Vt 1 đoạn văn 12 câu theo cách quy nạp phân tích khổ thơ khi con tu hú sdung 1 câu phủ định
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tâm trạng người tù trong khổ 2 bài "Khi con tu hú". Đoạn văn chỉ ra câu phủ định + câu ghép
Em tham khao nhes:
Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Than ôi! Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh(Câu phủ định). Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột... Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú(Câu ghép). Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội? Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".
ô bạn, sao lại hỏi bài lộ liễu thế, ko sợ bà Huyền thấy à ;-; Chết chết hư quá bạn ơi
viết đoạn văn theo mô hình quy nạp 10-12 câu phân tích 4 khổ thơ cuối bài khi con tu hú trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán , 1 từ láy (chú thích,chỉ rõ)
Dựa vào 6 câu thơ đầu của bài thơ: Khi con tu hú , viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch ( khoảng 12 câu ) phân tích khổ thơ trên . Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán và câu phủ định
Câu 1: Nêu nguyên nhân Lý Công Uẩn chọn thành Đại La làm kinh đô bằng 1 đoạn văn ngắn
Câu 2: Phân tích khổ thơ thứ 2 của bài "Khi con tu hú" bằng đoạn văn quy nạp
Tham khảo:
Câu 1:
Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ là thánh chỉ công bố việc dời kinh đô Hoa Lư về Đại La mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Từ những yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” này, việc dời đô là điều tất yếu. Không chỉ mỗi thời Lí mà các triều đại sau này như: nhà Trần, nhà Lê,… cũng đều chọn nơi đây là kinh đô của mình và cho đến bây giờ, khi đất nước phát triển phồn thịnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ thì Hà Nội vẫn được chọn là thủ đô, là cơ quan đầu não của cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định vua Lí Thái Tổ có một tầm nhìn vô cùng tinh tế và chính xác. Việc dời đô này không chỉ giúp cho đất nước phát triển hơn mà còn viết nên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Đại La xưa hay Hà Nội ngày nay luôn xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời, là thủ đô đáng tự hào của đất nước Việt Nam ta. Mỗi công dân chúng ta khi sống trong thời kì hòa bình hiện nay cần ra sức góp sức để xây dựng đất nước giàu đẹp cũng như xây dựng một thủ đô lịch sử.
hãy viết một đoạn văn khoảng 12câu theo cách lập luận tổng phân hợp để phân tích khổ thơ đầu của bài khi con tu hú( trong đoạn văn có sdung 1câu cảm thán)
Nhà giáo, nhà văn Đặng Thai Mai khi đánh giá về tập thơ Từ ấy đã từng khẳng định "Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca". Tố Hữu không chỉ là một nhà thơ mà còn là một người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Đọc thơ Tố Hữu ta không chỉ thấy được những bước chuyển mình của lịch sử mà còn bắt gặp một tinh thần sục sôi, nhiệt huyết của một chàng thanh niên trẻ yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Tinh thần ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ "Khi con tu hú". Được Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh tù đày, bài thơ không chỉ thể hiện được khát khao tự do, lí tưởng cách mạng sục sôi mà còn bộc lộ một tình yêu tha thiết với thiên nhiên, cuộc đời, điều này được thể hiện rõ nét qua bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu của bài.
Phải nói nhà thơ rất hay khi mở đầu bài thơ ông đã tái hiện trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động với những gam màu tươi sáng và âm thanh rực rỡ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Bức tranh mùa hè được gợi mở qua âm thanh tiếng chim "tu hú gọi bầy"- loài chim báo hiệu mùa hè rộn rã, tươi vui của chim tú hú không chỉ gọi về mùa hè mà còn làm bừng sáng cả bức tranh thơ, mang đến cái xốn xang, bồi hồi trong lòng người. Hè về là "lúa chiêm đang chín", là khi "trái cây ngọt dần". Tính từ chỉ trạng thái "đương chín", "ngọt dần" không chỉ gợi ra sự biến đổi của lúa, của trái cây khi vào hè mà còn tạo ấn tượng về một hành động đang tiếp diễn ngay trước mắt. Ôi chao sự sống như bung nở, căng tràn ngay trước mắt khiến nhà thơ lưu luyến, đắm say làm sao !. Nhà thơ Tố Hữu cảm nhận mùa hè bằng tất cả các giác quan, đó không chỉ là thính giác, thị giác mà còn là xúc giác và bằng một trái tim tha thiết yêu đời nữa.
viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách tổng phân hợp nd phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ khi con tu hú trong đoạn có sd một câu nghi vấniết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách tổng phân hợp nd phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ khi con tu hú trong đoạn có sd một câu nghi vấn
giúp mik vs ạ
viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo lối quy nạp để làm sang tỏ luận điểm: khổ thơ 2 của bài thơ khi con tu hú đã nói lên tâm trạng uất ức, bực bội người tù trong đoạn văn có sử dung câu cầu khiến
Tham khảo
Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời không những là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc mà nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú
Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp, phân tích khổ thơ mà em đã chép ở câu 1 để làm rõ tâm trạng ngột ngạt, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù cách mạng. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ).
Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách quy nạp, phân tích khổ thơ thứ 3 bài "Mùa xuân nho nhỏ" làm rõ tình cảm tác giả trước mùa xuân đất nước, trong đó có sử dụng 1 câu phủ định và 1 thành phần phụ chú. Giúp mình với, mình đang cần gấp
Tham khảo: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ độc đáo của Thanh Hải viết về mùa xuân. Mùa xuân đất nước hiện lên với hình ảnh thật đẹp của người cầm súng và người ra đồng. Người cầm súng chính là chiến sĩ hết mình bảo vệ quê hương và hi sinh hạnh phúc của mình. Người ra đồng là người lao động cần mẫn, chăm chỉ đã hết mình dựng xây quê hương. Họ trở thành biểu tượng thật đẹp cho hai nhiệm vụ song song của Tổ quốc là lao động và chiến đấu. Ta còn ấn tượng đậm nét với hình ảnh lộc. Lộc "giắt đầy trên lưng, trải dài nương mạ". Lộc ấy là lộc của mùa xuân, của thiên nhiên tươi đẹp cùng một niềm tin về một ngày mai tươi sáng. Điêp ngữ tất cả được THanh Hải sử dụng thật khéo trong khổ thơ này. Cái "hối hả, xôn xao" ấy gợi cn người đến với nhịp điệu sôi động, hối hả khẩn trương trong mọi công việc, trong mọi nhiệm vụ. Từ hình ảnh sống động của người ra đồng, của người cầm súng, ta càng thấy được niềm tin của nhà thơ vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Bốn ngàn năm được Thanh Hải nhắc đến trong câu thơ chính là hành trình "vất vả, gian lao" mà nhân dân ta đã trải qua để con ngày hôm nay. Đất nước hữu hình hóa trở thành con người nhọc nhằn, vất vả. Đồng thời, ta còn thấy được sự chờ mong, niềm tin tươi sáng vào tương lai qua lời thơ "Đất nước như vì sao". Vì sao của hi vọng, vì sao của niềm tin, vì sao của lí tưởng. Chao ôi! Ta thấy được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ với "Cứ đi lên phía trước". Rồi mai đây chúng ta sẽ đi về một ngày mai tươi sáng, đi về một hòa bình, hạnh phúc. So sánh của THanh Hải độc đáo kết hợp cùng cách nói gợi hình đã tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong đất nước mùa xuân, trong con người mùa xuân. Tóm lại, khổ hai và khổ ba của bài thơ đã cho thấy được mùa xuân đất nước tươi đẹp trong tâm trí nhà thơ.