Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 9 2023 lúc 14:24

Em dựa theo hướng dân để hoàn thành.

BLINK KƯ
Xem chi tiết
Minh Đạt Nguyễn
14 tháng 3 2021 lúc 9:39

có vì giúp cho mình vui vẽ trong học tập :))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))

 

tôi khóc khi copy nó ;-;

Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 1

Trong cuộc sống vạn vật kết nối, con người gần nhau hơn bởi các thiết bị, các phần mềm thông minh. Và Facebook là sự lựa chọn phổ biến và ưa thích của con người để giao lưu và kết nối với nhau. Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh là cây cầu dẫn mọi người đến với nhau, ở một mặt khác, Facebook còn là bức tường ngăn cản ta.

Facebook là một phần mềm thông minh được thiết kế bởi Mark Zuckerberg. Đó là một mạng xã hội mà ở đó mọi người có thể làm bạn với nhau dù có chung một màu da, dân tộc, ngôn ngữ hay không. Họ có thể hiện những trạng thái và hoạt động của mình cũng như của người khác. Mọi người có thể kết nối và trò chuyện với nhau ở đó.

Với những tính năng đó, Facebook đang dần được lan tỏa và phổ biến trên toàn cầu. Số lượng người sử dụng Facebook đang tăng lên từng ngày cùng với thời gian sử dụng cũng nhiều hơn trước. Trên đường đi, ở mọi nơi, không lạ lẫm khi thấy ai cũng cúi mặt xuống điện thoại, những ngón tay lướt trong vô thức, thỉnh thoảng lại dừng lại để thả một nút like hay một cảm xúc. Mọi người không liên lạc với nhau bằng số điện thoại nữa mà bằng Facebook. Học sinh đi học, người đi làm đều có ít nhất một tài khoản hay một nick face.

Facebook trở nên phổ biến nhờ những lợi ích của nó. Trước hết, Facebook có thể coi là một cây cầu. Facebook là cây cầu dẫn đưa con người đến với thế giới. Những thông tin của chính trị, văn hóa, xã hội đều được mọi người cập nhật trên Facebook để chúng ta có thể nắm bắt. Bên cạnh đó, ta còn đọc được những bình luận, những ý kiến trái chiều của mọi người liên quan đến một sự kiện, để mở rộng thêm hiểu biết và tư duy về một vấn đề, sự việc. Facebook đưa chúng ta tới gần với mọi người hơn. Chúng ta biết được bạn bè mình đang làm gì, những người thân của mình đang nghĩ gì, họ có vấn đề gì không qua những dòng chia sẻ trạng thái của họ. Và nhờ đó chúng ta biết xung quanh mình, cuộc sống đang diễn ra như thế nào, ra sao dù ở nơi cách xa chúng ta nửa vòng trái đất. Facebook còn là cây cầu kết nối mọi người với nhau. Mọi người có thể kết bạn với nhau, nói chuyện và chia sẻ mọi chuyện với nhau dù chưa gặp mặt, chỉ cần có chung sở thích và tính cách. Facebook chính là một thể giới để mọi người được sống là chính mình. Đó là nơi những người tự ti về ngoại hình có thể tự tin kết bạn với mọi người mà không phải e ngại. Đó là nơi những người rụt rè, ít giao tiếp nhưng nhạy cảm có thể giãi bày những tâm tư ra ngoài; là nơi mọi người có quyền tự do ngôn luận về vấn đề, cùng nhau lan tỏa những việc tốt đẹp và lên án những chuyện xấu. Những đứa bé, gia đình khó khăn đã được trợ giúp nhờ đưa lên Facebook, những chuyện cướp bóc, hôi của được đưa lên Facebook mà giáo dục, tránh xa. Và như thế, Facebook làm cho cuộc sống này tốt hơn.

Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó lại là một con dao hai lưỡi. Mọi người đang dùng quá nhiều thời gian vào một thế giới ảo để bỏ quên đi thế giới thực này. Thế giới sau màn hình quá hấp dẫn khiến họ không thể ngẩng mặt lên nhìn trời lấy một lần. Lúc nào cũng cúi mặt và lướt. Những sự việc diễn ra trên Facebook thì thuộc làu còn hôm nay bố mẹ mình ốm, xã hội có việc gì, họ không quan tâm. Chưa kể, những thông tin trên face không phải lúc nào cũng chính xác và đáng tin. Rất nhiều thông tin đưa lên chỉ để câu like, để tăng lượt thích. Dành quá nhiều thời gian cho Facebook khiến cho việc học hành của học sinh bị ảnh hưởng. Họ sống trong Facebook. Họ luôn muốn biết mọi người đang làm gì vì không muốn bị bỏ lỡ. Họ thấp thỏm làm sao để có nhiều lượt like, theo dõi, để đợi tin nhắn từ người mình thích. Họ dành hàng giờ để nói chuyện trên Facebook nhưng một ngày lại không nói quá mấy câu. Vì quyền tự do ngôn luận nên những “anh hùng bàn phím” bắt đầu bàn sâu vào đời tư, bới móc những chuyện của người khác và làm chủ đề bàn tán của mọi người. Chưa kể có những thanh niên kết thúc cuộc đời của mình chỉ để được nổi tiếng trên Facebook. Những vụ tự thiêu, nhảy cầu vì “muốn giữ lời hứa”: “nếu được … like, tôi sẽ tự thiêu/ nhảy cầu…”. Những nông nổi nhất thời mà bỏ lại sau lưng niềm thương tiếc của người thân và bạn bè. Khi sử dụng không đúng cách, thế giới ảo đang dần giết chết cuộc sống của bạn.

Mọi thứ đều có hai mặt của nó. Chỉ là bạn nhìn và sử dụng nó như thế nào mà thôi. Mọi người chỉ nhìn thấy những lợi ích mà không nhận ra mặt sau của nó. Học sinh mới được tiếp cận không được hướng dẫn và giáo dục về cách sử dụng Facebook dẫn đến lầm tưởng, gây ra những hội chứng “nghiện” Facebook hiện nay. Bố mẹ, người lớn cũng đang dần chìm vào thế giới ảo ấy, không thể làm gương cho trẻ nhỏ.

Hãy tự quyết định cuộc đời mình. Nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, toàn diện và thông minh. Hãy rời màn hình một giây để ngước lên xem trời hôm nay màu gì. Bỏ điện thoại để xem cuộc sống hôm nay thế nào, để trò chuyện với một người lâu nay chỉ nói trên Facebook. Kết nối để không lạc lõng nhưng cũng đừng bỏ cuộc sống để sống một cuộc sống đúng nghĩa.

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống. Bạn chọn cách sống nào?

 Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 2

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có thể nói rằng: Con người, đặc biệt là giới trẻ không thể sống mà thiếu mạng xã hội đặc biệt là Facebook”. Việc sử dụng mạng xã hội tuy có nhiều mặt tích cực phục vụ cho cuộc sống nhưng bên cạnh đó, mạng xã hội cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống giới trẻ.

Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook là trang mạng thu hút nhiều bạn trẻ sử dụng. Đó là nơi giao lưu, kết bạn, nói chuyện, cập nhật tin tức của rất nhiều người. Facebook trước hết là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân. Facebook là nơi có thể đăng tải những clip, chia sẻ những tâm tư, tâm trạng, hỏi thăm bạn bè.

Facebook như một cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng kỉ niệm của chúng ta và bạn bè. Đó cũng là trang mạng truyền tải những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống đến với mọi người. Thông qua Facebook, mọi người biết được người thân, bạn bè đang gặp khó khăn gì để hỏi thăm, giúp đỡ. Facebook còn là trang mạng nơi chúng ta học tập và tìm tòi những kiến thức mới.

Bên cạnh những lợi ích mà Facebook đem lại, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và việc học hành của các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ dùng Facebook như một nơi để trút giận, bất cứ chuyện gì bực mình ở đâu cũng đem lên Facebook cho mọi người bàn luận hay dùng Facebook để chửi người khác một cách công khai.

Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại.

Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop. Nhiều bạn sao nhãng việc học hành chỉ vì dành thời gian lướt Facebook, nhiều bạn quên cả việc đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút. Nguyên nhân của việc giới trẻ sử dụng Facebook một cách rộng rãi có lẽ chính là do sự hấp dẫn, mới lạ, tính giải trí cao trong việc sử dụng Facebook.

Việc đăng lên một tấm ảnh hay một status rồi nhận được các lượt like và bình luận, hay việc chém gió với nhau hàng giờ trên Facebook khiến nhiều bạn trẻ mất quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Facebook dễ dàng gây nghiện đặc biệt với giới trẻ. Từ năm 2010 đến nay, Facebook tăng vọt về số người sử dụng và con số ấy không ngừng tăng lên. Ngày nay, bất cứ ở đâu và bất cứ thời gian nào, ta cũng có thể bắt gặp các bạn trẻ cắm đầu vào Facebook, trong giờ học, trong giờ ăn, trước khi đi ngủ và ngay cả khi đang đi vệ sinh.

Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để làm những công việc vô ích như lướt Facebook xem bạn bè có đăng ảnh mới không, xem ai có status gì không hay xem các chuyện trong showbiz,…Và có những người nghiện Facebook đến nỗi mà làm bất cứ việc gì họ cũng đăng lên Facebook, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa nó lên, thậm chí mua cái áo mới cũng đưa lên để mọi người chém gió, đi ngoài đường gió lạnh quá cũng dừng xe lại post cái status “lạnh quá”, thậm chí đang chạy thoát hiểm cũng vào Facebook post cái status đã.

Là những con người của thế giới hiện đại, chúng ta phải làm thế nào để công nghệ phục vụ chúng ta chứ đừng để công nghệ chi phối cuộc sống chúng ta. Phải biết phân bố thời gian hợp lý trong việc sử dụng Facebook. Làm thế nào để phân bố thời gian hợp lí giữa công việc, gia đình, bạn bè, giải trí,… và Facebook? Không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội, thế giới ảo.

Cần xây dựng mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều vào đó. Bạn nên dành thời gian vào những việc có ích hơn. Làm thế nào để Facebook không trở thành ông chủ, và chúng ta không trở thành những nô lệ của mạng xã hội? Tuổi trẻ chúng ta nhạy bén tiếp thu những cái đó nhưng hãy là người thông minh để dùng những cái đó một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của mạng xã hội.

Thời gian của đời người thật ngắn ngủi, không nên tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại. Làm sao tìm lại được thời gian đã mất ? Phải biết quý trọng thời gian, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Thời gian của đời người thật ngắn ngủi sao ta lại tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại?

Bạn có bao gờ tự hỏi mình: làm sao tìm lại được thời gian đã mất? Hãy biết quý cuộc sống này trong từng phút giây, sống sao cho thật ý nghĩa vì chúng ta còn trẻ còn rất nhiều việc phải học, phải làm chứ không phải dành thời gian trên những trang mạng vô bổ.

Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 3

Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng Facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, ngỡ tưởng Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng càng ngày nhiều người sử dụng khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện Facebook lại càng phổ biến.

Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Dù hai người ở hai đầu của địa cầu, chỉ cần có mạng Internet, họ có thể sử dụng Facebook để liên lạc. Nghiện Facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng Facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu Facebook.

Facebook ngày càng phổ biến với những tiện ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất, và thời gian đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Giới trẻ là độ tuổi sử dụng Facebook nhiều nhất và nhiều bạn trẻ không thể rời xa Facebook một chút nào.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook. Khi nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu thì người sử dụng Facebook muốn dành nhiều thời giờ sử dụng và lâu dần trở thành thói quen. Trên mạng xã hội, người sử dụng buồn vui được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ ai quản lý. Đó chỉ là mạng xã hội ảo, nên họ luôn có quan điểm nếu bị chỉ trích cũng không sợ vì tất cả chỉ là ảo. Điều này càng thu hút người sử dụng online Facebook nhiều hơn. Trên mạng xã hội, người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình nên họ càng muốn dùng Facebook nhiều hơn. Hơn thế, nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook bởi vậy vì mong muốn nổi tiếng mà nhiều người dùng Facebook để tăng độ phổ biến của mình.

Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng. Thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng bị đánh cắp. Nhiều người giả danh lập ra những tài khoản đi lừa đảo người khác gây ảnh hưởng đến danh tiếng người khác và nhiều trường hợp vi phạm đến luật lệ. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó. Nghiện Facebook gây ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có.

Để hiện tượng nghiện Facebook giảm tải ta phải có những biện pháp thích hợp. Mỗi bản thân phải quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Như Trung Quốc xây dựng những nhà cai nghiện Facebook cho trẻ em để chúng thoát khỏi những tác hại xấu của nghiện Facebook. Còn đối với học sinh luôn đề cao học tập, sử dụng Facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường.

Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook ,mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Hãy để hiện tượng nghiện Facebook không còn là vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu.

Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 4

Nhắc tới những căn bệnh thế kỉ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư? Ebola? Cúm Tây Ban Nha hay là AIDS? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động mới là căn bệnh đáng sợ nhất? Nghiện Facebook là một trong những căn bệnh như thế – một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang đến vô vàn nguy hại, là một sự báo động lớn cho xã hội hôm nay.

Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng xã hội. Nói đến chúng, ta không thể không nhắc đến Facebook- một cái tên chẳng còn xa lạ với tất cả mọi người. Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương tác với mọi người. Chẳng cần bàn cãi hay bình luận gì thêm, chúng ta đều không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò to lớn mà Facebook mang lại. Còn gì kì diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa cách về địa lí, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Thú vị gì hơn khi mọi tin tức về giới showbiz, thần tượng, bạn bè, người thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây? Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị mời gọi. Mải mê theo những cảm xúc ảo, ít ai nhận ra Facebook như là một con dao hai lưỡi mà những mặt trái của nó đang dần bộc lộ. Và một trong số đó là căn bệnh nghiện Facebook đã và đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.

Nghiện Facebook, đó là một căn bệnh mà người dùng face quá phụ thuộc vào trang mạng này. Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính hay cầm trên tay chiếc điện thoại là y như rằng như một thói quen, một phản xạ tự nhiên: truy cập vào Facebook theo dõi bạn bè, để comment, like, share. Rảnh rỗi là vào Facebook, buồn lên Facebook tâm sự, vui cũng vào face để chia sẻ niềm vui. Suốt ngày online, vì thế khi không thể truy cập, người nghiện Facebook luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, trống trải như thiếu một điều gì, nặng hơn là không thể chịu đựng được và, bằng mọi cách có thể thỏa mãn nhu cầu “lướt face” của mình.

Lật ngược lại thời gian, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử phát triển của trang mạng xã hội này. Năm 2004 là năm đánh dấu sự xuất hiện của Facebook. Vậy mà chỉ tính đến năm 2013, mỗi ngày đã có khoảng 618 triệu người hoạt động trên Facebook, hơn 30 tỷ tin tức khác nhau được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăng tải. Trong một khoảng thời gian không quá dài, Facebook đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, trở nên quá thông dụng và sự lan tỏa của nó nhanh chóng tới mức khó kiểm soát được. Theo đó, số lượng người nghiện Facebook cũng tăng lên đến chóng mặt. Mải giao lưu, kết bạn, đến khi giật mình nhìn lại, chúng ta mới nhận ra lo ngại về hiện tượng nghiện Facebook đang tràn lan phổ biến với những tác hại không hề nhỏ.

Trước hết, người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook: rảnh rỗi lên face, khi làm việc trên máy tính cũng tranh thủ lướt Facebook. Vừa ăn vừa Facebook, đến cả thời gian ngủ cũng được cắt giảm cho Facebook. Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện Facebook vì thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập. Thời gian đâu để học nữa khi mà những tin tức, những status của bạn bè còn đang mời gọi hấp dẫn? Còn đâu để học nữa khi mà online chát chít Facebook thì không chán nhưng cứ đụng vào sách vở là buồn ngủ, chán trường? Học tập đi xuống, các bạn ấy đang bỏ quên những giấc mơ, bỏ quên cả tương lai của mình vào màn hình Facebook. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy thử hỏi đất nước ấy sẽ đi đến đâu khi mà các bạn còn đang mải chơi face quên nhiệm vụ? đó thực sự là một thực trạng đáng báo động không chỉ với Việt Nam mà còn với tất cả các nước khác trên thế giới.

Không chỉ thế, việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên Facebook. Bị thu hút vào cái màn hình màu xanh hấp dẫn với những hình ảnh kia thì liệu còn thời gian đâu mà ăn uống hợp lí, thời gian cho bạn bè, cho người thân? Họ sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi hiện tại. Thế có nghĩa là, họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình. Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà một người nghiện Facebook có thể chém gió thỏa thích không chán với bạn bè khắp nơi nhưng lại khó có thể giao tiếp trực tiếp với mọi người. Cứ thế, họ trở thành “ anh hùng bàn phím” và dần sống ảo với những tình cảm không thực tế.

Một hậu quả cũng không hề nhỏ với việc nghiện Facebook, đó là bị lợi dụng. Do quá nghiện Facebook, vì thế, họ thường xuyên đăng tải những thông tin cá nhân, cập nhật trạng thái, hình ảnh của mình. Có người chỉ trong ít phút mà bao nhiêu tâm trạng được đưa lên, bao nhiêu hình ảnh check- in. Họ đâu biết Facebook là một xã hội thu nhỏ, ở đó có thể có nhiều người tốt nhưng cũng không thiếu những kẻ xấu. Họ không lường trước được việc những thông tin của họ đang bị người xấu lợi dụng vào mục đích xấu. Không ít người bị trộm cắp hết tài sản trong nhà khi đi du lịch ở xa về, bởi trước khi đi, họ đã cập nhật trạng thái công việc, khoe lịch trình của mình, và đương nhiên, đó chính là điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu hành nghề. Có người chụp ảnh đăng lên Facebook và thật đáng buồn, hình ảnh của họ bị ghép, cắt thành những hình ảnh nóng gây hiểu lầm đáng tiếc. Và còn nhiều, nhiều hơn thế những hậu quả khôn lường mà người người nghiện Facebook phải gánh chịu. Nhìn lại chúng, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình, và càng rùng mình hơn nữa khi mà thấy con số người sử dụng Facebook của người Việt Nam đang dần tăng lên, đồng nghĩa với việc số người nghiện Facebook cũng phát triển từng ngày. Và cũng chẳng còn gì đáng ngạc nhiên khi bạn sẽ phải gắn mác “người ngoài hành tinh” nếu chưa có tài khoản Facebook hay thậm chí là chưa biết hết cách sử dụng hay những ứng dụng trên trang mạng xã hội này.

Nguyên nhân lớn nhất vẫn là ở chính bản thân người nghiện Facebook. Sống trong thế giới công nghệ, được tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng lại không làm chủ được mình. Mới đầu, có thể chỉ vì lí do tham gia cho có phong trào cùng bạn bè, dần lại quá sa đà, không làm chủ, không nhận thức được rõ tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều, hoặc cũng có thể đã nhận thức được nhưng lại không đủ bản lĩnh để có thể thoát ra được sự hấp dẫn mà Facebook mang lại. Và kết quả là, vẫn ngày ngày sống cùng Facebook, trở nên nghiện Facebook mà không thể nào thoát ra được.

Dừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai.Mỗi gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò chuyện,giáo dục con mình nhiều hơn nữa. Bản thân những người nghiện Facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt, tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Hãy tìm cho mình một niềm vui trong cuộc sống thường nhật, trải lòng mình, giao tiếp với mọi người, bạn sẽ nhận ra xung quanh mình còn bao điều tuyệt vời và lý thú khác. Nói bỏ hẳn việc online Facebook đối với những ai đã quá nghiện Facebook thì quả là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể hạc chế tối đa việc kết bạn, tham gia nhóm, đăng tải thông tin lên Facebook. Thay vào đó, chúng ta hãy thử tham gia vào các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, picnic vừa đi chơi, ngắm phong cảnh, vừa có thời gian bên bạn bè, người thân lại vừa giúp chúng ta thư giãn sau những bộn bề cuộc sống. Thật thú vị và hấp dẫn! Chắc chắn sau những chuyến đi như thế, chúng ta sẽ tìm lại được niềm vui thực cho mình, tạo động lực hơn cho bản thân. Hay thay bằng việc chia sẻ tâm trạng lên Facebook, tại sao chúng ta không chia sẻ chúng với bố mẹ, cô bạn thân. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vui hơn và nhận được nhiều những lời khuyên thật bổ ích cho cuộc sống của mình.

Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải nỗ lực tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện Facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, Facebook sẽ trở về đúng nghĩa của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó tính điều khiển cuộc sống,suy nghĩ của con người. Bởi lẽ, thực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.

Tóm lại, trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện Facebook vẫn còn hiện tượng nhức nhối đáng báo động. Hãy cùng chung tay loại bỏ hiện tượng xấu này ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc lộ những mặt trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé!

 Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 5

Hiện nay khi mạng lưới Internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí, thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò chuyện như Yahoo, Skype, Twitter, Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người dùng. Nghiện Facebook thời đại ngày nay đang trở thành "hiện tượng" cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem Facebook là gì? Tại sao có thể nghiện? Và nghiện sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với người dùng. Facebook chính là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng. Có thể nói Facebook chính là một thế giới "bạn ảo", ở đó chúng ta tha hồ chát chít, chém gió, và cũng có rất nhiều nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này. Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thẳng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Chỉ cần một status là chúng ta có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Facebook có những thứ mà chúng ta không thể tìm thấy ở bên ngoài. Nhất là đối với nhiều bạn ham mê tự sướng và thích phô ra cho mọi người thấy thì Facebook chính là một công cụ hữu ích để làm việc này. Chỉ cần một cú post bài đăng, hình ảnh của bạn đã được hiện lên mạng và được nhiều người biết. Bạn chờ một nút like, một nút comment hay một nút share. Như thế cũng khiến cho bản thân bạn thấy vui. Tuy nhiên chính những điều này sẽ cuốn vào vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng nhất. Và nghiện Facebook là một trong những cái khó có thể dứt bỏ ra, vì nó đã trở thành thói quen cần phải làm hằng ngày, check in thường xuyên.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã dành thời gian quá nhiều để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng face, đi làm cũng face, đi chơi với bạn bè cũng face, ngồi với bố mẹ cũng face. Hình như thiếu đi face nhiều người cảm thấy tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người nói rằng Facebook cũng giống như ăn cơm, không thể thiếu. Bạn có thấy nực cười với suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không.

Vào Facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính Facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn.

Nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào hiện tượng Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các em dành thời gian vào đó quá nhiều, thời gian cho học hành thì không có. Điểm kém, ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn.

Không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể đưa lên Facebook. Bạn có một cô bạn ăn chơi sa đọa, chẳng may cô bạn đó đi chơi qua đêm với bạn trai và bạn bắt gặp cảnh nóng của họ. Bạn thấy thích thú và muốn để mọi người biết chuyện đó. Chỉ một cú post, bạn nhận lại nhiều like, nhưng hai người bạn kia sẽ xấu hổ như thế nào, sẽ coi bạn là bạn nữa không. Face đang khiến bạn mất dần đi những người xung quanh.

Bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn, bạn thích thú khoe với mọi người nhưng bạn có biết rằng bạn đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình để 'đầu tư" vào những người bạn chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

Nghiện Facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. Những mối quan hệ thân thiết trở nên giãn ra, không gian dành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ "ảo" đó.

Để hạn chế hiện tượng nghiện Facebook thì đòi hỏi nhận thức của người dùng, họ phải tự ý thức được rằng Facebook chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, đừng để nó thành người bạn bám rễ, đeo đẳng suốt ngày. Chính sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bởi vậy mỗi chúng ta, không kể lứa tuổi nào cũng cần có nhận thức đúng đắn về việc chơi Facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng như thế nào để khiến tâm trí mình thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.

Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 6

Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.

Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh” này.

Theo giáo sư Jerald Block của Đại học Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.

Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói.

Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.

Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chat room" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện *** Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.

Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.

Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.

Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" – mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.

"Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).

"Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số khoá điều trị.

Cũng giống như nghiện rượu hay ma túy vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại @.

Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 7

Ngày nay, con người có rất nhiều phương pháp và phương tiện để kết nối với nhau. Trong đó, Facebook là một trang mạng xã hội được rất nhiều bạn trẻ sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng Facebook đang mang lại những tác động tiêu cực khi mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay mắc chứng nghiện Facebook.

Facebook là một trang mạng xã hội giúp mọi người có thể kết nối tương tác với nhau từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ở đó, con người có thể bày tỏ những cảm xúc, chia sẻ những hình ảnh hay quan điểm tới tất cả mọi người. Thế nhưng rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang mắc chứng nghiện Facebook, tức là các bạn dành quá nhiều thời gian để truy cập Facebook, chia sẻ quá nhiều thứ về cuộc sống đời tư cũng như những vấn đề xung quanh lên trang cá nhân.

Hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ cắm mặt vào chiếc điện thoại để lướt Facebook. Hễ tới đâu là check in (chụp ảnh) ngay tại đó. Ăn cũng đăng Facebook, đi chơi cũng đăng Facebook, buồn, vui, hờn, giận gì cũng đăng lên Facebook. Thời gian các bạn sống trên thế giới ảo nhiều hơn thời gian các bạn dành cho thực tế. Số tài khoản người dùng Facebook đang tăng lên chóng mặt. Thậm chí một người có tới vài tài khoản Facebook hoạt động.

Facebook là một phương tiện kết nối con người với nhau, nhưng nghiện Facebook thì sẽ mang lại rất nhiều những hậu quả khác nhau. Thứ nhất, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người, đặc biệt là thị giác. Tiếp xúc quá lâu với điện thoại hoặc máy tính sẽ khiến thị giác bị giảm. Sóng điện thoại cũng có tác động xấu tới não bộ và khả năng sinh sản của con người. Bên cạnh đó, nghiện Facebook cũng khiến cho mối liên hệ trực tiếp con người bị giảm hẳn và thay vào đó là những liên kết ảo. Những biểu cảm, cảm xúc trong giao tiếp bị mất dần, thậm chí là bị triệt tiêu mà thay vào đó là những biểu tượng vô chi. Việc chia sẻ quá nhiều thứ trên Facebook cũng khiến cho những tính bảo mật thông tin cá nhân bị giảm. Một hậu quả nghiêm trọng nữa từ việc nghiện Facebook là biến con người trở thành những kẻ vô cảm. Khi mà họ không quan tâm đến mọi thứ xung quanh mà chỉ chú tâm tới lượng like (yêu thích) và share (chia sẻ) hư ảo trên mạng xã hội. Chúng ta có lẽ đã quá quen với những hình thông tin về những sự việc sống thờ ơ vô cảm trên Facebook. Gặp một vụ tai nạn, một người bị thương thay vì giúp đỡ thì nhiều người lại lấy máy ra để chụp ảnh, quay phim rồi đăng lên trang cá nhân nhằm thu hút sự theo dõi. Hay chúng ta cũng đã quá quen với cụm từ “anh hùng bàn phím” của cư dân mạng, những người sẵn sàng nhảy vào chỉ trích, phán xét về bất cứ cá nhân, bất cứ sự việc nào đó dù không hiểu rõ tường tận mọi thứ.

Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ và internet đã khiến giới trẻ có điều kiện tiếp cận được với các trang mạng xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Giới trẻ bị cuốn theo các trào lưu trên Facebook mà quên đi chính cuộc sống thực tại. Bên cạnh nguyên nhân do nhận thức cá nhân thì sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh và nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ ngày càng xa đà vào thế giới ảo Facebook…. Chúng ta cần có những giải pháp khắc phục hiện tượng nghiện Facebook trong giới trẻ hiện nay. Mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn, cách phân chia thời gian lên mạng Facebook một cách hợp lý. Tăng cường các hoạt động thực tế hơn để tạo năng lượng tích cực cho cuộc sống. Phụ huynh và nhà trường cũng cần có sự quan tâm cần thiết tới con em, nhất là việc sử dụng điện thoại và mạng xã hội. Có như vậy, chúng ta mới hạn chế được những tác hại của Facebook mà tăng cường lợi ích từ trang mạng xã hội này.

Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 8

Xã hội đang ngày càng phát triển và hiện đại hơn kéo theo đó là nhu cầu chia sẻ của con người cũng tăng lên. Điều đó khiến cho các mạng xã hội như Twitter, Instagram, Google và đặc biệt là Facebook đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận những công dụng cũng như lợi ích của những mạng xã hội này đem lại cho con người. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan những tác hại của mạng xã hội. Khi mà số lượng các bạn trẻ đang mắc phải căn bệnh “ nghiện Facebook” ngày càng cao.

Facebook là mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam. Đây là một mạng xã hội giúp xóa đi khoảng cách địa lý của con người, là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên thực hiện các tương tác với nhau như chat, đăng tải hình ảnh, bình luận… Facebook sáng lập ra bởi Mark với mục đích ban đầu là kết nối các học viên tại trường đại học Harvard lại với nhau. Sau này, ý tưởng của ông đã được mở rộng ra, tạo thành một mạng xã hội kết nối tất cả mọi người trên trái đất với nhau. Chính điều này đã tạo ra được sự hấp dẫn của Facebook. Chỉ cần có mạng internet bạn có thể nhìn và nói chuyện với bạn của mình dù hai người có cách xa nhau hàng ngàn cây số chỉ với một cuộc gọi video thông qua Facebook. Hay bạn có thể chia sẻ những dòng tâm trạng của bản thân, những bức hình đẹp của mình lên Facebook và mọi người có thể cập nhật được trạng thái đó của bạn một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể tìm kiếm được rất nhiều thứ trên mạng xã hội Facebook như làm quen với nhiều người bạn mới,kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập, học tập kinh nghiệm hoặc giải trí…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng khen ngợi đó thì Facebook cũng để lại vô vàn những hệ lụy cho những người sử dụng nó, khi mà có những người đã trở thành “con nghiện Facebook”. Nghiện Facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng Facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu Facebook.

Các bạn trẻ những người nghiện Facebook dường như đã dành quá nhiều thời gian, tâm trí cho mạng xã hội này. Ăn ngủ, đi chơi, đi học hay thậm chí đi vệ sinh cũng cầm theo chiếc điện thoại để vào Facebook. Các bạn vào Facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính Facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn. Bạn chỉ chăm chăm xem mọi người bình luận những gì về bài bạn đăng, bạn ngồi đợi từng nút like, từng lượt chia sẻ. Thậm chí có những bạn còn ganh tị nhau lượt like bài viết, hình ảnh hay cả những lời bình luận. Bạn dành trọn tâm trí của mình vào Facebook mà không để ý mọi thứ xung quanh đang diễn ra như thế nào. Bạn nhìn cuộc sống thông qua lăng kính của Facebook chứ không phải qua con mắt thật của chính mình.

Hiện tượng nghiện Facebook đang diễn ra ở phần lớn các bạn trẻ. Khi mà hầu hết những ai có điện thoại thông minh thì đều sở hữu cho riêng mình một tài khoản Facebook. Để rồi các bạn dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội đó. Trước kia khi tụ tập hẹn hò bạn bè để đi cafe nói chuyện, mọi người đều hào hứng nói cười vui vẻ, nhưng ngày này khi một đám bạn tụ tập lại với nhau thì mỗi người lại cầm trên tay một chiếc điện thoại và chỉ chăm chăm vào điện thoại của mình chẳng ai nói với ai một câu nào. Trước kia thời gian rảnh, các bạn trẻ có thể ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời như đá bóng, đánh cầu, nhưng ngày nay thời gian rảnh hầu hết họ dành cho việc vào lướt Facebook. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó. Nghiện Facebook gây ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có.

Nghiện Facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. Những mối quan hệ thân thiết trở nên giãn ra, không gian dành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó.

Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng.

Không thể phủ nhận những lợi ích của Facebook đem lại cho chúng ta. Tuy nhiên, nó chỉ có ích khi chúng ta biết sử dụng nó một cách hợp lý. Không nên phí phạm quá nhiều thời gian cũng như để cho mạng xã hội này chi phối cuộc sống thực tại của bản thân. Hãy tự mình trở thành một con người hiện đại một cách thông minh.

Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ - Mẫu 9

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều phương tiện giải trí, phục vụ cho nhu cầu của con người như yahoo, zalo, viber. Đặc biệt nhất phải kể đến Facebook. Facebook ra đời để giúp con người giải trí, nhưng hiện nay có quá nhiều người đang phụ thuộc vào nó, dẫn đến hiện tượng “nghiện Facebook”.

Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu về mạng xã hội Facebook. Facebook là gì? Có thể hiểu đơn giản rằng, Facebook là một mạng xã hội công khai, cho phép chúng ta chia sẻ các trạng thái cảm xúc vui buồn, cảm nghĩ của chúng ta, tương tác bạn bè một cách dễ dàng. Ở Facebook, chúng ta có thể thoải mái tán gẫu, giải trí, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Chúng ta gặp gỡ nhau, dù cách xa bao nhiêu cũng có thể tìm thấy nhau. Đã có rất nhiều trường hợp tìm được người thân, bạn bè thất lạc qua Facebook. Thất lạc rất nhiều năm rồi, nhưng nhờ có Facebook đã có thể tìm ra. Có thể thấy rằng, Facebook có rất nhiều lợi ích với mỗi chúng ta. Ngoài ra, người ta còn có thể làm việc bằng Facebook. Chúng ta có thể kinh doanh onli...

Thanh Ngọc cuttii
Xem chi tiết
nguyễn minh lâm
22 tháng 12 2022 lúc 21:31

chắc v :(

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
19 tháng 8 2017 lúc 15:52

a) Tán thành

Khi vui hay buồn nếu được chia sẻ thì sẽ làm niềm vui tăng lên, nỗi buồn giảm đi cảm thấy thật thân thiết với người lắng nghe. Do đó tình bạn sẽ trở nên thân thiết, gắn bó.

b) Không tán thành.

Nếu chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, nỗi buồn sẽ bớt đi.

c) Tán thành.

Một người bạn biết lắng nghe sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được điều đó.

d) Không tán thành.

Đó có thể là một người bạn vô tư, lạc quan hoặc không khéo léo khi không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người khác chứ không phải là một người bạn không tốt.

đ) Tán thành.

Dù là trẻ em hay bất kì ai đều có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khí khăn.

e) Tán thành.

Trẻ em có quyền được bình đẵng như nhau

Minh Lệ
Xem chi tiết

Em thử lập To do list cho ngày, cho vài ngày, cho tuần nha!

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
18 tháng 10 2018 lúc 14:28

Một bài toán lôgíc cơ bản và khó, sau đây là lời giải. 

Ta ký hiệu theo thứ tự “đi xem” ca nhạc: n (Bà nội), m (mẹ), b (Bố), C (Chi) và B (Bảo) và năm người trên khi họ “không đi” là n, m, b, C và B. 

Như vậy theo ý kiến của năm người là: 

a) n và m 

b) b và m 

c) b và n 

d) n và C 

e) b và B. 

Mỗi trong năm ý trên đều có một phần đúng và một phần sai (trừ ý của bà!). 

Câu mà bà nội nói là đúng với cả năm ý trên. 

- Nếu chọn câu a) thì không có e tức b và B. 

- Nếu chọn câu b) thì không có d tức n và C. 

- Nếu chọn câu c) thì các ý kiến khác có một phần đúng. Bà nội đã nói câu c)

Nguyễn Quốc Minh
16 tháng 4 2024 lúc 22:22

bà nội nói c bố và bà nội đi

 

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
18 tháng 10 2019 lúc 5:26

a) Tán thành.

b) Tán thành.

c) Tán thành.

d) Tán thành.

đ) Không tán thành.

Nguyễn Thanh hậu
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
23 tháng 8 2021 lúc 20:59

Em thấy hoc24 là một ứng dụng rất vui,lại còn hồi hộp khi bắt đầu mở máy tính nữa.Nhờ hoc24 mà em đã có những người bạn thân yêu,luôn quan tâm và chia sẻ những nỗi buồn với nhau.Vì trước đây,em có tham gia olm nhưng nghe đến hoc24 là em đã vào liền.Kể từ tháng 4,nhờ hoc24 mà em đã biết ý nghĩ của việc học lớn lao như thế nào.

༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
23 tháng 8 2021 lúc 21:01

em vào hoc24 từ cuối tháng 5, ban đầu vì muốn đổi tên trên olm nên em ms vào đây, nhưng về sau cảm thấy hoc24 hay hơn olm ở chỗ các gv thường đặt câu hỏi, có nhiều mini game, sự kiện hay nên nên quyết định cư trú ở đây luôn, vẫn dùng olm nhưng chỉ để lm bt và nhắn tin...

ai muốn kb vs mik trong olm thì vào link này: https://olm.vn/thanhvien/hoanghaimyhg

nthv_.
23 tháng 8 2021 lúc 21:10

1 chút tâm sự nho nhỏ:

Lúc đầu, e biết đến hoc24 là vào đầu năm ngoái, khi đang phải nghỉ học vì dịch. Cảm thấy rất bổ ích nên đã tạo tài khoản tham gia. Nhưng đến giữa năm ngoái thì không onl nữa vì 1 vài lý do. Tuy nhiên, do hè này khá rãnh rỗi, nên là e đã onl lại để vừa có thể giúp các bạn, vừa nâng cao thêm kiến thức của mình. Đó là những chia sẻ của riêng mình, ko bt các bạn thì như thế nào nhỉ?