Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Leminhhieu
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 6 2021 lúc 15:20

Tham khảo nha em:

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Phải chăng việc nói lời chào trở thành quá khó?. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người. 

Câu nghi vấn: in đậm nghiêng

 

Hắc Hoàng Thiên Sữa
29 tháng 6 2021 lúc 18:12

Tham khảo!!!

ừ xưa đến nay ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu của mình trong kho tàng tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Dân tộc Việt Nam vốn rất trọng lễ nghĩa. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng những người xung quanh. Trong bất kì hoàn cảnh nào, lời chào hỏi luôn thể hiện nhân cách của một con người. Cách nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” muốn khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người.

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Dù có đói nghèo nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là việc ăn uống. Một lời chào hỏi sẽ thể hiện sự kính trọng với những người xung quanh:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

 

Đến ngày nay, nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Như vậy có thể nói câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Dàn ý!!!

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Thư2302
Xem chi tiết
Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 15:39

Tham khảo

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.

Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 15:40

Tham khảo: Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.

Namoss
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Bảo An
Xem chi tiết
Đại Phạm
Xem chi tiết
Đặng Hà Minh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
12 tháng 4 2021 lúc 20:18

 Bạn tham khảo nha:

Trong cuộc sống, thái độ ứng xử của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Xã hội phát triển con người mới tồn tại và có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Vì vậy, tự giác thực hiện trách nhiệm với mình, với gia đình và cộng đồng xã hội là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người. Xây dựng, bảo vệ những giá trị chung, sự an toàn của cộng đồng chính là bảo vệ lợi ích của cá nhân và gia đình mình.

Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nhĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức trong cách nghĩ và hành vi của con người, phù hợp với yêu cầu chung, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân và hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Một xã hội văn minh đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức tự giác theo cái đúng ở mọi lúc, mọi nơi kể cả trong gia đình hay nơi công cộng. Vấn đề là làm thế nào để mọi người tự giác. có thể nói, có hai yếu tố quyết định sự tự giác của cá nhân là giáo dục và môi trường xã hội. Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia đình, rồi đến nhà trường, cộng đồng xã hội. Một đứa trẻ từ trẻ từ khi con nhỏ đã được ông bà, cha mẹ, anh chị dạy dỗ việc ăn, ngủ, học hành, vệ sinh, lễ phép, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn… biết làm những việc có ích cho gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi, lớn lên được nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể tiếp tục dạy những điều đó, thì chắc chắn sẽ hình thành một công dân có ý thức tự giác, biết yêu thương gia đình, có trách nhiệm với Tổ quốc. Cùng với việc dậy dỗ, học tập để con người tự giác, cũng cần phải có một xã hội tiến bộ để sự tự giác của cá nhân phát triển.. Hiện nay, các bậc phụ huynh cũng rất lúng túng khi dạy con, cháu mình tự giác. Bởi khi các cháu ra ngoài nhiều khi phải chứng kiến việc người lớn không tự giác, các hành vi chen lấn, xô đẩy, không thực hiện vệ sinh chung, không tôn trọng người khác... Rất nhiều trường hợp tắc đường và xảy ra tai nạn, lại do chính lỗi của người tham gia giao thông vì thiếu ý thức tự giác, chen lấn, không nhường đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích... Nhiều khi chỉ vì hành vi thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm với xã hội mà con người đã gây ra thiệt hại không chỉ với cá nhân mình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

Trong thời gian đại dịch covid-19 vừa qua, chúng ta được chứng kiến rất nhiều trường hợp vì thiếu trách nhiệm, mà cá nhân đã gây ra thiệt hại khôn lường cả về tinh thần và vật chất cho xã hội. Có lẽ, còn rất lâu người Việt Nam mới quên cái đêm ngày 06/3/2020, một cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội, đi từ vùng có dịch ở nước ngoài về nhưng không tự giác khai báo để cách ly được phát hiện dương tính với SARS-coV-2. Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng vạn người do trường hợp này gây ra. Đó là chưa nói đến sự an nguy của cộng đồng và sự xáo trộn xã hội, khi có thêm nhiều người lây nhiễm mắc cOVID-19 từ hành vi vô tình “gieo rắc virus” của bệnh nhân thứ 17, nếu như chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời, quyết liệt. Cũng trong thời gian này, nhiều người không tự giác thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng chống dịch, thiếu trách nhiệm với xã hội, có trường hợp còn chống đối người thi hành công vụ. Một số người lại có những hành vi làm nguy hại cho cộng đồng, bằng việc đua xe, hay tung những tin giật gân trên mạng xã hội, chỉ vì thói ích kỷ để thu hút sự chú ý của nhiều người. Nguy hiểm hơn những tin đồn thất thiệt, tin giả trên mạng với tốc độ lây lan nhanh chóng, mà người ta gọi là “virut” độc hại, cũng nguy hiểm không kém dịch bệnh và đôi khi chính những dòng chữ vô cảm ấy, còn trở thành tội ác đối với đồng loại. Đã có những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh mà găm hàng, tăng giá trục lợi và có những hành xử thiếu tình người, thậm trí còn sản xuất thiết bị y tế giả, hàng kém chất lượng thu lợi bất chính và gây nguy hại cho người sử dụng. Đặc biệt, còn có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của đồng bào mình để chia nhau... Tuy nhiên, đó chỉ là những số ít và đã bị xã hội lên án, pháp luật sẽ nghiêm trị làm bài học cảnh tỉnh cho người người vô cảm, thiếu ý thức trách nhiệm trước đồng loại. Cái tốt, cái thiện luôn ở vị trí thượng phong, để những người ích kỷ, định làm điều xấu xa phải tự thấy ái ngại, xấu hổ mà dừng lại.

Xã hội không thể tốt đẹp nếu người ta chỉ nói những điều tốt đẹp, mà không có những hành động đẹp. Mỗi người đều có việc phải làm để tồn tại và phát triển. Xong xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi có nhiều người có khả năng tự quản lý mình, tự giác thực hiện trách nhiệm của cá nhân theo yêu cầu của xã hội. Người tự giác, sống có trách nhiệm luôn được người khác tôn trọng và chắc chắn họ sẽ thành công trong cuộc sống. Xã hội chúng ta hôm nay có rất nhiều người tử tế và luôn luôn cần thêm nhiều người tử tế hơn nữa, để xã hội văn minh và xây dựng đất nước Việt Nam phát triển ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống của Dân tộc
Leminhhieu
Xem chi tiết
M r . V ô D a n h
2 tháng 7 2021 lúc 16:32

tham khảo:

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

 

Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

 

Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

 

Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Sad boy
2 tháng 7 2021 lúc 16:44

THAM KHẢO

Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên? Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào. Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

thu hà
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
28 tháng 8 2019 lúc 13:28

I. DÀN Ý: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ KHOẢNG LẶNG TRONG CUỘC SỐNG

1. Mở Bài

- Giới thiệu vấn đề được nghị luận.

2. Thân Bài

- Giải thích khoảng lặng là gì?

+ Khoảng lặng là giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái không phải suy nghĩ, lo lắng bất cứ điều gì cả.

+ Khoảng lặng là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe nhịp tim của mình.

+ Khoảng lặng là một khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ để bản thân nhìn về những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai.

+ Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo những muộn phiền ngoài kia.

- Vì sao con người cần có khoảng lặng?

+ Xã hội: Xã hội phát triển, thời đại công nghệ, con người dần bị cuốn vào công việc,...

+ Gia đình: Những áp lực từ cuộc sống gia đình, con cái, cơm áo gạo tiền, ...

+ Công việc: Số lượng công việc nhiều, không tìm được việc làm ưng ý, ...

+ Tình yêu: Sự cô đơn trong tình cảm, những lần bất đồng quan điểm, cãi vả, ...

+ Mối quan hệ giữa người với người...

=> Bởi chạy đua theo nhu cầu cuộc sống, theo dòng chảy cuộc đời mà con người dần trở nên vội vã, quên đi chính bản thân mình. Họ dần rơi vào trạng thái mất cân bằng, mất kiểm soát. Nhưng lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để bình tâm suy nghĩ, nhìn nhận lại mọi thứ...

- Bàn luận, mở rộng:

+ Kể câu chuyện của chính mình hoặc ai đó về việc cần thiết của những khoảng lặng.

+ Giữa dòng đời xô bồ, có ai không mong được một phút giây nào đó được thảnh thơi, được thu mình vào một thế giới riêng. Khi đó đừng ngại ngần, hãy tự cho mình một khoảng lặng.

-Liên  hệ bản thân

3.KẾT BÀI

Đánh giá chung. Bài học nhận thức và hành động.

Châu's ngốc

Nguyễn Ý Nhi
28 tháng 8 2019 lúc 13:32

Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống này bế tắc? Đã bao giờ bạn thấy thế giới này như quay lưng với bạn? Những khi đó bạn thường làm gì? Tự nhốt mình trong phòng, lựa chọn chạy trốn hay điên cuồng lao đầu vào công việc? Ai trong chúng ta cũng phải trải qua những ngày như thế. Và khi đó điều ta cần nhất chính là tự cho mình một khoảng lặng - để bình tâm nhìn nhận lại mọi chuyện đã qua.

Ngày còn bé khi nghe ba mẹ nói về khoảng lặng trong cuộc sống, tôi vẫn luôn mơ hồ chẳng biết đó là gì. Khi lớn lên, sự tò mò đã thôi thúc tôi tìm hiểu về nó. Vậy khoảng lặng là gì? Là giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái không phải suy nghĩ, lo lắng bất cứ điều gì cả. Là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe nhịp tim của mình. Là một khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ để bản thân nhìn về những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai. Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo những muộn phiền ngoài kia. Không phải điều gì lớn lao, suy cho cùng khoảng lặng chính là lúc chúng ta cho phép mình quên đi thế giới thực tại.

Tôi đã bao lần tự hỏi tại sao xã hội càng phát triển, con người cần có khoảng lặng? Có lẽ, hành trình đi tìm câu trả lời sẽ rất gian nan với một cô học trò cấp ba như tôi. Xã hội tiến bộ, thời đại công nghệ phát triển, con người bị cuốn vào công việc, guồng quay cuộc sống. Chạy đua cùng thời gian, cùng dòng chảy của xã hội, con người dần biến mình thành một cỗ máy. Họ không ngừng làm việc, không ngừng kiếm tiền. Người lớn chịu áp lực từ công việc rồi khi trở về nhà sẽ có những gánh nặng cơm, áo, gạo tiền rồi gia đình bên nội, bên ngoại. Bao thứ bủa vây lấy họ. Những lúc đó họ nên làm gì? Cần thiết nhất chính là tự ngưng lại mọi thứ, cho bản thân một khoảng lặng để bình tâm, nạp năng lượng rồi chiến đấu tiếp.

Hay trong tình yêu, sau bao lần đổ vỡ người ta thường có xu hướng khép mình, ngại mở lòng với người sau. Thậm chí có người mất niềm tin vào tình yêu, họ căm ghét chuyện tình cảm, họ cho rằng ai cũng như người trong quá khứ. Khi ấy điều họ cần chính là một khoảng thời gian đủ để suy nghĩ, nhìn và chấp nhận những chuyện đã qua. Đồng thời tự cho mình và cho người một cơ hội.

Và đặc biệt tuổi trẻ chúng ta, cần những khoảng lặng hơn bao giờ hết. Chắc hẳn bạn đã nghe đến cái chết thương tâm của một thành viên nhóm nhạc SHINee là Jonghuyn. Anh ấy chết vì bệnh trầm cảm, hay chính vì không thể chịu đựng được nữa những áp lực của cuộc sống. Hằng ngày anh ấy vẫn gồng mình để hứng chịu mọi thứ, cho đến một ngày không thể chịu được nữa anh đã chọn cái chết để giải thoát tất cả. Giá như khi đó anh tự cho mình một khoảng thời gian ngắn thôi để suy nghĩ, để tìm bình yên trong tâm hồn, có lẽ đã không xảy ra chuyện đau lòng đó. Con người hiện đại thường vội vã, quên đi chính bản thân mình. Họ dần rơi vào trạng thái mất cân bằng, kiểm soát. Những lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để nhìn nhận lại mọi thứ...

Giữa dòng đời xô bồ ai chẳng mong muốn được một lần thu mình vào thế giới riêng. Nhiều khi đi làm về chỉ muốn ngả lưng lên chiếc giường thân yêu, tạm gác đi những mệt mỏi ngoài kia nhưng nhận ra mình còn gia đình, lại phải bật dậy và cố gắng. Phàm là con người ai cũng có một giới hạn chịu đựng nhất định, đến hạn mức sẽ không thể tiếp tục được nữa. Khi đó, đừng cố nữa, mà hãy dừng lại. Cuộc đời cần có những dấu phẩy trước khi đến được dấu chấm cuối cùng.

Riêng bản thân tôi, ở những năm tháng cấp ba, áp lực nhất có lẽ là chuyện thi cử, học hành. Dưới sức ép từ ba mẹ, nhà trường đã có lúc tôi rơi vào bế tắc thật sự. Nhưng rồi tôi đã suy nghĩ tích cực hơn, tôi xin phép ba mẹ cho tôi được thư thả vài ngày để tâm trạng thoải mái hơn. Tôi dành ba ngày để suy nghĩ về ước mơ, về đam mê, về những thứ tôi sẽ có được và mất đi nếu tôi thành công hay thất bại. Tôi vạch ra cho bản thân một kế hoạch ổn định hơn, ít áp lực hơn, tự nhủ phải luôn giữ cho tâm thật thoải mái. Và mỗi lần như vậy tôi thấy bản thân tốt hơn rất nhiều, chẳng còn bi quan như trước đó. Thật ra con người chúng ta ai cũng luôn cần một khoảng lặng để được nghỉ dưỡng cho tâm hồn, cho thể xác.


Khoảng lặng - điều mà ta đang tìm kiếm. Nếu mỗi ngày trôi qua của bạn đang rất mệt mỏi hãy ngừng lại mọi thứ, chọn cho mình một góc, bình ổn lại tất cả. Cuộc sống này cần lắm những khoảng lặng, cũng giống như giữa chốn ngục tù ô nhục trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân vẫn tồn tại một Viên quản ngục có thiên lương trong sáng. Nếu cuộc đời là một bản nhạc hỗn loạn, lắm nốt cao độ thì khoảng lặng chính là những nốt trầm da diết, giúp ta cân bằng cuộc sống.

hơi ngắn đấy ạ:(

Nguyễn Vũ Bảo Hân
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
22 tháng 5 2022 lúc 8:46

Tham khảo

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

* Giải thích khái niệm:

-Trong sáng là gì?

-Sự trong sáng trong tiếng Việt là gì?

-Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt

-Không pha tạp, hòa nhập nhưng không hòa tan

-Sự sáng tạo phải tuân theo quy tắc

-Đảm bảo tính văn hóa, lịch sự, đạo đức trong tiếng Việt

* Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

-Tôn trọng và giữ gìn giá trị của tiếng Việt

-Cân nhắc trong sử dụng tiếng Việt, không lai tạp tùy tiện

-Thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt

-Sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực, lịch sự

3. Kết bài

Khẳng định vai trò của việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước.

Bài làm

Đã là người con của dân tộc Việt Nam, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng đặc biệt hơn cả là giới trẻ ngày nay. Bởi đây là thế hệ có tư tưởng mở, dễ tiếp thu, dễ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các tư tưởng bên ngoài, đồng thời đây cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì đây là thứ ngôn ngữ mẹ đẻ, là thứ để phân biệt giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. Để thực hiện được trọng trách này, trước hết giới trẻ phải có sự tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó phải tích cực trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, làm phong phú thêm khả năng tiếng Việt của chính bản thân mình. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.