Hồ chủ tịch từng nói :"Trong học tập , phải lấy tự học làm cốt " em hiểu lời dạy trên như thế nào ? ( làm văn nghị luận giải thích)
Lúc sinh thời , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định : Học với hành phải đi đôi . Học mà không hành thì học vô ích . Hành mà không học thì hành không trôi chảy " Em hiểu lời dạy trên như thế nào
Viết giùm em một bài văn nghị luận ( ko copy trên mạng giùm em ạ )
Em cảm ơn :)
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông .Bản thân em đã có những việc làm nào gắn học với hành ? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng như thế nào đối với quá trình học tập của em ?
Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn để giải đáp những thắc mắc nêu trên.
Tham khảo nha em:
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
"Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Là học sinh các em phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
Cần giữ lấy nước thôi.
Đừng để bọn Trung Quốc chiếm
ừ bn đúng đấy Lê An Nguyên nhưng theo mik bon trung quốc đâu có chiếm nc mik nhưng chỉ tại nc mik chọc nó nên nó chiếm thui
Nhân dân ta nhắc nhở nhau luôn nhớ lời dạy 'Người không học như ngọc không mài'. Em hiểu câu nói trên như thế nào. Hãy chứng minh rằng trong môi trường học sinh câu nói này có 1 ý nghĩa đắc biệt: ( yêu cầu : kiểu bài lập luận giải thích kết hợp chứng minh. Giải thích tục ngữ trong kho tàng tục ngữ của nhân dân về vai trò của việc học đối với mỗi người. Chứng minh ý nghĩa của câu nói đấy với mỗi người học sinh. Lập dàn ý )
bạn tham khảo nha
. Lập dàn ýA. MỞ BÀI:
– Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích và chứng minh.
B. THÂN BÀI
– Giải thích :
– Nghĩa đen của từng vế câu tục ngữ : người không học (không chịu học tập, không tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại) ; ngọc không mài (ngọc không được qua chế tác, chỉ là một viên đá tầm thường, không bộc lộ phẩm chất quý giá).
– Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ? + Vì không học tập thì không có tri thức
+ Người không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển, cũng chỉ như là một con vật mà thôi.
– Vì sao lại so sánh người không học với ngọc không mài ?
+ Ngọc tuy quý, song không mài thì chỉ là một viên đá bình thường, lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ phẩm chất quý giá.
+ Người tuy là quý (Người ta là hoa đất) nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên uống phí.
– Chứng minh ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh.
C. KẾT BÀI
– Sự so sánh của người xưa là chính xác, sáng suốt.
– Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập tốt, học suốt đời để làm người có ích.
bài văn.
Mỗi học sinh khi bước tới trường đều được tiếp nhận biết bao tri thức trong cuộc sống để sau này có thể trở thành người tài giỏi, có ích cho xã hội. Vậy mà chúng ta không học thì sẽ không có kiến thức, bỗng dưng thành người thừa trong xã hội. Chính vì thế việc học rất quan trọng và cần thiết cho mỗi con người. Và chính vì điều đó mà nhân dân ta đã nhắc nhở nhau phải luôn nhớ lời cha ông dạy : “Người không học như ngọc không mài”.
Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật so sánh với câu văn ngắn gọn súc tích trong đó chứa đựng sự giáo huấn sâu sắc của cha ông xưa. Một viên ngọc nguyên thuỷ khi khai thác lên chỉ là một hòn đá, chỉ khi bàn tay của con người mài giũa thì mới là một viên ngọc sáng đẹp và lung linh, lúc đó nó mới trở thành báu vật. Cũng như ngọc, người không học thì không có kiến thức, không còn phân biệt được đúng sai và có thể sẽ lao đầu vào những sai lầm, thói hư tật xấu trong xã hội. Người thiếu chữ nghĩa, thiếu học sẽ tăm tối, cạn hẹp. Chỉ có học thức mới giúp họ mở mang, hiểu biết hơn. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng người không có kiến thức cũng như cục đá vô dụng kia, nhưng khi có ánh sáng của tri thức hòn đá đó bỗng toả sáng, xua tan mọi đen tối của ngu dốt, tối tăm. Học hành giúp cho tri thức và tâm hồn con người trở thành một thứ gì đó tốt đẹp quý báu. Ngọc có thể mua được nhưng ngọc tri thức” không thể mua được bằng tiền của. Nó chỉ có được qua rèn luyện, qua lao động và trong học tập phấn đấu vươn lên.
Chúng ta còn là học sinh nên còn có thể học qua nhiều cách như qua sách vở, qua cuộc sống. Đặc biệt là qua nhà trường và thây CÔ. Đối với học sinh thì nhà trường và thầy cô như căn nhà và cha mẹ thứ hai của mỗi chúng ta. Họ là những người truyền thụ cho ta biết bao tri thức ở đời. Chúng ta cần phải tiếp thu, phát triển và sáng tạo để cho kiến thức được phong phú và giàu có.
Việc học đâu chỉ có trong sách vở, nhà trường mà nó là một biển học không bờ. Sự khám phá, sự hiểu biết còn chờ đợi chúng ta ở cuộc sống sau này. Học ngay trong thực hành, trong lao động. Ngay trong các mối quan hệ xã hội thì việc học đâu có điểm dừng. Không phải vô tình mà cha ông xưa đã căn dặn “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Lấy con số nhỏ đối chiếu với một số lượng lớn, khó đo, đếm được là một cách nói rất thâm thuý. Nó càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị to lớn của việc học hành. Cũng từ đó hiểu rộng hơn về phạm vi và thời gian không có giới hạn trong Công việc tiếp thu kiến thức đó.
“Người không học như ngọc không mài”. Câu tục ngữ giàu hình ảnh và thật thấm thía. Nó giúp ta biết và hiểu được tầm quan trọng của việc học và nhắc nhở ta phải luôn duy trì thực hiện tốt lời cha ông đã dạy bảo.
Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để
6
thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren
Sau đây là một đề làm văn:
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy:
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.
Bổ sung các ý còn thiếu:
- Mối quan hệ giữa tài với đức
Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài
b, Viết phần dàn ý
MB:
+ Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó
TB
- Giải thích câu nói của Bác
+ Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân
- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)
- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập
KB
- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.
Em hiểu như thế nào qua câu văn "Giản dị trong đời sống , trong quan hệ với mọi người , trong tác phong , Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết , vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được , nhớ được , làm được" ?
đọc đoạn văn sau của chủ tịch Hồ Chí Minh:"Lí luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh xem xét, so sánh thật kĩ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó lá lí luận chân chính."
Câu hỏi:
- trong nội dung của đoạn văn trên, chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh những vai trò nào của thực tiễn?
- hiểu biết của con người bắt nguồn từ đâu? học sinh cần làm gì để chủ động trong học tập và phát huy tốt ý nghĩa của việc học?