Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
i love you
Xem chi tiết
Huy Rio
1 tháng 11 2016 lúc 18:36

google um sùm đó bn 

i love you
1 tháng 11 2016 lúc 18:43

các bn gõ lun hộ mk

Ha Hung Dung
1 tháng 11 2016 lúc 19:19

khó viết lâu lắm sorry

i love you
Xem chi tiết
Huy Hoang
2 tháng 11 2016 lúc 19:28

NHân ngày 70 năm thành lập quân đội nhân dân vn, e xin phát biểu cảm tưởng về Bộ Đội cụ hồ.

“Bộ đội Cụ Hồ” là biểu tượng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Gọi tên anh “Bộ đội Cụ Hồ”, nhân dân ta đã khái quát hình tượng cao đẹp về một mẫu người, với cuộc đời “tận trung với nước, tận hiếu với dân” suốt những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh; một tình thương yêu gắn bó máu thịt với nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, nhân hậu và khiêm tốn với đồng bào, đồng đội, đồng chí; một lối sống giản dị, chân thật. Đó là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, những chiến binh vừa đánh giặc giỏi, vừa công tác và sản xuất tốt, “tiến công, phòng ngự không sơ hở”, “thắng không kiêu, bại không nản” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt, giáo dục, rèn luyện theo mô hình người chiến sĩ cách mạng mà Người là hiện thân rực rỡ nhất.

“Bộ đội Cụ Hồ” - người chiến sĩ quân đội nhân dân - là những người có lý tưởng cao đẹp, những người nghĩa nặng tình sâu, luôn chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn… thấm nhuần tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả, tinh thần dân chủ và sự quên mình, lòng tôn trọng và niềm tin vào con người, vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại… Có thể nói, hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” tiêu biểu cho nền văn hóa quân đội kiểu mới của dân tộc - Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng khẳng định: “Thành quả vĩ đại nhất của quá trình cách mạng… là nhân dân ta đã giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất toàn vẹn Tổ quốc, cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội và có một quân đội nhân dân vô địch… Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chưa bao giờ nhân dân ta có một quân đội mạnh như ngày nay. Đây là một nhân tố cơ bản để đảm bảo Tổ quốc ta đời đời bền vững, nhân dân ta vĩnh viễn sống trong độc lập - tự do”.

Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
23 tháng 4 2016 lúc 17:22

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

Hà Như Thuỷ
23 tháng 4 2016 lúc 17:22

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

Nguyễn Thế Bảo
23 tháng 4 2016 lúc 17:26

Bài tham khảo

            Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có rất nhiều nhân vật quen thuộc, gần gũi nhưng có lẽ hình ảnh ông tiên đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc khó quên nhất. Chính vì thế, nên một hôm, đang thiu thiu nghe bà kể chuyện “Ngày xửa ngày xưa...”, em thiếp đi lúc nào không hay. Và, thật tuyệt vời, trong giấc mơ em được gặp...ông tiên trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt”.

Trong giấc mơ, em thấy anh trai cày đang chạy vội vào rừng, tìm chặt cây tre trăm đốt để được cưới cô con gái bá hộ. Tìm mãi không thấy mới biết lão bá hộ lừa mình, anh oà khóc nức nở.  Bỗng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền trông rất hiền lành và vầng trán cao chứa đầy những nếp nhăn hằn sâu đến lạ. Phía sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giữa hai gò má đồi mồi đã nhăn nhúm đi nhiều là một chiếc mũi cao cao nhưng ửng đỏ như người say rượu. Hàm răng của ông đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gũi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu. Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại là người giàu lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ những ai gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẻ lân, phụng. Tay ông dài dài, nếp da đã nhăn nheo, cằn cỗi lại lấm tấm đồi mồi, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xoá như  mái tóc cuả mình. Chân ông cao cao, khiến ông đã già nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn.

Thấy anh trai cày ngồi khóc, ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách của khu rừng. Rồi với ánh nhìn cảm thông, giọng nói trầm ấm,nhẹ nhàng, ông hỏi: “Tại sao con khóc?”. Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ngâm nghĩ ngợi, ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất qua lại cây phất trần, mỗt lần là một làn gió mạnh bắt đầu thổi đến, cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Thế rồi sau đó, ông hô: “Khắc nhập. Khắc nhập”. Tiếng hô thật ôn tồn mà nghe đầy quyền năng. Thật kì lạ, những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một “Cây tre trăn đốt” . Một lần nữa, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hoá phép biến ra một làn khói trắng rồi biến mất.

Sau đó, em lại thấy ông tiên bất ngờ đến bên em và bảo đi cùng ông giúp đỡ những người khó khăn bất hạnh. Em vô cùng sung sướng khi thấy mình đang bay lơ lửng trên không trung, dưới chân là những đám mây ngũ sắc bồng bềnh. Ông cùng em bay xuống bên cạnh một chú bé đang ngồi buồn thiu. Sau khi biết hoàn cảnh mồ côi cha mẹ, muốn đi học lại không có tiền, ông liền hóa phép biến ra sách vở và một ít tiền để giúp chú bé. Thật vui khi nhìn những giọt nước mắt hạnh phúc của chú bé đáng thương. Với cây phất trần, ông hóa phép giúp rất nhiều người. Nhưng ông chỉ giúp những ai thật sự bất hạnh mà sống tốt hiền lành. Và, không hiểu sao khi đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác mình lại có cảm giác hạnh phúc vui tươi như thế.

Đang mơ màng bỗng giật mình khi nghe tiếng mẹ gọi. Ồ, thì ra chỉ là một giấc chiêm bao. Giấc mơ đẹp ấy đã cho em cảm nhận nhiều điều. Ông tiên chính là hình ảnh của cuộc sống “Ở hiền gặp lành”. Em tự nhủ với lòng mình là sẽ học thật giỏi để mai này lớn lên trở thành một người có thể giúp đỡ những số phận khó khăn, bất hạnh.

Chúc bạn học tốt!hihi

37.Nguyễn Phan Phương Vy
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
26 tháng 12 2021 lúc 20:43

Tham khảo:

-  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí" 

Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.

 

Ngọc Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
minh phượng
13 tháng 11 2018 lúc 19:19

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

minh phượng
13 tháng 11 2018 lúc 19:20

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Mọt sách không đeo kính
13 tháng 11 2018 lúc 19:26

mình chỉ có thể ghi ý cho bạn thôi, bạn hãy  tự triển khai ý nhé:

- với việc ẩn dụ cái bánh trôi cho thân phận người phụ nữ ta đã thấy được người phụ  nữ bình dân xinh đẹp một cách giản dị.

  dù "bảy nổi ba chìm" sống  vất vả, khổ nhọc nhưng người phụ nữ vẫn giữ đc tấm lòng thủy chung, son sắt=> hình ảnh người phụ k những đẹp ở bên ngoài mà còn đẹp cả trong tâm hồn, đáng được ngợi ca. 

tự viết theo văn của mình nhé,k ai có thể viết đc cho bạn đâu, bạn viết sẽ đc điiểm cao hơn đấy

chúc bạn maithi tốt^^

#Trịnh  hằng

Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
9 tháng 4 2016 lúc 21:29

mình làm để 5 nha:

Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.

 

  Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.

 

  Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang  sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người.  Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng  ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi.  Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang  đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.

 

  Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà  tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.

NHỚ TICK CHO MÌNH ĐÓ NHA !! :))

Nguyễn Lê Mai Thảo
10 tháng 4 2016 lúc 21:18

'' Tùng, tùng, tùng''. Giờ ra chơi đã đến. Sân trường từ vắng lặng bây giờ đã trở nên nhộn nhịp hẳn lên.

Tiếng trống trường đã vang lên ba tiếng. Mọi người ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Những bạn gái đang nhảy dây bên cây phượng. Đôi chân thoăn thoắt như những chú sóc tinh nghịch đang nhảy trên các cành cây hay giống như những vũ công nhảy chuyên nghiệp.Có một số bạn thì chơi đuổi bắt, chạy khắp sân trường, miệng thì la hét làm nhộn nhịp một góc sân trường hơn hẳn. Còn có mấy chị lớp 7, lớp 8 ra ghế đá ngồi trò chuyện cùng với nhau. Một vài người  lớp 9 thì không như các em lớp 6. Sau giờ học thì tranh thủ ra hóng mát cho đỡ căng thẳng.Mặc dù đã học cấp 2 rồi nhưng vẫn còn vài người có tính hiếu động thì chơi bắn bi ngoài bãi đất. Những hòn bi tròn tròn như quả bóng cứ như là đang thi chạy vậy. Còn có những người vào căn-tin để ăn sáng. Mặc dù căn-tin rất nhỏ nhưng luôn đầy ắp người mua. Người bán chính là vợ bác bảo vệ. Các thầy, cô cũng có lúc vào đây để uống trà, nói chuyện. Hết 7 phút đầu giờ, tất cả mọi người xếp hàng thật ngay ngắn từng hàng từng hàng một để tập thể dục. Từng người một tập rất nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.

Tuy giờ ra chơi rất ngắn nhưng chúng em cũng đã rất thoải mái. Nhờ những buổi ra chơi ngắn ngủi này mà chúng em có thể chơi với nhau thân nhau hơn. Mọi người đều dành giờ ra chơi những điều hết sức thú vị. Thế là sau giờ ra chơi của mỗi ngày, chúng em lại xếp hàng vào chuẩn bị học tiết 3.

mình chỉ viết sơ sài thui, mong bạn thông cảm! nhớ tick mình nha leuleu

 

Tu Quyen
14 tháng 9 2016 lúc 17:59

5)      Mùa hè, mùa của những chú ve trong khóm phượng hồng, mùa của những chú bé thích chạy nhong nhong ngoài đường và cũng là mùa của những cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi.

Em đang cùng tụi bạn thong thả dạo bước trên con đường nhựa bóng láng của quê em vừa mới được tôn tạo lại. Bầu trời trong xanh lồng lộng, thỉnh thoảng một vài đám mây bồng bềnh trôi giữa tầng không. Có lẽ chúng cũng đang đi dạo mát như chúng em. Hai bên đường hàng me xanh một màu xanh ngọt mắt, treo lơ lửng những chùm me non vừa kết trái. Gió vẫn rì rào thổi làm cho cái nóng của buổi chiều hè như dịu đi một ít. Nhưng ai ngờ chỉ một loáng sau, những đám mây trắng như bông vội vã kéo nhau bay về hướng tây. Trời bắt đầu nổi gió mạnh. Những đám mây đen từ đằng đông ùn ùn kéo đến. Bầu trời như sẫm lại. Mây dày đặc hơn, quánh lại với nhau và như hạ thấp xuống. Rồi đột nhiên: rào, rào…, mưa đổ xuống xối xả.

Muôn vàn những hạt mưa to nhỏ thi nhau ào xuống. Những hạt mưa trong veo như thủy tinh, mát rượi. Gió thổi càng lúc càng mạnh, cấy cối hai bên đường rủ xuống. Xe cộ như vắng hẳn. Tụi nhỏ trong xóm gọi nhau í ới ra tắm mưa. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, chúng em ngồi trong một cái quán hoang bên lề đường nhìn trời. Mưa vẫn thi nhau rơi xuống mái tôn, nghe ầm ầm như những chầu trống đội, rồi ào ào nước đổ xuống lề đường. Em đưa bàn tay ra hứng mưa. Mát quá! Những hạt mưa mát rượi cả lòng bàn tay. Bất chợt, em nhớ về kỉ niệm cách đây một năm… Em có nhỏ bạn tên Trung. Mỗi khi có mưa, chúng em kéo nhau ra tắm mặc cho người đang nhễ nhại mồ hôi. Thế rồi về nhà nhỏ bị cảm, bị ba má la quá trời. Bây giờ Trung đã theo gia đình về thành phố. Không biết mỗi khi nhìn trời mưa, Trung có nhớ đến em không? Em đang miên man hồi tưởng về quá khứ thì mưa đã bắt đầu nhẹ hạt, rồi tạnh hẳn. Bầu trời lại trong xanh và cao lồng lộng như mấy chục phút trước đây.

Mưa đã dứt rồi mà em vẫn còn bâng khuâng mãi. Mưa ơi mưa đã làm dịu mát tâm hồn tôi, dịu mát cả vạn vật và cho tôi nhưng giây phút êm đềm sống lại với những kỉ niệm xưa về người thân học. Cám ơn trận mưa rào mùa hạ.

Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
sơn nguyễn ngọc
10 tháng 5 2019 lúc 16:23

    Sinh ra và lớn lên ở làng chài nghèo khó ven biển của xã Bình Dương- mảnh đất anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông Nguyễn Văn Bảy hội tụ những phẩm chất thật thà, chất phát và đầy nghị lực của người dân nơi đây. Năm 1977, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc người thanh niên Nguyễn Văn Bảy lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự và đi làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Đến năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ hành trang trở về chỉ với chiếc ba lô bạc màu với bộn bề những khó khăn thiếu thốn của gia đình, quê hương trong nền kinh tế bao cấp. Nhưng được học tập và rèn luyện trong quân ngũ, ông quyết tâm lao động sản xuất, tiếp tục cùng với bà con ngư dân ra khơi bám biển bằng nghề truyền thống để xóa cái nghèo cái khó của gia đình, xây dựng quê hương.


Ảnh: Ông Nguyễn Văn Bảy đang phơi cá bò tại xưởng chế biến hải sản của mình 
ở thôn 6, xã Bình Dương.

     Kể về câu chuyện buổi đầu lập nghiệp của người lính khi rời quân ngũ, ông Bảy chia sẻ: Năm 1983 tôi lập gia đình, hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông bà có câu “Trong cái khó ló cái khôn”. Trăn trở với ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình, nhận thấy nghề đánh bắt khai thác hải sản nếu phát triển mở rộng thì đòi hỏi phải có công tác hậu cần chế biến, thu mua để giải quyết số lao động dư thừa chưa có công ăn việc làm tại địa phương. Năm 2004, vợ chồng tôi quyết định vay mượn 100 triệu đồng để xây dựng phân xưởng chế biến hải sản, trong đó có chế biến cá bò xuất khẩu với diện tích hơn 1.000m2,sử dụng từ 30- 50 lao động chế biến cá mỗi ngày, từ đó, đời sống kinh tế gia đình từng bước ổn định và phát triển.
     Để có điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động dư thừa của làng quê ven biển, thôi thúc ông tiếp tục đầu tư mở rộng phân xưởng lớn hơn. Năm 2008, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư thêm 500 triệu, mở rộng quy mô diện tích 3.000 m2, giải quyết việc làm thường xuyên cho 120-150 lao động, thu nhập mỗi lao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Xưởng chế biến cá bò của ông ngoài việc nhận hàng gia công chế biến cá bò xuất khẩu cho doanh nghiệp ở Vũng Tàu, xưởng còn thu mua cá cơm, cá nục của địa phương để hấp, sấy và đóng thùng cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm chi phí xong vợ chồng ông lãi khoảng từ 200-300 triệu đồng/năm. Hiện nay, ông đang đầu tư xây dựng thêm kho đông lạnh để bảo quản hàng xuất khẩu. Kinh tế gia đình ông giờ thuộc hộ khá giả của xã, nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài.
     Trách nhiệm người lính Cụ Hồ
     Không quên trách nhiệm của một Cựu chiến binh nên ông luôn giành thời gian tham gia công tác Hội, công tác địa phương, vận động gia đình bà con hàng xóm, hội viên tham gia lao động sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát huy vai trò gương mẫu CCB, ông tích cực tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương, nhất là việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cộng đồng dân cư và trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội. Ở phân xưởng của ông, hầu hết người lao động tại xưởng là vợ, con của hội viên Hội Cựu chiến binh trong thôn, xóm. “Tôi luôn động viên chị em trong phân xưởng thi đua sản xuất, tăng thêm thu nhập để nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Trước đây hầu hết vợ con ngư dân chỉ trông chờ vào thu nhập trên biển, cuộc sống bấp bênh. Từ khi có phân xưởng chế biến hải sản này đời sống các hộ gia đình ổn định, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn”- ông Bảy nói. Bản thân ông cũng là người tích cực với công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo, người già yếu ốm đau bệnh tật. “Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ nghèo khó đi lên nên thấu hiểu cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kịp thời những trường hợp khó khăn”- ông Bảy tâm sự. Vào dịp giáp Tết, ông còn mua 500kg gạo để hỗ trợ cho 50 hộ nghèo, hộ neo đơn của địa phương để bà con có điều kiện ăn Tết tươm tất.


Ảnh: Ông Bảy (thứ 6 từ trái qua) được khen thưởng tại Đại hội thi đua 
Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình lần thứ V

     Với những phấn đấu không mệt mỏi và sự cống hiến của bản thân, ông đã được bầu chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, gia đình văn hóa 5 năm liền, và mới đây tại Đại hội thi đua Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình, ông đã được UBND huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cựu chiến bình gương mẫu” của địa phương trong 5 năm qua.
     Tin rằng với bản lĩnh từ những ngày trong quân ngũ, cùng với sự nhạy bén, năng động của mình, ông sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian đến, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, hội viên và bà con nông dân thôn 6, xã Bình Dương.

月婵
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết
hoang quoc son
13 tháng 4 2020 lúc 15:13

Cảm ơn những chiến sĩ áo trắng, đã cùng chung ý chí, trách nhiệm trong cuộc chiến đấu với “giặc Covid-19”. Những cống hiến, hy sinh tận tụy không quản hiểm nguy vì cộng đồng của họ đã để lại ấn tượng vô cùng tốt đẹp. Họ là những anh hùng trong cuộc chiến này. họ Nỗ lực từng phút giây và   Hạn chế đi lại, giảm gánh nặng cho ngành Y tế Những ngày này, đội ngũ thầy thuốc của Việt Nam đang ngày đêm nỗ lực cùng với việc tìm hiểu, học hỏi thêm về chuyên môn từ các đồng nghiệp quốc tế, từ đó, đưa ra các phương án điều trị tốt nhất cho từng ca bệnh. Điều đáng mừng là, dù tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 trên thế giới đang gia tăng, nhưng đến nay, Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong.  

 viết nha ko copy tham khỏa ok 

Khách vãng lai đã xóa