Những câu hỏi liên quan
Kẻ ẩn danh
Xem chi tiết
MY PHẠM THỊ DIÊMx
11 tháng 3 2022 lúc 6:54

 

Dọn dẹp vệ sinh lớp học,khuôn viên nhà ở
Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
Hạn chế sử dụng túi nilon.
Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.                 tham khảo 
Tích cực trồng cây xanh.
Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
.Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.

Bình luận (0)
Lihnn_xj
11 tháng 3 2022 lúc 6:56

Để bảo vệ môi trường, chống biển đổi khí hậu, em sẽ:

- Không vứt, xả rác bừa bãi

- Dùng túi nilon thì có thể tái sử dụng lại nó

- Có thể dùng túi giấy để bảo vệ môi trường

- Tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh

- Tuyên truyền cho mọi người cùng biết để bảo vệ môi trường...

Bình luận (0)
nguyen
Xem chi tiết
hee???
11 tháng 3 2022 lúc 20:51

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm MT:

- Giảm rác thải chôn lấp. (giảm ô nhiễm MT đất)

- Kiểm soát nồng độ khí thải và nước thải. (giảm ô nhiễm MT nước và ko khí)

- Trồng nhiều cây xanh. (giảm ô nhiễm MT ko khí)

- Các công trình xây dựng bắt buộc phải che chắn. (giảm ô nhiễm MT)

- Xe tải trọng cao, xe chở vật liệu, phế thải xây dựng phải đóng kín thùng, rửa trước khi vào thành phố. (giảm ô nhiễm ko khí)

-  Thu gom, xử lý chất thải nguy hại.

- Xử lý ô nhiễm và duy trì chất lượng nước hồ bằng công nghệ hiện đại.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 6 2018 lúc 13:34

Đáp án D

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất chưa phải đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các vùng miền núi

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Dương Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bin
17 tháng 2 2016 lúc 16:16

a) Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì:

- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi nguười, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:

+ Ở các nước đang phát triển: Việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

+ Ở các nước phát triển: Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFC với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính làm thủng tần ô dôn, gây hiệu ứng nhà kính.

- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên phạm vi cả thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở 2 cực, gây mưa a xít…đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của ngành kinh tế và sức khỏe con người.

b) Liên hệ vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai (bão, lũ, hạn hán…) và sự biến đổi thất thường về khí hậu, thời tiết.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề quan trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu động dân cư và mốt ố vùng cửa sông, ven biển.

c) Các nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và MT ở nước ta:

- Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về nguồn gen và các loại nuôi trồng cũng như các loài hoang dại có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống ủa con người.

- Phấn đấu đạt trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường kiểm soát và cải tạo môi trường

Bình luận (0)
đào thị thiều
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 12 2021 lúc 20:56

tham khảo

 

 

b. Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

+ Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thong thải vào khí quyển.

+ Hậu quả: Tạo nên những trận mư a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng nên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng Ôzôn.

 

Bình luận (0)
≧✯◡✯≦✌
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
18 tháng 5 2016 lúc 16:46

1/Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:

+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:

+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

Bình luận (0)
Bùi Bách
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
15 tháng 5 2021 lúc 21:00

bài này do một bạn khác làm mong em đừng tick cho anh, chỉ để tham khảo thôi

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. *Giair pháp khắc phục Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầucách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Bình luận (2)
🍀thiên lam🍀
15 tháng 5 2021 lúc 21:05

Tham khảo nha!

Với tình trạng ô nhiễm môi trường như ngày nay, có một số biện pháp nhanh chóng để cải thiện đồng thời bảo vệ môi trường cần được thực hiện như: 

+ Thứ nhất, người dân cần được giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi nhằm tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, người dân nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì nếu  lạm dụng sử dụng bạn sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới làm nhiễm độc nguồn nước. Do đó, nên áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

+ Thứ hai, chính quyền nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, và xử lý mạnh tay đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nhằm răn đe các đối tượng khác không vi phạm.

Bên cạnh đó, các nhà máy, các khu công nghiệp cần phải xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế trước khi thải ra môi trường. Tổ chức bộ phận giám sát chặt chẽ về việc xử lý chất thải nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

+ Thứ ba, tại các địa điểm công cộng tập trung đông người như khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên đầu tư, bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.

+ Thứ tư, cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Đồng thời thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường.

Tóm lại, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người đều góp sức, chung tay bảo vệ môi trường. Vì bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ mai sau, hãy cùng chung tay, góp sức để gìn giữ một môi trường xanh – sạch – đẹp nhé!...

Bình luận (0)
inuyasha
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
6 tháng 12 2016 lúc 20:42

Hay

Bình luận (1)
Tiểu Thư Răng Sún
13 tháng 12 2016 lúc 17:57

Hay

Đúng với mtrg sống của chg t bây h

Bình luận (1)
Phan Thị Mỹ Hòa
10 tháng 3 2017 lúc 14:34

hay thiệt đó nhớ làm nhiều hơn ha

Bình luận (2)