Chính sách hạn chế ngoại thương của triều nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ điều gì
Vào nửa đầu thế kỉ XIX , vì sao triều Nguyễn ( thời của vua Gia Long - Nguyễn Ánh ) hạn chế ngoại thương?
Trl hay mình tick nha <3
Nhà Nguyễn hạn chế ngoại thương là vì do nhà Nguyễn nhận thấy dã tâm xâm lược của phương Tây và sợ các nước khác lấy lí do buôn bán để sang nước ta xâm lược |
1.Ở nửa đầu thế kỉ XIX,nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi?☘
2.Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị,đối ngoại,kinh tế,xã hội.▲
3.Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta.✿
4.Tóm tắt những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX.❤
vì sao thế kỉ 18 , các chúa Trịnh , chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương . Theo em ngày nay nước ta có nên áp dụng chính sách ngoại thương hay ko ? Vì sao ?
Trình bày sự thành lập vương triều Nguyễn. Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn có những hạn chế gì?
*Sự thành lập vương triều Nguyễn:
- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.
- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.
- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.
- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.
- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).
*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn
- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.
+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.
+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.
-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
- Đối với các phương Tây:
+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.
+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):
-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây
-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.
Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.
Giải thích về chính sách ngoại thương của chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
- Nêu được chính sách hạn chế ngoại thương.
- Giải thích vì sao lại hạn chế ngoại thương.
tham khảo :))
Giải thích về chính sách ngoại thương của chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
- Nêu được chính sách hạn chế ngoại thương.
- Giải thích vì sao lại hạn chế ngoại thương.
Đến đầu thế kỉ XIX các đô thị ở nước ta suy tàn dần do:
A. nội thương kém phát triển
B. chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình
C. thủ công nghiệp kém phát triển
D. ngoại thương kém phát triển
B. chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình
Nêu những điểm mới về tổ chức chính quyền và chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX.
refer
* Chính trị, quân sự:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.
* Đối ngoại:
- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.
- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
- Thương nghiệp:
+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…
+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
* Xã hội:
- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.
- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.
refer
* Chính trị, quân sự:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.
* Đối ngoại:
- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.
- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
- Thương nghiệp:
+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…
+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
* Xã hội:
- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.
- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
a) Ưu điểm
- Nông nghiệp
+ Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.
+ Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.
- Thủ công nghiệp
+ Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.
+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.
+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì
+ Nhiều nghề mới xuất hiện
b) Hạn chế
- Nông nghiệp
+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.
- Thủ công nghiệp
+ Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.
+ Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.
- Thương nghiệp
+ Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.
+ Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.
Chính sách đối của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19, chính sách đã ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển đất nước
Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.