tại sao mùa mưa ở bắc bộ và nam bộ đều là từ tháng 5 đến táng 9 nhưng mùa lũ ở nam bộ chậm hơn ở bác bộ 1 tháng
Tại sao mùa mưa Bắc Bộ và Nam Bộ từ T5-t9 nhưng mùa lũ BB chậm hơn so vs mùa mưa 1 tháng còn ở Nam Bộ chậm 2 tháng
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao:
- Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.
- Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.
- Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ.
HƯỚNG DẪN
a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.
- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.
- Ở Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.
b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:
- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.
- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.
d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:
- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.
- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ là:
A. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới
B. gió Tây Nam cùng với bão
C. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới
D. gió Tây Nam cùng với Biển Đông
1)a. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất đa dạng thất thường của khí hậu Việt Nam?
b. Giải thích tại sao mùa mưa ở vùng Bắc Trung Bộ vào Thu - Đông (từ tháng 9 đến tháng 12)?
c. Khí hậu nước ta mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho đời sống và sản xuất của người dân?
vì sao mùa lũ trên các sông ở trung bộ thường đến muộn hơn các vùng khác ở nước ta từ tháng 9-12
Mùa lũ trên các sông ở Trung Bộ thường đến muộn hơn các vùng khác ở Việt Nam từ tháng 9-12 do một số nguyên nhân sau:
- Địa hình: Trung Bộ có địa hình phức tạp, nhiều dốc đứng và đồi núi, dẫn đến việc nước mưa chảy nhanh xuống sông, không được lưu giữ và thấm vào đất nhiều như các vùng khác.
- Khí hậu: Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa đều quanh năm, nhưng mưa lớn thường tập trung vào cuối năm, từ tháng 9-12. Do đó, lượng nước lớn chảy vào sông cũng đến muộn hơn so với các vùng khác.
- Các công trình thủy điện: Các công trình thủy điện trên các sông ở Trung Bộ thường giữ lại nước để sử dụng cho việc phát điện, dẫn đến việc lượng nước chảy vào sông bị giảm, và mùa lũ đến muộn hơn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mùa lũ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mưa, gió, nhiệt độ, v.v. và có thể thay đổi từ năm này sang năm khác.
Giải thích vì sao mùa mưa ở vùng Bắc Trug Bộ lại vào mùa Thu - Đông ( từ tháng 9 -12 )
tham khảo
Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
– Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao. Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm
– Mùa hạ đến sớn, gió Tây Nam khô nóng
– Bắc trung Bộ : Mưa chuyển dần về Thu Đông
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao mặc dù ở gần Xích đạo, nhưng nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ vẫn thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.
- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.
- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.
Ý nào KHÔNG ĐÚNG về đặc điểm gió mùa đông bắc ở nước ta?
A. Trời nhiều mây có mưa rào và mưa dông.
B. Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
D. Miền Bắc đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
Nêu đặc điểm thời tiết và khí hậu của Bắc Bộ,Trung Bộ,Nam Bộ trong mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
1. Bắc Bộ:
- Thời tiết lạnh và khô: Mùa gió Đông Bắc mang đến thời tiết lạnh và khô ở Bắc Bộ. Nhiệt độ thường thấp hơn và có sự giảm nhiệt độ lớn đặc biệt vào ban đêm.
- Mưa và ẩm ướt hơn: Mùa này, Bắc Bộ trải qua mưa vừa đến mưa lớn, tạo điều kiện ẩm ướt hơn so với mùa hè. Nhiều vùng có thể trải qua mưa bão.
- Gió mạnh: Gió mùa Đông Bắc thường mạnh và lạnh. Gió này có thể gây ra cảm giác lạnh lẽo, đặc biệt khi kết hợp với mưa và lạnh.
2. Trung Bộ:
- Thời tiết mát mẻ: Trung Bộ trải qua thời tiết mát mẻ và khá ẩm trong mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ có thể thấp hơn so với mùa hè, nhưng không quá lạnh như ở Bắc Bộ.
- Mưa ít: Mùa này, Trung Bộ thường có ít mưa hơn so với mùa mưa hè. Mưa tập trung vào mùa mưa hè và mùa gió mùa Đông Bắc thường khô ráo.
- Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng: Trung Bộ cũng trải qua gió mùa Đông Bắc, nhưng không mạnh và lạnh bằng ở Bắc Bộ.
3. Nam Bộ:
- Thời tiết ấm áp: Nam Bộ thường có thời tiết ấm áp và khá ẩm trong mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ ổn định hơn so với các vùng khác và ít biến đổi.
- Mưa ít: Mùa gió Đông Bắc thường là mùa khô ở Nam Bộ, với ít mưa hơn so với mùa mưa hè. Các khu vực ven biển có thể trải qua mưa đôi khi.
- Gió yếu: Gió mùa Đông Bắc có thể yếu hơn và không tác động mạnh lên vùng này như ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
Mùa lũ của sông ngòi Nam bộ từ tháng mấy đến tháng mấy?
Mùa lũ của sông ngòi Nam bộ từ tháng 7 đến tháng 11.