theo những câu trên miêu tả bức tranh A thành 1 đoạn văn ngắn
viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ dựa vào văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh miêu tả nhân vật Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em
Câu 13. Khi viết 1 đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả bức tranh sau. *
40 điểm
Những cành cây khẳng khiu đã nhú những mầm non, lộc biếc sau một mùa đông khắc nghiệt. Trên bầu trời trong xanh, từng đàn chim én đang bay về sau thời gian đi tránh rét. Tất cả đã báo hiệu mùa xuân về. Mùa xuân là mùa của hoa lá đua nhau khoe sắc, là mùa của sự sống dồi dào và còn là mùa của sự sum họp, đoàn tụ trong gia đình.
Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn khi anh trai em đi học xa đã về, mẹ cũng đã được nghỉ. Cả gia đình mỗi người một việc chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết. Mẹ em thật đảm đang với những công việc nội trợ, bếp núc. Mẹ mua sắm thật đầy đủ, tươm tất. Nào là gà, thịt lợn, nào là rau, khoai tây, mắm muối... để chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ còn chuẩn bị mứt, bánh kẹo, ô mai, nước ngọt... Sự khéo léo của mẹ được thể hiện ở những món ăn. Những bông hoa được mẹ cắt, tỉa từ những củ cà rốt, su hào, cà chua thật sinh động. Tẩt cả những món ăn mẹ đều cố gắng làm thật hấp dẫn để mang lại sự ngon miệng cho cả gia đình. Trên nhà, bố em đang chăm chút cho mâm ngũ quả và bàn thờ tổ tiên. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tế. Tất cả những chuối xanh, bưởi vàng, táo, hồng, cam,., dưới bàn tay tài hoa của bố đã trở thành một mâm ngũ quả thật nổi bật, chúng đan xen vào nhau làm tôn màu sắc đặc trưng của từng loại quả. Với sự khéo léo của đôi tay, bố trang trí cành đào thật đẹp, những bông hoa đào đang khoe sắc thắm trở nên lung linh hơn bởi được trang trí thêm những bóng điện nhấp nháy. Có lẽ sự khéo léo của bố mẹ đã ảnh hưởng đến anh trai em. Anh trang trí cho cây quất thật đẹp mắt. Những chùm quả quất vàng tươi nổi bật trên nền xanh của đám lá.
Và phòng khách của gia đình em lúc này thật lộng lẫy khiến cho em có cảm giác thật mới lạ nhưng lại rất quen thuộc.
Vì nhỏ nhất nhà nên em được cả gia đình quan tâm, chiều chuộng nhưng không vì thế mà em không giúp được mọi người. Lúc thì em giúp mẹ lau bàn ghế, lấy bát, đũa, lúc thì chuyển giúp bố các loại hoa quả còn thiếu. Em không thấy mệt mà ngược lại em còn cảm thấy rất vui vì đã giúp được gia đình dù đó chỉ là những việc rất nhỏ.
Cô Hoa, mẹ của bạn Thu năm nay tầm 29 tuổi. Dáng người cô thon thả. Khuôn mặt tròn luôn toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu. Nước da trắng hồng vì luôn được cô chăm sóc thường xuyên. Đôi mắt đen láy luôn ánh lên cái nhìn thân thiện. Mái tóc dài thướt tha, đen mượt. Đôi môi cô không tô son mà vẫn hồng. Em rất mến cô Hoa.
câu 1:trong đoạn văn trên Em thích nhất những câu miêu tả về hình ảnh nào? viết đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh đó
Em thích nhất những câu miêu tả về hình ảnh những đàn bướm đủ màu.
Đoạn văn ngắn cảm nhận:
Từ câu văn đầu tiên gợi đến hình ảnh đàn bướm đủ màu - vàng, trắng, xanh đen làm em hình dung ra một vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên. Nếu với tác giả là yêu thì với em có lẽ cũng thấy thế. Từ cách sử dụng phép so sánh những đàn bướm đậu từng vạt như đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất, cho em thấy một cảnh đẹp nho nhỏ tự nhiên được tạo thành từ sinh vật biết bay lượn. Khi động, chúng bay lên lượn vòng quấn quýt cả vào chân người cho em thấy sự gần gũi, sự thân mến mà đàn bướm dành cho con người. Rồi nhà văn cảm nhận rằng khi bước đi cùng đàn bướm ngắm những cánh hồ điệp mong manh giữa không gian trong trẻo im vắng thực là giấc mộng đẹp. Thực thế, một không gian bình yên đầy màu sắc đẹp như hiện ra trước mặt em vậy!
✿TLamm☕
C1:Viết đoạn văn ngắn nêu nội dung nghệ thuật của văn bản " Bức tranh của em gái tôi"
C2: Viết bài văn tả cảnh sân trường em giờ ra chs
C3: Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân
Tham khảo:
Câu 2:
Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào xạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.
Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà hai tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.
Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh.
Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm mười que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.
Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp năm ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh. Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất. Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiệu quả hơn.
Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.
Câu 3:
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấm áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
quan sát bức tranh trong SGK và viết đoạn văn ( 5-7 câu) miêu tả tâm trạng của Thành khi "... đứng như chôn chân ... khi trèo lên xe.( bài Cuộc chia tay của những con búp bê)
Giúp mình với mai kiểm tra rồi
Tham khảo:
Bức tranh đó vốn mang đến một cảm giác buồn bã,và thâm trầm đầy cảm động cho người đọc.Hình ảnh vẽ nên một cậu bé dõi theo người em gái thân thương với mẹ đang chuẩn bị xa rời cậu, khắc họa lại cảnh tượng đau buồn của hai anh em.Đây là một chi tiết rất giàu cảm xúc. Người anh dù tâm trạng thất vọng, luyến tiếc và buồn bã nhưng vẫn phải rời xa người em gái mà mình vô cùng yêu thương.Bóng hình của Thành trở nên lẻ loi cô đơn,buồn bã.Tâm trạng của Thành trở nên đau lòng,buồn,tiếc nối với dòng thời gian trước kia ko quan tâm,lo lắng đến người em nhiều hơn đến người em.Tình cảm anh em trong trẻo mà đẹp đẽ đó, khiến ta càng nghẹn ngào khi trong thực tế, Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau.Thành có tâm trạng tràn đầy nỗi buồn đau,thiếu đi bất kể một thành viên nào thì bức tranh gia đình sẽ trở nên thâm trầm cô đơn.
viết đoạn văn ngắn có Chữa câu ghép miêu tả cảnh vật trong bức tranh em đã hoàn thành : (có hình ảnh hoàng hôn , có cây , có núi, có sông , xa xa có một ngôi nhà nhà nhỏ với một chiếc đò)
1. Nêu cảm nhận của em về bức tranh 'Anh trai tôi ' của Kiều Phương. (bức tranh của em gái tôi)
2. Viết 1 đoạn văn miêu tả nhân vạt thầy Ha-men hoặc chú bé Phrang trong buổi học cuối cùng.(buổi học cuối cùng)
3. Viết 1 đoạn văn ngắn tả nhân vật Dế Mèn
2.LÀM VĂN MIÊU TẢ THẦY HA-MEN.
Trong buổi học dạy tiếng Pháp cuối cùng, thầy giáo ăn mặc nghiêm trang;chỉnh tề:mặc chiếc áo rơ-đanh -gốt diềm lá sen và đội chiếc mũ tròn thêu bằng lụa nhung đen mà thầy chỉ dùng khi có thanh tra hoặc phát thuởng thể hiện sự hệ trọng của buổi học.thầy giảng bài rất kiên nhẫn và kĩ lưỡng.bằng mộtchất giọng nghiêm khắc nhưng lại rất dịu dàng.hành động của thầy trước khi kết thúc buổi học đã để lại trong tâm trí người học trò một ấn tuợng sâu sắc:thầy nghẹn ngào,xúc động,người tái nhợt,không nói nên lời đã nói lên thầy là một người yêu nước sâu sắc,yêu quê hương,yêu tiếng nói dân tộc,luôn tự hào về tiếng nói dân tộc.
3.Viết đoạn văn ngắn tả DẾ MÈN
Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn.Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi.Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. D Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng,xốc nổi và ngông cuồng.
câu 1 mk ko bt xl bn nha mk cũng đang tìm câu trả lời cho câu 1 mà ko thấy
1. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Ở đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.
An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.
2. Chú bé Phrăng ban đầu còn ngây thơ, cậu vẫn ung dung như mọi khi, luôn tự nhủ “Mình còn nhiều thời gian lắm, mai học tiếp”. Thực sự vẫn có những ý định chốn học đi chơi như bao ngày khác. Khi đến cửa lớp, bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học tâm trạng cậu bắt đầu có sự thay đổi, cậu cảm thấy lạ lùng vì sự yên lặng, cậu xấu hổ vì đã đến muộn trong buổi học. Khi nghe thầy thông báo rằng đó là buổi học ngôn ngữ mẹ đẻ cuối cùng cậu mới thực sự hiểu được sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ với mình như thế nào. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu thầy yêu cầu đọc. Chú bé Phrăng có lẽ cũng đau đớn như chính tâm trạng của người thầy. Tình yêu tiếng mẹ đẻ cũng chính là biểu hiện gần gũi nhất, đơn giản nhất của tình yêu nước
1.
Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.
Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai . "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!
Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.
Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.
Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.
Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tương lai vẫy gọi”.
3. Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều ấn tương rất sâu sắc. Dế Mèn vì ăn uống điều độ nền trở thành một chàng dế vô khỏe mạnh và cường tráng. Chàng dế đó là một thanh niên với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt,... thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi"; Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Một chú dế thật cường tráng và khỏe mạnh. Chính vì vậy, Dế Mèn lúc nào cũng cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hống hách và vô cùng tự phụ. Nó tự cho mình là nhất và bắt nạt mọi người xung quanh. Chính sự kiêu căng và nghịch ngợm đó của mình mà Dế Mèn đã gay ra cái chết của Dế Choắt- anh bạn hàng xóm. Tóm lại, Dế Mèn là người có ngoại hình nhưng tính cách thì hung hăng, hống nên đã nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình.
trong đoạn văn trên Em thích nhất những câu miêu tả về hình ảnh nào? viết đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh đó
Bạn đăng đoạn văn lên được không ạ
Cho đoạn thơ
Gió may nổi bờ tre buồn xao xác!
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây;
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.
Từ những ý trên hãy viết thành một bài văn miêu tả bức tranh mùa thu, bài văn có sử dụng các hình ảnh trong đoạn thơ
Nguyễn Khuyến là một trong hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông được coi là bậc quán quân về thơ tả cảnh mùa thu. Chùm thơ thu ba bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm của ông được đánh giá là tam tuyệt của thơ thu Việt Nam.Trong đó, Thu điếu có nét đặc sắc riêng, tả cảnh thu ở một không gian thời gian cụ thể. Đằng sau cảnh thu tĩnh lặng là nỗi niềm tâm sự thầm kín của thi nhân.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần,lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét thi pháp ấy. Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần suốt đời mình, ông gắn bó với thôn quê, hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà. Thế nên, cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực, giản dị, tinh tế. Đọc Thu điếu, ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc bộ, quê hương của nhà thơ. Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền thống của văn học Trung đại Việt Nam. Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài. Cảnh trong bài vẫn là trời nước, gió, trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển. Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả là “ao thu”. Từ “ lạnh lẽo” đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như cái lạnh ấy thấm sâu vào da thịt con người. Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi ra không gian nhỏ hẹp của chiếc ao. Trên nền cảnh thu ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong trong tận đáy. Hai câu đề đã vẽ nên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ của mùa thu Bắc bộ với những nét đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là cái lạnh và sự tĩnh lặng. Mùa thu tiếp tục hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”. Cảnh vận động một cách khẽ khàng. Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật. Đó là sự chuyển động “ hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi. Các tính từ, trạng từ “biếc”, ‘tí’, “vàng”, “khẽ”,”vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển, sinh động của tạo vật. Cảnh được miêu tả trong hai câu thực, mặc dù là động, nhưng vì động khẽ khàng quá nên thực chất là lấy động để tả cái tĩnh lặng của mùa thu trong không gian của một chiếc ao quê nhà. Không gian cảnh vật trong hai câu luận không chỉ dừng lại ở bề mặt chiếc ao mà còn mở rộng thêm chiều cao, chiều sâu. Chiều cao được cụ thể bằng sự “lơ lửng” của tầng mây và độ thăm thẳm của da trời xanh ngắt. Màu da trời mùa thu dường như có ám ảnh sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” (Thu vịnh ) hay “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” ( Thu ẩm ). Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn giản là một sắc màu khách quan đặc trưng cảu trời thu mà có lẽ còn chính là tâm trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân. Chiều sâu của không gian được cụ thể bằng độ “ quanh co” uốn lượn của bờ trúc. Không gian trong hai câu luận đậm dặc một màu xanh, màu xanh bao trùm cả trên cao và chiều rộng. Cảnh vật thoáng đãng và yên tĩnh. Nguyên từ “vắng” đã nói rõ sự tĩnh lặng rồi nhưng “vắng teo” thì có nghĩa là cảnh vắng tanh vắng ngắt, không chút cử động, không chút âm thanh, không một bóng người. Bởi thế, hai câu thơ gợi ra sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người. Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “ đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy. Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ. Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.
Bài thơ Thu điếu không những thể hiện được cái hồn của cảnh thu mà còn đặc tả được nét đẹp mộc mạc giản dị của nông thôn đồng bằng Bắc bộ xưa. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm chân thành, trong sáng, tha thiết về cảnh sắc làng quê. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về tấm lòng nặng tình non nước và tài thơ Nôm độc đáo của thi nhân.
Tham khảo:
Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa nhà thơ đó vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị, và đầy hấp dẫn:
- Mựa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra khụng gian bao trựm lờn vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ.
Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn”, đó gợi ra hỡnh ảnh bờ tre như một sinh thể có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đó mang một nỗi buồn xao xỏc
- Mựa thu thường gợi sự tàn phai hộo ỳa vỡ thế trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hỡnh ảnh của ao bốo tàn lụi vừa gần gũi quen thuộc lại vụ cựng dõn dó. Ao bốo là hỡnh ảnh đẹp của muà hè nhưng khi sang thu đó tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phỏt hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến cho người đọc liên tưởng tới một sự hũa quyện của mõy và nước- một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
- Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trí tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hỡnh ảnh nụng thụn Việt Nam vào mựa hố, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+Hỡnh ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người: ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gỡ đó đó qua.
* Nghệ thuật: Nhà thơ đó sử dụng nghệ thuật nhân hóa tre buồn”, “chuồn chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy : “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đó bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mỏc vừa làm say lũng người.
* Từ vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thởi khắc giao mựa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác trước cuộc đời.
Qua khổ thơ ta càng thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mỡnh.
Cho đoạn thơ
Gió may nổi bờ tre buồn xao xác!
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây;
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.
Từ những ý trên hãy viết thành một bài văn miêu tả bức tranh mùa thu, bài văn có sử dụng các hình ảnh trong đoạn thơ
Tham khảo:
Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa nhà thơ đó vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị, và đầy hấp dẫn:
- Mựa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra khụng gian bao trựm lờn vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ.
Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn”, đó gợi ra hỡnh ảnh bờ tre như một sinh thể có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đó mang một nỗi buồn xao xỏc
- Mựa thu thường gợi sự tàn phai hộo ỳa vỡ thế trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hỡnh ảnh của ao bốo tàn lụi vừa gần gũi quen thuộc lại vụ cựng dõn dó. Ao bốo là hỡnh ảnh đẹp của muà hè nhưng khi sang thu đó tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phỏt hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến cho người đọc liên tưởng tới một sự hũa quyện của mõy và nước- một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
- Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trí tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hỡnh ảnh nụng thụn Việt Nam vào mựa hố, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+Hỡnh ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người: ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gỡ đó đó qua.
* Nghệ thuật: Nhà thơ đó sử dụng nghệ thuật nhân hóa tre buồn”, “chuồn chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy : “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đó bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mỏc vừa làm say lũng người.
* Từ vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thởi khắc giao mựa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác trước cuộc đời.
Qua khổ thơ ta càng thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mỡnh.