiển thị trong mục chưa trả lời nên mọi nguoif ko biết
Trong phân tử MX2 có tổng số hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 44 hạt. Số khối của nguyên tử X lớn hơn của M là 11. Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt. Xác định công thức phân tử của hợp chất MX2
A. MgCl2.
B. SO2.
C. CO2.
D. CaCl2.
Một hợp chất có công thức MX. Tổng số các hạt trong hợp chất là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số các hạt trong X2- nhiều hơn trong M2+ là 16. Công thức MX là
giải giùm mình với ạ mình cảm ơn nhiều!