Những câu hỏi liên quan
HaNa
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
29 tháng 9 2023 lúc 18:09

Chúc chị và tất cả mọi người trong CĐ HOC24 có một đêm trung thu thật vui và ý nghĩa bên người thân và gia đình của mình ạ  

(mong chắc không sai chính tả) 

Bình luận (0)
Tuyet
29 tháng 9 2023 lúc 18:17

Tớ cảm ơn cậu nha, nhân dịp này tớ cũng xin chúc HaNa và mọi thành viên trong Hoc24 cùng các Giáo viên có một tết Trung thu trọn vẹn và ý nghĩa nhất!

Bình luận (0)

Chúc mọi người trung thu an lành, hạnh phúc <3

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 12 2017 lúc 9:56

Lời giải:

Người sắm mâm cỗ cho Tâm là: Mẹ Tâm

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
11 tháng 9 2016 lúc 11:07

rảnh ( cái này là web học mà đâu phải mạng xã hội )

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
11 tháng 9 2016 lúc 11:10

Cấp 2 mặc dù Trường Quốc Gia nhưng trg k tổ chức

Bình luận (0)
Kinomoto Sakura
23 tháng 12 2020 lúc 19:33

   Này mấy bạn có vào nhầm nơi ko vậy

           trang web để học mà mấy 

               bạn làm như đây là 

                 mạng xã hội đấy

     Làm ơn đọc lại nội quy dùm tôi cái

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn phương mai
Xem chi tiết
Vũ Hải Lâm
11 tháng 9 2018 lúc 18:40

Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ. hiha

Bình luận (0)
udumaki sasuke
Xem chi tiết
Triệu Khắc Duy
7 tháng 1 2020 lúc 20:49

12 nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
❡ʀ¡ی♬
7 tháng 1 2020 lúc 20:54

Hay! Sắp Tết rồi. Ai đã sắm đồ Tết rồi thì một k đúng vào đây nhé ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Xuân Dung
7 tháng 1 2020 lúc 20:56

truyện hay quá!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
༺天༒恩༻
Xem chi tiết
Best Friend Forever
25 tháng 1 2020 lúc 21:32

người miền nam thường có quả mà họ cần để bày mâm ngũ quả

người miền bắcthường có quả mà họ cần để bày mâm ngũ quả 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
༺天༒恩༻
25 tháng 1 2020 lúc 21:37

Best Friend Forever:

tại sao người miền nam lại cần những quả họ cần để bày mâm ngũ quả?

tại sao người miền bắc lại cần những quả họ cần để bày mâm ngũ quả? 

:')

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tết
25 tháng 1 2020 lúc 21:53

- Mâm ngũ quả miền Bắc thường gồm chuối, cam, phật thủ, bưởi, đào, hồng, ớt... Mỗi loại tượng trưng một ước nguyện của gia chủ, đảm bảo sắc trắng, xanh, vàng, đen, hồng. Tuy nhiên, ngày nay, người ta thường bày lên đó nhiều hơn 5 loại quả với màu sắc bắt mắt, hấp dẫn hơn.

- Người miền Nam thường chuẩn bị 5 loại trái cây là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với quan niệm "cầu sung vừa đủ xài". Cam, quýt gắn liền với quan niệm "quýt làm cam chịu", mang ý nghĩa lam lũ, vất vả, nên cũng không được bày trong ngày Tết. Trong mâm ngũ quả, mãng cầu, đu đủ, dừa thường được đặt ở dưới, tiếp đến là các loại quả nhỏ để tạo hình dạng như ngọn tháp. Nhiều gia đình đặt cặp dưa hấu ở hai bên sau khi hoàn thành mâm quả.

Chúc bạn học tốt !!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thanh Mai
Xem chi tiết
Trần Đức Mạnh
28 tháng 9 2023 lúc 21:06

Chx á

 

Bình luận (0)
Nam Dốt Toán
28 tháng 9 2023 lúc 21:28

THẾ CÒN HỎI

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Mai
28 tháng 9 2023 lúc 21:30

chỉ hỏi học thuộc chưa thui :((

Bình luận (0)
Lê Hữu Hải
Xem chi tiết
Lê Hữu Hải
5 tháng 1 2022 lúc 8:52

bucminh

Bình luận (2)
Trường Phan
5 tháng 1 2022 lúc 8:54

=))

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Hà
5 tháng 1 2022 lúc 9:06

Ể ? gianroi

Bình luận (0)
kieu tran
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 9 2021 lúc 7:00

Tham khảo:

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

Bình luận (1)