Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
22 tháng 11 2016 lúc 19:59

- Sở dĩ tác giả nói rằng, cốm không phải thức quà của người vội là bởi: phải ăn chậm rãi và thong thả mới có thể cảm nhận được những hương vị phong phú được kết tinh trong món ăn này.

- Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại, chất ngọt của cốm, mùi hơi ngát của lá sen già bọc cốm.

đề bài khó wá
1 tháng 12 2016 lúc 20:07

Sở dĩ tác giả cho rằng như vậy là :

Ăn cốm phải ăn chút ít, thông thả ngẫm nghĩ để thưởng thức những vị ngon của cốm mới có thể biết được vị ngon của cốm, mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm mát của lá sen.

Chúng ta hãy nhẹ nhàng nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà cốm.

 

Lan
27 tháng 11 2017 lúc 20:18

- Sở dĩ tác giả nói rằng cốm không phải thức quà của người vội là bởi: phải ăn chậm rãi thong thả mới có thể cảm nhận được những hương vị phong phú được kết tinh trong món ăn này.

- Trong cảm nhận của tác giả cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị đó là mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại, chất ngọt của cốm, mùi hơi ngát của lá sen già bọc cốm.

Elizabeth
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
1 tháng 12 2016 lúc 19:44

mk chỉ làm ý, còn bài văn bn tự viết nha!!

TRINH MINH ANH
1 tháng 12 2016 lúc 19:56

à!!mà thôi!!bn hãy tham khảo bài ở dươi nhé!!(cx có bài tương tự)

thao pham
Xem chi tiết
Lê Dung
1 tháng 12 2016 lúc 19:05

1. Mở bài:
Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau. Thạch Lam- 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc "Hà Nội băm sáu phố phường" . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích " Một... cốm" dc coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của HN, của dân tộc VN ta.
2.Thân bài:
*Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng
_ Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm-1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra dc cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ "sự nhuần thấm...bát ngát xanh".
+ Nguyên liệu làm ra cốm dc hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là "1 giọt sữa trắng...hoa cỏ".
+ Nhà văn TL đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang dc thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.
+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả ko quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự "trân trọng, bí mật...đời khác". Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:"cốm Vòng ngon nổi tiếng...rất riêng biệt". Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)
_ Nhà văn TL đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng= tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy dc cốm Vòng là"thức dâng của những...nội cỏ An Nam".
*Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng
_ Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa dc bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như "hồng cốm tốt đôi" vậy.
_ Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo"Màu xanh non của cốm...ngọc lựu già". Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người VN ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: "ăn cốm ko thể ăn vội vàng...ngẫm nghĩ". Có như thế mới thưởng thức hết dc hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận dc "Trời sinh ra lá sen...lá sen.
_ Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay.
* Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết. Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi chúng ta như dc mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Cảm ơn nhà văn TL qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá của HN, giúp ta hiểu dc nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của VN. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta.

Nguyễn Minh Châu
10 tháng 12 2017 lúc 15:53

Khó 😞😞😞😞😞

Yasuo Gank  Team
13 tháng 12 2017 lúc 20:31

CC

phamtiennam
Xem chi tiết
Minh Hiếu
19 tháng 3 2022 lúc 5:13

Tham khảo:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Linh
5 tháng 12 2016 lúc 20:55

tớ cũng đg lm

Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Harry Huyền
24 tháng 11 2016 lúc 22:03

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Đó là phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc mà nhà văn đã phát hiên để trân trọng, nâng niu, gìn giữ. Đó cũng là sự am hiểu và lòng yêu mến của t/g đối với quê hương đất nước qua tình yêu sâu sắc 1 đặc sản của HN

Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Minh Thư
8 tháng 12 2016 lúc 10:16

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Đó là phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc mà nhà văn đã phát hiên để trân trọng, nâng niu, gìn giữ. Đó cũng là sự am hiểu và lòng yêu mến của tác giả đối với quê hương đất nước qua tình yêu sâu sắc 1 đặc sản của Hà Nội.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Thu Ngà
22 tháng 11 2016 lúc 20:15

HELP ME!

 

Huyền Lưu
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

minh nguyet
7 tháng 3 2021 lúc 20:26

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

SonGoku
8 tháng 3 2021 lúc 20:34

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộcKhông chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.