Những câu hỏi liên quan
Mai Tuấn Khang
Xem chi tiết
Long Sơn
9 tháng 3 2022 lúc 8:16

Vì ai ai cũng muốn giải phóng đất nước khỏi ách cai trị của nhà Lương

Bình luận (0)
sky12
9 tháng 3 2022 lúc 8:53

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí được nhiều hào kiệt Triệu Túc, Phạm Tu, Triệu Quan Phục,...hưởng ứng vì:

+ Lý Bí là một người văn võ song toàn,học rộng,hiểu sâu nên được các hào kiệt kính trọng

+ Vì nhà Lương siết chặt đô hộ nước ta,áp bức,bóc lột nhân dân một cách tàn bạo,dã man \(\Rightarrow\)chán ghét chính quyền đô hộ

+ Các hào kiệt từ khắp nơi thấy cảnh mất nước,thương dân trước hoàn cảnh cơ cực nên cùng hưởng ứng,phất cờ khởi nghĩa 

Bình luận (0)
Trần Huỳnh Uyển Nhi
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
19 tháng 1 2022 lúc 16:20

Bài 3 

Tham Khảo:

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta có thể kể đến rất nhiều cái tên tiêu biểu. Nhưng em cảm thấy khâm phục nhất là Hai Bà Trưng. Đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai chị em ruột. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà khiến cho quyết tâm của hai bà càng cao. Trưng Trắc và Trưng Nhị đã quyết định nổi binh chống lại quân Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự hưởng ứng của nhân dân khắp nơi, sau đó giành được chiến thắng. Không lâu sau, quân giặc xâm lược trở lại. Hai Bà kiên cường chống trả nhưng do quân địch quá mạnh nên đã thua trận. Theo người xưa kể lại, sau khi thua trận, hai bà đã nhảy xuống sông Hát Giang tử tử để giữ trọn khí tiết. Hai Bà Trưng chính là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Họ còn là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc, đó chính là điều khiến em cảm thấy vô cùng khâm phục.

[ HT ]

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Huỳnh Uyển Nhi
19 tháng 1 2022 lúc 16:21

1 người thôi bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN NGỌC KHÁNH	AN
21 tháng 1 2022 lúc 21:50

bruh!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
châu lai huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
21 tháng 4 2021 lúc 11:28

Đến thế kỉ VIII - IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa là  Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

Bình luận (0)

Đến thế kỉ VIII - IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa 

a. Lý Bí và Phùng Hưng    b. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

c. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục  d. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục 

Bình luận (0)
hhhhhhhhhh
29 tháng 4 lúc 16:05

B

 

Bình luận (0)
nguyen anh anh
Xem chi tiết
Đặng Xuân Tường
18 tháng 6 2020 lúc 15:42

triệu là họ

việt là việt nam

vương là giống như vua

triệu việt vương là vua triệu trong lòng nhân dân việt nam

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
We are one
Xem chi tiết
the best in year
9 tháng 5 2019 lúc 21:12

ai bít?

Bình luận (0)
Nguyễn Đoàn Tâm
9 tháng 5 2019 lúc 21:12

mới hôm qua.....

Bình luận (0)
ʚTrần Hòa Bìnhɞ
9 tháng 5 2019 lúc 21:12

Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến xuống Vạn Xuân.

Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì - Phú Thọ). Đầu năm 546, quán Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.

Hồ Điển Triệt (nay thuộc Lập Thạch - Vĩnh Phúc) nằm ở bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km. Xưa có con ngoi nối sông với hồ ; ba mặt Đông, Nam, Bắc của hồ là các dải đồi cao; phía Tây là những đồi thấp hơn và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một con đường đi vào phía Bắc của hồ.

Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế lại phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cảnh quân lui về Thanh Hoá. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

Bình luận (0)
tran duc huy
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Bảo An
5 tháng 4 2018 lúc 19:18

cuộc khởi nghĩa Lí Bí:

Lý Bí là một hào trưởng địa phương, quê ở huyện Thái Bình (có lẽ thuộc vùng hai bên bờ sông Hồng, phía trên thị xã Sơn Tây). Có tài, võ giỏi mưu cao, ông còn là người rất mực yêu nước, thương dân.

Một thời gian, Lý Bí có giữ một chức quan nhỏ, coi việc quân ở Châu Đức (Hà Tĩnh). Nhận thấy tình cảnh cơ cực của dân, ông đem lòng chán ghét chính quyền đô hộ. Cuối cùng, ông từ chức về quê nhà, mưu tính việc lớn. Nhân lòng oán hận quân Lương của mọi người, Lý Bí đã chiêu mộ được nhiều quân, trữ được nhiều lương thực. Ông còn liên kết với hào kiệt các nơi chuẩn bị cùng nổi dậy.

Theo sử cũ, bấy giờ Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ở vùng Chu Diên hưởng ứng đầu tiên. Tiếp theo là Tinh Thiều, Phạm Tu cùng hào kiệt nhiều nơi khác. Tinh Thiều cũng quê ở Thái Bình. Học giỏi, văn hay, nhưng vì không thuộc dòng dõi quý tộc nên Tinh Thiều chỉ được phong chức "canh cổng thành". Bất bình, ông không nhận chức, về quê cùng Lý Bí mưu tính khởi nghĩa. Lão tướng Phạm Tu, người Thanh Trì (Hà Nội), bấy giờ đã ngoài sáu mươi, vẫn cùng lớp trai làng hăng say việc nước.

Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.

Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Bọn tướng chỉ huy quân Lương lúc này vừa khiếp sợ, vừa mệt mỏi, đang còn dùng dằng chưa dám tiến quân, Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo Hợp Phố (bấy giờ thuộc châu Giao). Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.

cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục:

Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).
về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.
Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
tran duc huy
5 tháng 4 2018 lúc 19:19

TOM TAT NHE

Bình luận (0)
Moon
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
4 tháng 4 2021 lúc 21:16

ý nghĩa cuộc khởi nghĩa hai bà trưng cuộc chống quân xâm lược hán cuộc khởi nghĩa bà triệu là : Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Ý nghĩa của 2 cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.

Mai Thúc Loan: + Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân trước những chính sách tàn bạo, dã man của nhà Đường.

+ Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. Không chịu khuất phục trước sức mạnh lớn của kẻ thù

Phùng Hưng: + Tuy chỉ dành thắng lợi trong một thời gian ngắn nhưng cũng thể hiện được ý chí bất khuất, quật cường của từng tầng lớp xã hội của nhân dân ta. Lật đổ ách thống trị đô hộ của nhà Đường.

- Lí Bí :

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

 

Bình luận (2)
Smile
4 tháng 4 2021 lúc 21:17

 Mai Thúc Loan: + Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân trước những chính sách tàn bạo, dã man của nhà Đường.

+ Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. Không chịu khuất phục trước sức mạnh lớn của kẻ thù

Lí Bí :

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

Bình luận (0)
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
4 tháng 4 2021 lúc 21:17

- Hai bà trưng:

Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

- Mai Thúc Loan:

+ Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân trước những chính sách tàn bạo, dã man của nhà Đường.

+ Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. Không chịu khuất phục trước sức mạnh lớn của kẻ thù

 

- Lí Bí :

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

Bình luận (0)
Moon
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
4 tháng 4 2021 lúc 21:37

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

=> Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).

- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp.

=> Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục

Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.

Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).

về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.

Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (1)
bảo nguyễn
Xem chi tiết
H.anhhh(bep102) nhận tb...
26 tháng 5 2021 lúc 13:22

vua đen là ai

A,MAI THÚC LOAN

B,LÊ LỢI

C,LÍ BÍ

D. TRIỆU QUANG PHỤC

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thùy Giang
26 tháng 5 2021 lúc 13:58

vua đen là ai

A,MAI THÚC LOAN

B,LÊ LỢI

C,LÍ BÍ

D, TRIỆU QUANG PHỤC

Chắc chắn luôn nha 

Hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhi Phan
26 tháng 5 2021 lúc 20:41

A.MAI THÚC LOAN

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa