Những câu hỏi liên quan
Linhh Đường
Xem chi tiết
zero
22 tháng 4 2022 lúc 20:53

refer ( hơi dài )

Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.

Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên rất giàu có. Dựa vào thực dân Pháp, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân. Tuy vậy, một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ bởi nạn thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch…lại càng khổ thêm vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của thực dân Pháp. Bình quân ruộng đất vốn đã thấp nay càng thấp hơn. Ở Bắc Kì, có xã tới 80% số hộ không có ruộng. Mất đất, người nông dân phải tìm đường ra các thành phố, đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm.

Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp, nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không chỉ làm phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội mà còn làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

Trước hết, nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành là cơ sở ra đời đội ngũ công nhân Việt Nam. Họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông….

Nhà máy xi măng Hải Phòng đã có 1 800 công nhân, các nhà máy xay xát gạo ở Sài Gòn cũng có tới 3 000 công nhân. Riêng ngành than, năm 1904 mới có 4 000 công nhân, đến năm 1914 đã có 15 000 công nhân; xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn), nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh) cũng có đến 1 000 công nhân có tay nghề.

Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của họ là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống và điều kiện việc làm ). Ngoài ra, họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

 

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lí tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở nên giàu có. Ngoài ra một số sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản Trung Quốc, Nhật Bản, đã đứng ra lập các hiệu buôn, cơ sở sản xuất. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

 

Cũng trong thời kì này xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công. Số viên chức làm việc trong các công sở hoặc cơ sở tư nhân như nhà báo.

 
Bình luận (0)
Hồ Hoàng Khánh Linh
22 tháng 4 2022 lúc 20:54

https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-8/nhung-chuyen-bien-ve-kinh-te-xa-hoi-tu-tuong-trong-phong-trao-yeu-nuoc-viet-nam-dau-the-ki-xx-faq189207.html#:~:text=Nh%E1%BB%AFng%20bi%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%95i,nh%C6%B0%20nh%C3%A0%20b%C3%A1o.

chị vô đây mà tham khảo

 

Bình luận (0)
Long Sơn
22 tháng 4 2022 lúc 21:01

Chuyển biến về kinh tế:

Địa chủ phong kiến phần lớn đầu hàng, 1 số ít có tinh thần yêu nước.

Nông dân mất đất, bị bần cùng:

- Một số trở thành tá điền, công nhân.

- Còn lại ra thành phố làm các các công việc khác.

Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện: Tham khảo

+ Giai cấp tư sản (là các thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ buôn bán) ra đời, nhưng luôn bị Pháp kìm hãm, bị lệ thuộc và yếu ớt về kinh tế.

+ Tầng lớp tiểu tư sản (xưởng thủ công, cơ sở buôn bán nhỏ, nhà giáo, kế toán, học sinh,...) cũng ra đời, nhưng cuộc sống bấp bênh, họ sẵn sàng tham gia cách mạng.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và trưởng thành nhanh chóng, họ có tinh thần cách mạng triệt để.

Con đường cứu nước có xu hướng chuyển sang khuynh hướng dân chủ tư sản.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
Trần Thu Hằng
11 tháng 3 2016 lúc 10:59

Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đầu thế kỉ XX, Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt nam có những chuyển biến về kinh tế và xã hội:

- Kinh tế:

+ Khai thác tài nguyên, lập đồn điền, khai thác mỏ...

+ Xây dựng hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy, hải cảng...

+ Xây dựng nhà máy, cơ sở công nghiệp,...

Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu thay đổi, kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc.

- Xã hội:

+ Cơ cấu xã hội biến đổi: xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản...

+ Sĩ phu Nho học có chuyển biến về tư tưởng chính trị.

+ Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thông tin về tình hình chính trị thế giới xâm nhập vào Việt Nam:

Phong trào cải cách ở Trung Quốc

Tư tưởng của Cách mạng Pháp.

Ảnh hưởng của cuộc Duy Tân Minh Trị.

* Nhận xét về sự chuyển biến:

- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp dẫn đến sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt nam.

- Ảnh hưởng của sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam của trào lưu tư tưởng, tư sản từ bên ngoài làm xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

* Tính chất của xã hội Việt Nam thời kì này là thuộc địa nửa phong kiến.

* Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thời kì này:

- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt nam với thực dân Pháp và bọn tay sai.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 9 2019 lúc 7:15

Giữa kinh tế và xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau: thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu xã hội

Các giai cấp,tầng lớp mới ra đời làm cho kinh tế Việt Nam có sự thay đổi:kinh tế TBCN ngày được hình thành bên cạnh nền kinh tế Phong Kiến.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
11 tháng 4 2017 lúc 11:31

- Chuyển biến kinh tế ---> chuyển biến xã hội.
- Các giai cấp,tầng lớp mới ra đời làm cho kinh tế VN có sự thay đổi : kinh tế TBCN ngày được hình thành bên cạnh nền kinh tế PK.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 10 2017 lúc 5:54

Phương pháp: sgk 11 trang 138.

Cách giải:

Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 9 2017 lúc 14:28

Phương pháp: sgk 11 trang 138.

Cách giải:

Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 9 2019 lúc 17:19

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai caapsm tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 19:30

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 8 2023 lúc 23:58

Tham khảo!

 Chuyển biến lớn về kinh tế:

= Cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ 3, sau Mỹ và Đức.

- Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

Bình luận (0)
Lê Thế Minh
24 tháng 12 2023 lúc 20:09

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

Bình luận (0)