Hình 14.4 vẽ các mặt phẳng nghiêng dùng ở xe tải chở hàng, xe tải chở cát hoặc than ( xe ''ben'') , băng chuyền. Có thể thay đổi độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các phương tiện vận chuyển trên bằng cách nào?
Hình 14.4 vẽ các mặt phẳng nghiêng dùng ở xe tải chở hàng, xe tải chở cát hoặc than ( xe ''ben'') , băng chuyền. Có thể thay đổi độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các phương tiện vận chuyển trên bằng cách nào?
Hình 14.4 vẽ các mặt phẳng nghiêng dùng ở xe tải chở hàng, xe tải chở cát hoặc than (xe ben), băng chuyền.
Có thể thay đổi độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các phương tiện vận chuyển bằng cách nào?
A. Đối với xe tải: thay đổi độ cao
Đối với xe ben: thay đổi độ dài
Đối với băng chuyền: thay đổi độ cao
B. Đối với xe tải: thay đổi độ dài
Đối với xe ben: thay đổi độ cao
Đối với băng chuyền: thay đổi độ dài
C. Đối với xe tải: thay đổi độ cao
Đối với xe ben: thay đổi độ cao
Đối với băng chuyền: thay đổi độ cao
D. Đối với xe tải: thay đổi độ dài
Đối với xe ben: thay đổi độ dài
Đối với băng chuyền: thay đổi độ dài
Chọn B
Có thể thay đổi độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các phương tiện vận chuyển bằng cách:
+ Đối với xe tải: thay đổi độ dài
+ Đối với xe ben: thay đổi độ cao
+ Đối với băng chuyền: thay đổi độ dài
Bài 3: Để kéo một thùng hàng lên xe tải có độ cao xác định, người ta sử dụng một mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8 m sẽ lợi gì hơn so với dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m?
Lợi 2 lần về lực do
\(\dfrac{l_1}{l_2}=\dfrac{8}{4}=2\left(lần\right)\)
( chiều dài mpn 1 dài gấp 2 lần mpn 2 )
Người ta đưa vật có trọng lượng 200kg lên sàn xe tải cao 0,8m bằng một mặt phẳng nghiêng dài 2,5m. Trên thực tế giữa vật và mặt phẳng nghiêng có ma sát nên hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là: A 250N. B 160N. C 150N. D 200N.
Công có ích:
\(A_i=P.h=10m.h=10.200.0,8=1600\left(J\right)\)
Công toàn phần:
\(A_{tp}=\dfrac{A_i.100\%}{80\%}=\dfrac{1600.100\%}{80\%}=2000\left(J\right)\)
Công hao phí:
\(A_{hp}=A_{tp}-A_i=2000-1600=400\left(J\right)\)
Độ lớn của lực ma sát:
\(F_{ms}=\dfrac{A_{hp}}{s}=\dfrac{400}{2,5}=160\left(N\right)\)
⇒ Chọn B
Tóm tắt : P = 200 N
h = 0,8 m
l = 2.5 m
H = 80%
( Bạn xem lại đề bạn nhé, trọng lượng thì không thể là 200kg được)
Trọng lượng của vật là : \(P=10.m=10.200=2000\left(N\right)\)
Thực tế, có lực ma sát và H = 80%
=> \(\dfrac{Aci}{Atp}.100\%=80\%\)
<=> \(\dfrac{P.h}{Fk.l}.100\%=80\%=>\dfrac{200.0,8}{Fk.2,5}=0,8\)
\(< =>Fk=800\left(N\right)\)
Ta có hiệu suất là 80%
Nên : \(Aci+Ahp=Atp\)
\(=>P.h+Fms.l=Fk.l\)
\(=>2000.0,8+Fms.2,5=800.2,5=>Fms=160\left(N\right)\)
ĐÁP ÁN : B.160 N
(Có gì sai sót bạn bảo mình nhé)
Hãy vận dụng quy tắc phân tích lực để giải thích tại sao khi đưa những kiện hàng nặng từ mặt đất lên xe tải, người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đẩy hàng lên thay vì khiêng trực tiếp lên xe.
Nếu đẩy hàng lên xe theo phương thẳng đứng thì lực tổng hợp bằng độ lớn của lực đẩy trừ đi trọng lực. Nếu đẩy hàng lên theo mặt phẳng nghiêng thì lực tổng hợp sẽ lớn hơn so với lực thành phần, vì vậy thùng hàng được đẩy lên dễ dàng hơn.
Hãy vận dụng quy tắc phân tích lực để giải thích tại sao khi đưa những kiện hàng nặng từ mặt đất lên xe tải, người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đẩy hàng lên thay vì khiêng trực tiếp lên xe.
Nếu đẩy hàng lên xe theo phương thẳng đứng thì lực tổng hợp bằng độ lớn của lực đẩy trừ đi trọng lực. Nếu đẩy hàng lên theo mặt phẳng nghiêng thì lực tổng hợp sẽ lớn hơn so với lực thành phần, vì vậy thùng hàng được đẩy lên dễ dàng hơn.
a/ Ta có : \(P.h=F.s\)
\(\Leftrightarrow F=\dfrac{P.h}{s}=\dfrac{10.10.3}{15}=20\left(N\right)\)
b/ \(A=P.h=10.10.3=300\left(J\right)\)
c/ \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{300}{10}=30\left(W\right)\)
6. Người ta kê một tấm ván để kéo một cái hòm khối lượng 60 kg lên một chiếc xe tải. Sàn xe cao hơn mặt đường 0,8 m, tấm ván dài 2,5 m, lực kéo bằng 300N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là?
7. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.
a) Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b) Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Bài 6 :
\(A_{cóich}=P.h=600.0,8=480\left(J\right)\)
\(A_{tp}=F.s=300.2,5=750\left(J\right)\)
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}=64\%\)
Bài 7 :
a/ Ko có ma sát \(\Leftrightarrow F.l=P.h\Leftrightarrow l=\dfrac{P.h}{F}=8\left(m\right)\)
b/ Có ma sát :
\(A_{ci}=P.h=1000\left(J\right)\)
\(A_{tp}=F.l=1200\left(J\right)\)
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}=83,33\%\)
Để giảm độ lớn của lực kéo một vật nặng lên sàn ô tô tải bằng mặt phẳng nghiêng người ta có thể
A. tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
B. giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng
C. tăng độ cao của mặt phẳng nghiêng
D. giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng
Chọn A
Để giảm độ lớn lực kéo thì ta cần giảm độ nghiêng của mặt phẳng, khi tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng sẽ làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nên sử dụng ít lực hơn.
Đồ thị hình 1 biểu diễn lực tác dụng của người công nhân thay đổi trong quá trình kéo bao tải trên mặt phẳng nghiêng và độ dịch chuyển tương ứng theo phương của lực. Tính công của người công nhân.
+ Từ 0 – 100 cm, ta có độ dịch chuyển d = 100 cm = 1 m; F = 200 N.
=> Công thực hiện là: A1 = 200.1 = 200 J.
+ Từ 100 – 150 cm, ta có độ dịch chuyển d = 50 cm = 0,5 m; F = 300 N.
=> Công thực hiện là: A2 = 300.0,5 = 150 J.
+ Từ 150 – 200 cm, ta có độ dịch chuyển là 50 cm = 0,5 m; F = 100 N.
=> Công thực hiện là: A3 = 100.0,5 = 50 J.
=> Công thực hiện của người công nhân là: A = A1 + A2 + A3 = 200 + 150 + 50 = 400 (J).