Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 11:12

- Lãnh thổ nước ta trải dài, hẹp ngang => Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam
- Địa hình chiếm 3/4 là đồi núi => Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao
- Vị trí giáp biển khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Trần An
Xem chi tiết
Hquynh
17 tháng 3 2021 lúc 20:39

1.

a) Về tự nhiên:

- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

 + Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

 + Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

 + Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật ⟶ tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

 + Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

 + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

 + Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

 

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng  trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

2.

Đặc điểm khí hậu:

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

Tổng lượng bức xạ nhận được rất lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm/năm). Số giờ nắng từ 1400 – 3000h/năm.

+ Lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm cao (>80%).

+ Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng:

+ Phân hóa theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây.

+ Phân hóa theo độ cao.

- Khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai (bão, lũ).

3.

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

 


 

Ctuu
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
19 tháng 2 2021 lúc 20:06

1.Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.

- Ý nghĩa tự nhiên:

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nằm trên đường di cư của động thực vật nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật+ Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.+ Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.+ Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán...- Về kinh tế:+ Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không nên giao thông thuận lợi.+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).Về xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực.

Dang Khoa ~xh
19 tháng 2 2021 lúc 20:08

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ,...).

Phan Minh Phú
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 12 2021 lúc 13:29
tk1. Vị trí địa lí 

Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của châu Á, trong khoảng 12oB - 42oB. Tiếp giáp với:

+ Vịnh Pec - xich

+ Biển: Biển Cap-xpi, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-rap

+ Khu vực: Trung Á, Nam Á

+ Châu lục: châu Phi, châu Âu

→ Nằm ở ngã ba của châu Phi, châu Á, châu Âu → có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế

Cuuemmontoan
13 tháng 12 2021 lúc 13:29

Tham khảo:
Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của châu Á, trong khoảng 12oB - 42oB. Tiếp giáp với:

+ Vịnh Pec - xich

+ Biển: Biển Cap-xpi, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-rap

+ Khu vực: Trung Á, Nam Á

+ Châu lục: châu Phi, châu Âu

→ Nằm ở ngã ba của châu Phi, châu Á, châu Âu → có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn Hà Giang
13 tháng 12 2021 lúc 13:30

Tham khảo!

 

. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía Tây Nam của châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

  + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

  + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Linh Nguyễn Diệu
Xem chi tiết
Thư Phan
21 tháng 12 2021 lúc 10:22

Tham khảo

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002). 

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).

Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

Thảo Phương
21 tháng 12 2021 lúc 10:24

Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta :

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc

+ Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ

+ Phía Tây giáp Lào

+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Giới hạn lãnh thổ: 

+ Đường biên giới dài giáp Nam Trung Quốc và Thượng Lào.

+ Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên

Ý nghĩa của vị trí địa lí :

+Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.

+ Có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong nước cũng như với Lào, Trung Quốc....

+ Phát triển kinh tế cả đất liền và kinh tế biển.

Linh Nguyễn Diệu
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 12 2021 lúc 7:19

tham khảo:

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

 

Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:58

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).

Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.

Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:53

Tham khảo

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:54

Tham khảo

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 1 2018 lúc 11:37

  - Ý nghĩa tự nhiên:

      + Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

      + Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, tiếp giáp vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú.

      + Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đổng bằng, ven biển, hải đảo.

      + Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,… xảy ra hằng năm,…

  - Ý nghĩa kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng

      + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

      + Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Thái Lan, Đông Bắc Cam-pu-chia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

      Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

      + Về văn hoá - xã hội, vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các mước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

      +Về quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và đặc biệt nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.