Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm hật ni
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 12 2021 lúc 21:17

Em tham khảo:

Chuyện về lòng nhân ái: 

Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyên khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.

Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.

“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sỹ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.

Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 9 2019 lúc 9:04

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 9 2017 lúc 16:11

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

Phạm hật ni
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 9 2018 lúc 18:23

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 12 2019 lúc 11:49

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

Huy thu
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 12 2021 lúc 18:12
 1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

 

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của người mẹ, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Phạm Quốc Cường
Xem chi tiết
khanh cuong
13 tháng 7 2018 lúc 19:55

Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...

Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lức ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu ?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buổn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.

Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng ! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.

Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

❤  Hoa ❤
13 tháng 7 2018 lúc 19:52

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chỉ có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, chú bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, chú bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Chú bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái đò chèo nhanh đò về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn chú bộ đội nhưng chú chỉ hiền lành cười và nói:

-   Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các cháu phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Chú bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

hok tốt

Phạm Mỹ Lệ
13 tháng 7 2018 lúc 19:52

              Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

               Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...

                  Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lức ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.

                     Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

                      Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu ?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buổn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.

                       Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng ! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.

                       Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".

                       Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

Nguyễn Thị Hồng	Ánh
Xem chi tiết
linh khuonghoang
Xem chi tiết

Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".

Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.

TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.

Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."

Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.

Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org/document/3121655-hay-ke-lai-mot-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-ruot-thit.htm