cho mạch điện gồm 2 điện trở R1 =10 ôm R2=15 ôm mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa 2 mach luôn ko đổi U=12V
a) Tính số chỉ của vôn kế V1, V2 và ampe kế A
b) mắc thêm điện trở R3=15 ôm nối tiếp vào mạch thì các chỉ số chỉ của các dụng cụ là bao nhiêu
a) vẽ sơ đồ mạch điện
b) cho R1=15 ôm, R2=20 ôm, Ampe kế chỉ 0,4 A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB
c) U'=60V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
a)
b) Điện trở tương đương là:
\(R_{tđ}=R_1+R_2=15+20=35\Omega\)
Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là:
\(U_{AB}=I.R_{tđ}=0,4.35=14V\)
c) Cường độ dòng điện lúc sau là:
\(I'=\dfrac{U'}{R_{tđ}}=\dfrac{60}{35}=\dfrac{12}{7}A\)
Vì R1 và R2 mắc nt
\(\Rightarrow I'=I_1=I_2=\dfrac{12}{7}A\)
một mạch điện gồm r1 = 2 ôm mắc nối tiếp với 1 ampe kế có điện trở không đáng kể, ampe kế chỉ 0.5A.Nếu mách thêm một mạch điện trên có điện trở R2=2 ôm nối tiếp với R1 thì số chỉ ampe kế
Cho mạch điện 2 song song và 1 nối tiếp (R1nt(R2//R3)) có R1= 2 ôm, R2=6 ôm , R3= 3 ôm, UAB= 12V điện trở của A và dây nối là không đáng kể:
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB
b. Tính số chỉ của A kế và hiệu điện thế giữa 2 điểm MN
c. Tính công suất tiêu thụ trên R3 và công suất tiêu thụ trên toàn đoạn mạch
d. Thay điện trở R2 bằng 1 bóng đèn 6V-3W . Hỏi bóng đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
a)\(R_{23}=\dfrac{R_2\cdot R_3}{R_2+R_3}=\dfrac{6\cdot3}{6+6}=2\Omega\)
\(R_{tđ}=R_1+R_{23}=2+2=4\Omega\)
b)\(I_A=I_m=\dfrac{U}{R}=\dfrac{12}{4}=3A\)
c)
Cho mạch điện gồm 2 R, R1 = 10 ôm R2 = 15 ôm mắc // với nhau và mắc vào giữa 2 điểm có hiệu điện thế ko đổi U = 15 vôn
a) tính R tương đương của mạch điện, cường độ dòng điện qua mỗi R
b) mắc thêm vào mạch điện một R là R3 nối tiếp với R12. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện (có vẽ cx đc mà ko vẽ cx k sao mik đg tập cách lm bài thoi à, mà vẽ thì tốt nhee)
c) tính cường độ dòng điện qua mỗi R, bt R3 là dây nikelin (=0,4.10^-6 m), dài 30m, tiết diện 0,05mm^2
(a) Điện trở tương đương của đoạn mạch: \(R=\dfrac{R_1R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{10.15}{10+15}=6\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện qua các điện trở: \(\left\{{}\begin{matrix}I_1=\dfrac{U}{R_1}=\dfrac{15}{10}=1,5\left(A\right)\\I_2=\dfrac{U}{R_2}=\dfrac{15}{15}=1\left(A\right)\end{matrix}\right.\)
(b) Không vẽ được mạch điện trên máy :)).
(c) Đổi: \(S=0,05\left(mm^2\right)=5.10^{-8}\left(m^2\right)\)
Giá trị điện trở \(R_3=\rho\dfrac{l}{S}=0,4\cdot10^{-6}\cdot\dfrac{30}{5.10^{-8}}=240\left(\Omega\right)\)
Điện trở tương đương của đoạn mạch: \(R=\dfrac{R_1R_2}{R_1+R_2}+R_3=6+240=246\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện qua \(R_3:I_3=I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{15}{246}=\dfrac{5}{82}\left(A\right)\)
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch \(R_{12}:U_{12}=I\cdot R_{12}=\dfrac{5}{82}\cdot6=\dfrac{15}{41}\left(V\right)\)
Cường độ dòng điện qua \(R_1,R_2:\left\{{}\begin{matrix}I_1=\dfrac{U_{12}}{R_1}=\dfrac{\dfrac{15}{41}}{10}=\dfrac{3}{82}\left(A\right)\\I_2=I-I_1=\dfrac{5}{82}-\dfrac{3}{82}=\dfrac{1}{41}\left(A\right)\end{matrix}\right.\)
cho đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp .Biết R1 =90 ôm R2=15 ôm .Hiệu điện thế đoạn mạch không đổi 12v
A tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
B mắc thêm điện trở R1 vào đoạn mạch trên thì công suất của mạch là 12w ,R2 mắc như thế nào ? tại sao ? tính R2
Cho mạch điện 2 song song và 1 nối tiếp có R1= 2 ôm, R2=6 ôm , R3= 3 ôm, UAB= 12V điện trở của A và dây nối là không đáng kể:
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB
b. Tính số chỉ của A kế và hiệu điện thế giữa 2 điểm MN
c. Tính công suất tiêu thụ trên R3 và công suất tiêu thụ trên toàn đoạn mạch
d. Thay điện trở R2 bằng 1 bóng đèn 6V-3W . Hỏi bóng đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
1 đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp R1 = 4 ôm , R2 = 10 ôm , R3 = 35 ôm . Hiệu điện thế giữa 2 đầu R3 là 7,5 V . Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu R1 ,R2 và 2 đầu đoạn mạch
\(R_{tđ}=R_1+R_2+R_3=4+10+35=49\left(\Omega\right)\)
\(I=I_1=I_2=I_3=\dfrac{U_3}{R_3}=\dfrac{7,5}{35}=\dfrac{3}{14}\left(A\right)\)
\(\left\{{}\begin{matrix}U_1=I_1.R_1=\dfrac{3}{14}.4=\dfrac{6}{7}\left(V\right)\\U_2=I_2.R_2=\dfrac{3}{14}.10=\dfrac{15}{7}\left(V\right)\\U_m=I.R_{tđ}=\dfrac{3}{14}.49=\dfrac{21}{2}\left(V\right)\end{matrix}\right.\)
Cho mạch điện gồm điện trở R2 = 20 ôm mắc song song với điện trở R3= 30 ôm cả hai điện trở này cùng mắc nối tiếp với điện trở R1= 18 ôm. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12V. A) Tính điện trở tương đương của cả mạch điện B) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở
\(MCD:R1nt\left(R2//R3\right)\)
\(=>R=R1+R23=R1+\dfrac{R2\cdot R3}{R2+R3}=18+\dfrac{20\cdot30}{20+30}=30\Omega\)
\(=>I=I1=I23=\dfrac{U}{R}=\dfrac{12}{30}=0,4A\)
Ta có: \(U23=U2=U3=U-U1=12-\left(0,4\cdot18\right)=4,8V\)
\(=>\left\{{}\begin{matrix}I2=\dfrac{U2}{R2}=\dfrac{4,8}{20}=0,24A\\I3=\dfrac{U3}{R3}=\dfrac{4,8}{30}=0,16A\end{matrix}\right.\)
Bài 1 (10 điểm): Cho mạch điện AB có hiệu điện thế 9V không đổi. Trong mạch có R1 = 6 ôm mắc nối tiếp với R2 = 30 ôm. a) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở? b) Mắc thêm R3 = 20 ôm song song với điện trở R2. Tính : - Điện trở tương đương của mạch? - Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?