Dùng lực F kéo vật nặng 60kg lên cao bằng mặt phẳng nghiên dài 50m, với độ cao mặt phẳng nghiên này là 30m.Tính độ lớn lực kéo này.
Người ta dùng một lực kéo 360N theo mặt phẳng nghiên để đưa một vật có trọng lượng 800N lên độ cao 1,2m. Biết mặt phẳng nghiên có độ dài 6m. Tính:
a) Công có ích.
b) Công toàn phần.
c) Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiên.
d) Hiệu suất mặt phẳng nghiên.
a. Công có ích là:
\(A_{ci}=P.h=800.1,2=960\) (J)
b. Công toàn phần là:
\(A_{tp}=F.s=360.6=2160\) (J)
c. Công của lực ma sát là:
\(A_{ms}=A_{tp}-A_{ci}=1200\) (J)
Độ lớn lực ma sát là:
\(F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{s}=\dfrac{1200}{6}=200\) (N)
d. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%=44,4\%\)
Biết độ dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo một vật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo 500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài bằng bao nhiêu?
A. > 4,8 m
B. < 4,8 m
C. = 4 m
D. = 2,4 m
Lực kéo nhỏ hơn 4 lần, vậy chiều dài phải lớn hơn chiều cao h là 4 lần tức là
> 4.1,2 = 4,8 m
⇒ Đáp án A
Để đưa một vật nặng có khối lượng 90kg lên cao 1,2m,người ta dùng mặt phẳng nghieng có chiều dài 4 m
a)Tính lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát.
b)Thực tế có ma sát nên lực kéo lên vật là 420 N.Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
c)Tính độ lớn của lực ma sát
Tóm tắt
\(m=90kg\)
\(\Rightarrow P=10.m=90kg.10=900N\)
\(h=1,2m\)
\(s=4m\)
_____________________
a)\(F_{kms}=?\)
b)\(F_{cms}=420N\)
\(H=?\)
c)\(F_{ms}=?\)
Giải
a) Công của người đó thực hiện khi kéo vật trực tiếp lên là:
\(A_{ci}=P.h=900.1,2=1080\left(J\right)\)
Lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát là:
\(A_{ci}=P.h=F_{kms}.s\Rightarrow F_{kms}=\dfrac{A_{ci}}{s}=\dfrac{1080}{4}=270\left(N\right)\)
b)Công của người đó thực hiện khi kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng khi có ma sát là:
\(A_{tp}=F_{cms}.s=420.4=1680\left(J\right)\)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{1080}{1680}.100\%=64,28\%\)
c) Độ lớn của lực ma sát là:
\(F_{ms}=F_{cms}-F_{kms}=420-270=150\left(N\right)\)
Tóm tắt:
\(m=90kg\Rightarrow P=900N\)
\(h=1,2m\)
\(s=4m\)
=======
a) \(F_{kms}=?N\)
b) \(H=?\%\)
c) \(F_{ms}=?N\)
a) Công thực hiện được
\(A=P.h=900.1,2=1080J\)
Lực kéo khi không có ma sát:
\(A=F.s\Rightarrow F=\dfrac{A}{s}=\dfrac{1080}{4}=270N\)
b) Công toàn phần thực hiện được:
\(A_{tp}=F.s=420.4=1680J\)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}100\%\approx64,3\%\)
c) Độ lớn của lực ma sát:
\(F_{ms}=F-F_{kms}=420-270=150N\)
dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2m đề kéo 1 vật có khối lượng 100kg lên độ cao 1m biết lực ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng là 120N tính công để kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng này
trọng lượng vật:
\(P=10.m=10.100=1000N\)
công của lực nâng vật lên 1m:
\(A_{ci}=P.h=1000.1=1000J\)
công để thắng lực ma sát:
\(A_{hp}=F_{ms}.l=120.2=240J\)
công để kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng:
\(A_{tp}=A_{ci}+A_{hp}=1000+240=1240J\)
Biết độ dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo một vật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo 500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài l bằng bao nhiêu?
A. l ≥ 4,8m
B. l < 4,8m
C. l = 4m
D. l = 2,4m
Chọn A
Ta có lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật số lần: 2000:500 = 4 (lần)
Vậy chiều dài l phải lớn hơn độ cao h là 4 lần: l ≥ 4.1,2 = 4,8(m)
Dùng mặt phẳng nghiêng dài 12m để kéo một vật nặng 60 kg lên cao 2 m
a) bỏ qua ma sát tính Công thực hiện để đưa vật lên cao Lực kéo vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng
b) thực tế có ma sát và lực kéo là 130 n Tính hiệu suất mặt phẳng Độ lớn lực ma sát biết toàn bộ (hao phí là do ma sát)
a)Công nâng vật lên cao:
\(A_i=P\cdot h=10m\cdot h=10\cdot60\cdot2=1200J\)
b)Công kéo vật:
\(A_{tp}=F_k\cdot l=130\cdot12=1560J\)
c)Hiệu suất mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}\cdot100\%=\dfrac{1200}{1560}\cdot100\%=76,92\%\)
Dùng mặt phẳng nghiêng dài 4m để kéo một vật có khối lượng 60kg lên cao 2 m.Hãy tính độ lớn của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng,xem mà sát giữa vậy và mặt nghiêng là rất nhỏ
Công nâng vật:
\(A=P\cdot h=10m\cdot h=10\cdot60\cdot2=1200J\)
Lực kéo vật:
\(F=\dfrac{A}{l}=\dfrac{1200}{4}=300N\)
Người ta đưa một vật nặng 400kg lên cao 3m bằng một mặt phẳng nghiêng dài 5m.
Hỏi:
a)Tính công đưa vật lên khi mặt phẳng nghiên không có ma sát
b)Tính lực kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát
c)Thực tế lực kéo là 2700N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
a) Công đưa vật lên là: A = 400.10.3 = 12000(J)
b) Khi đi lên bằng mặt phẳng nghiêng, ta có: A = F.S
\(\Rightarrow F = A: S = 12000:5=2400(N)\)
c) Công thực tế đưa vật lên là: A'=F'.S = 2700.5 = 13500 (J)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng: H = A:A' = 12000:13500 . 100 = 88,879%
Để đưa một vật có khối lượng 200Kg lên độ cao 4m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo lúc này là F = 900N. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là :
A. 233,3N
B. 256,2N
C. 2800N
D. 1080N
Đáp án : A
- Công có ích để nâng vật lên độ cao 10m:
A 1 = 10.m.h = 10.200.4 = 8000 (J)
- Công toàn phần kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng:
A = F. l = 900. 12 = 10800 (J)
- Công hao phí do ma sát:
A h p = A - A 1 = 10800 – 8000 =2800 (J)
- Áp dụng công thức:
- Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng: