Những câu hỏi liên quan
🍧《Akarui♌tsuki》🍨
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
25 tháng 4 2021 lúc 10:59

Khi các nhà khảo cổ khai quật điểm khảo cổ Gò Bông, bên cạnh những di vật trong tầng văn hóa đã tìm thấy một số di vật bằng đồng lớn trong những trường hợp ngẫu nhiên như: Thạp Ðào Thịnh, Thạp đồng Vạn Thắng, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Vũ Bị... Có thể xem những Thạp đồng và Trống đồng là những tác phẩm kỳ diệu nhất, biểu hiện đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thời Hùng Vương.

Thời Hùng Vương - một thời rực rỡ của nền văn minh cổ đại mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về một truyền thống văn hóa hơn bốn nghìn năm mà sự xuất hiện một số sản phẩm đã sánh ngang với những quốc gia cổ đại nhất của nhân loại.

Trống đồng Hùng Vương - sản phẩm đẳng cấp thời cổ đại với những giá trị trải qua chặng đường dài phát triển hàng nghìn năm. Ðiều đó được chứng minh trên hàng chục chiếc trống đồng: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Ðà, Miếu Môn... Mỗi chiếc trống đều được khắc ghi thể hiện khá đầy đủ về một giai đoạn của xã hội đương thời.

Bằng phương pháp chế tác điêu luyện, những người thợ đúc trống đồng thời Hùng Vương đã tạo nên những chiếc trống đồng vừa tinh xảo về kỹ thuật, vừa cân đối và hài hòa về thẩm mỹ. Ðáng tiếc, cho đến nay vẫn còn có người hỏi: Có đúng là ta làm được như thế không?... Khó biết người xưa điêu luyện thế nào mà đã làm ra được trống đồng? Giải đáp về vấn đề này ta hãy cùng quay về với những di chỉ khảo cổ để hiểu việc đúc trống đồng của người Việt cổ ta xưa.

Ðúc trống đồng có những đặc điểm kỹ thuật là: trống kín ba mặt, hoa văn trang trí khắp trống và có hai quai.

Mẫu trống có thể làm bằng gỗ hoặc bằng đất. Trước khi làm khuôn phải nghĩ đến phương pháp rót, vì phải phụ thuộc vào cách rót mà người ta tạo ra khuôn khác nhau. Tạo ra khuôn rồi phải cho vào sấy. Ðối với một số trống lớn (như trống đồng Ngọc Lũ, đường kính mặt trống 70 cm) thường phải rót đùn sấp và rót đùn ngửa.

Xem lại, các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... đều thấy các hoa văn sắc nét, rõ ràng, quanh thân trống và các chỗ tiếp giáp thân và mặt trống không để lại vết đúc của các đậu rót, đây chính là rót theo cách rót đùn. Muốn rót theo kiểu này nước đồng phải thật loãng, nhiệt độ từ 1.200oC đến 1.250oC. Có như vậy đậu hơi mới thoát hơi trên khuôn.

Cách làm khuôn và cách đúc đồng của những thợ thủ công thời Hùng Vương thế nào ? Có lẽ câu trả lời không chỉ là với 'ai đó' mà còn với cả tiến sĩ Wihemlm G.Solheim II - Giáo sư nhân chủng học ở Trường đại học Ha-vớt, người từng đặt ra vấn đề: 'Loài người biết trồng trọt và đúc đồng ở đâu trước?'. Ông cho rằng: 'Bước đầu tìm đến văn minh này có thể phát xuất từ Ðông - Nam Á'.

Cụ thể là ở Việt Nam, nơi những thợ thủ công thời Hùng Vương đã trực tiếp nấu đồng, chế tác ra những chiếc trống đồng nổi tiếng được tìm thấy ở các di chỉ Ðông Rền, Gò Bông, Ðồng Ðầu, Vinh Quang... nơi từng là địa bàn của các cư dân Văn Lang sống trên địa bàn ven sông Hồng vào giữa thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Việt Nam chính là quê hương của những chiếc trống đồng cổ và là cái nôi trống của vùng Ðông - Nam Á, bởi không có một quốc gia nào ở khu vực lại có số lượng trống đồng nhiều, lớn và đẹp như trống đồng ở nước ta.

Trống đồng thật sự là biểu tượng sáng chói văn hóa Việt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
🍧《Akarui♌tsuki》🍨
25 tháng 4 2021 lúc 17:05
Bạn ơi mình chỉ hỏi giá trị của trống đồng đối với đời sống tinh thần của nhân dân ta thôi mà
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thanh Phương
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
24 tháng 3 2016 lúc 11:09

- Đời sống vật chất:

+ Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra, cư dân còn trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối. cam...

+ Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền... đều được chuyên môn hoá.

+ Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao. Cư dân cũng bắt đầu biết rèn sắt.

- Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ: rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Làng. chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền. Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.

- Đời sống tinh thần:

+ Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự đo, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.

+ Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng).

+ Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán (qua truyện “Tấm Cám'', bánh Chưng, bánh giầy''…

 

Bình luận (0)
nhật minh
Xem chi tiết
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
24 tháng 3 2022 lúc 19:05

Gợi ý trả lời:

- Nông nghiệp:

+ Săn bắt, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi.

+ Công cụ lao động được cải tiến đã đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

 - Thủ công nghiệp:

+  Một số ngành nghề thủ công truyền thống: Nghề gốm, nghề chế tác đá, đúc đồng, nghề se sợi – dệt vải, nghề đan lưới, nghề mộc, nghề chế tác đồ xương, sừng,…

+ Một số nghề thủ công đạt trình độ kĩ thuật cao: Nghề gốm, nghề chế tác đá, nghề luyện kim.

-Thương nghiệp: Biết trao đổi, buôn bán hàng hoá với nhiều vùng đất khác.

=> Đời sống cư dân của cư dân Đồng Nai thời tiền sử, sơ sử được cải thiện, nâng cao

Bình luận (0)
So Pham
Xem chi tiết
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:40

tham khảo

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất. 


 

Bình luận (0)
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:42

tham khảo

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

Bình luận (0)
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:42

tham khảo

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Bình luận (0)
Phạm Tiến Thành
Xem chi tiết
Lieu Nguyen
10 tháng 5 2023 lúc 20:44

sgk

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 6:04

THAM KHẢO
- Đời sống vật chất:
+ Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.
+ Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.
+ Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
- Đời sống tinh thần:
+ Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng.
+ Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...

Bình luận (0)
Trúc Quỳnh Trần Nguyễn
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
5 tháng 12 2021 lúc 20:24

Tham khảo

Biết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa,...làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.

Bình luận (0)
S - Sakura Vietnam
5 tháng 12 2021 lúc 20:25

Tham khảo

Nêu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Khánh Hòa thời nguyên thủy.

 

TL:Họ b

iết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa,...làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.

Bình luận (0)
Blaze
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
5 tháng 8 2021 lúc 10:09

Tham khảo:

1) - Biện pháp liệt kê:

+ Cảnh người dân hộ đê với các hoạt động: người cuốc, người thuổng, đào đất, vác tre, đắp, cừ.

--> Tác dụng: miêu tả sinh động và chân thực tình cảnh khổ sở của người dân hộ đê trong đêm mưa lũ.

+ Sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu trái ngược với nhân dân hộ đê: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,...

--> Tác dụng: miêu tả sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu. Từ đó, vạch trần bộ mặt thật và lòng lang dạ sói của quan phụ mẫu, thản nhiên ăn chơi trái nghịch hoàn toàn với tình cảnh của người dân

+ Tình cảnh của nhân dân: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn

--> Tác dụng: miêu tả sự thảm thương và khổ sở đến tột cùng của nhân dân lao động khi thiên tai về và sự vô trách nhiệm, độc ác tận cùng của quan cha mẹ.

- Biện pháp so sánh:

+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê

--> Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê + như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh

--> Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân 

2) - Nội dung chính của đoạn văn '' Lịch sử ta đã có nhiều ... một dân tộc anh hùng'' (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ): Tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ

- Biện pháp tu từ: + Liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung

                             + Điệp ngữ: Chúng ta

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ: nhấn mạnh những việc làm mà ta nên và phải làm: ghi nhớ công lao, tự hào về một đất nước anh hùng

 +Liệt kê theo trình tự thời gian để diễn tả đầy đủ và sâu sắc'' những trang lịch sử vẻ vang'' của đất nước 

3) Nội dung chính của đoạn văn ''Ấy, trong khi quan lớn ... kể sao cho siết! '' (Sống chết mặc bay ): nói lên hậu quả của việc vỡ đê và bộc lộ cảm xúc thương cảm đối với cảnh nghìn sầu muôn thảm đó

Bình luận (0)