Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trúc Ly
Xem chi tiết
Lê Bảo Châu
18 tháng 1 lúc 14:39

Nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn:
+, Trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng, lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra.
+, Do các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng, xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc, cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng nhiều. 
+ Diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, ảnh hưởng đáng kể đến kế cấu đất.
+, Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động trực tiếp đến khí hậu, gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, tăng nhiệt độ đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều địa phương, khiến cho lượng mưa và nhiệt độ làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ra quá trình xâm nhập mặn.
+, Do hoạt động kinh tế của con người làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông.
+, Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước, không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
+, Do ảnh hưởng của các quá trình nhân tạo, hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học,...

Biến đổi khí hậu:

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu.

 

Nguyễn Văn Hưng
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
2 tháng 3 2016 lúc 10:50

* Những yếu tố thiên nhiên để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nông nghiệp là:

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.

- Đa dạng sinh học.

- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích tương đối rộng.

- Nguồn nước sông Mê Kông dồi dào.

* Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là:

- Quy hoạch cư trú nông thôn để chủ động sống chung với lũ.

- Khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông, tìm các biện pháp thoát lũ về  biển Tây.

- Cải tạo đất phèn, đất mặn.

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 3:02

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng và sông CL có ngập lụt xảy ra chủ yếu vào mùa hạ ⇒ Gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 6 2017 lúc 12:50

Đáp án B

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ngập lụt xảy ra chủ yếu vào mùa hạ

=> Gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long

vi lê
Xem chi tiết
Trần Mạnh
23 tháng 2 2021 lúc 20:42

+ tăng cường công tác dự báo, cung cấp các bản tin nhận định về tình hình khí tượng - thủy văn, tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

+ các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt, với phương châm không để người dân thiếu nước. Đối với vùng thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt phải tự cân đối từ hộ đến thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh, đồng thời chủ động bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đến cấp nước sinh hoạt nông thôn; gia cố bờ bao, chủ động tích trữ nước trong các hồ, đầm, ao. Về lâu dài, các địa phương đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó tác động của thời tiết cực đoan.

+ khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa phù hợp từng vùng; bố trí thời vụ tránh mặn, hạn cuối vụ ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao, nhất là ở các khu vực Long Phú - Tiếp Nhật và vùng giáp ranh tỉnh Bạc Liêu.

Phạm Đăng Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bích Ngọc
20 tháng 8 2021 lúc 17:00

Sự nóng lên của Trái Đất khiến băng ở 2 cực bị tan, dẫn đến hiện tượng nước biển dâng lên mỗi năm. Xâm nhập mặn hay nhiễm mặn đất là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Xâm nhập mặn bên cạnh sự axit hóa là một trong hai kết quả lâu dài của sự phát triển đất. Xâm nhập mặn xảy ra khi sự bốc hơi trong sáu đến chín tháng trong một năm lớn hơn lượng mưa. Thêm vào sự phát triển tự nhiên của đất, xâm nhập mặn được tăng tốc đáng kể thông qua hành động của con người như quá trình thủy lợi. Vì tích tụ quá nhiều muối nên mới xảy ra hiện tượng trên.

Chúc bạn học tốt !

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 1 2019 lúc 8:20

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô là do địa hình thấp, khi thủy triều lên cao dễ xâm nhập vào đất liền; ba mặt giáp biển nên bị xâm nhập mặn từ nhiều phía; kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, mùa khô nước sông hạ thấp trở thành những mao dẫn, dẫn nước biển xâm nhập sâu vào nội địa

=> Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô là do địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

=> Chọn đáp án B

Chú ý: đáp án B đầy đủ nhất so với các đáp án còn lại, vừa có độ cao địa hình, vừa có vị trí 3 mặt giáp biển, vừa có đặc trưng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt dẫn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 4 2019 lúc 9:17

Hướng dẫn: SGK/187, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B

Nguyễn Vũ Thành Danh
Xem chi tiết
Smile
24 tháng 4 2021 lúc 20:28

Do điều kiện thời tiết khí hậu không ổn định ,lúc thì mưa ít ở một số nơi do thiếu nước còn một số nơi do thời tiết khí hậu quá ẩm ướt ,do điều kiện khí hậu thay đổi thất đổi thất thường => mưa lũ ngập lụt...

Điều này có ảnh hưởng rất cao tới kinh tế của người dân , ảnh hưởng tới sự sinh sản của một số động thực vật và ảnh hưởng tới những sản phẩm công nghiệp ...........

Smile
24 tháng 4 2021 lúc 20:28

tham khảo:
Những trận mưa kéo dài là “thủ phạm” chính dẫn đến lũ lụt. Ở những nơi mật độ bao phủ của thực vật thấp, đất đai tại đó mất khả năng dữ nước khiến tình trạng lũ lụt trở nên càng nghiêm trọng. Việc các trận mưa kéo dài và lượng mưa nhiều khiến các sông đầu nguồn bị quá tải, dẫn đến tràn bờ, vỡ đê tại lưu vực các con sông lớn, gây ra tình trạng lũ lụt Con người tác động tiêu cực tới thiên nhiên gây ra lũ lụt, trong đó phá rừng là nguyên nhân lớn nhất, đặc biệt là rừng đầu nguồn các con sông. Rừng có vai trò giữ đất, chống xói mòn đất và ngập lụt, việc lạm dụng chặt phá tài nguyên rừng dẫn đến đất mất khả năng giữ nước, khi lũ lụt sảy ra, lượng nước chủ yếu bị đọng lại trên bề mặt đất, không thoát đi được, dòng chảy không hề bị cản trở bởi rừng, khiến tình trạng lũ nghiêm trọng hơn rất nhiều Các yếu tố khác như các công trình xây dựng, co sở hạ tầng như đường ray xe lửa, đường bộ, các hệ thống thủy lợi cũng có thể ngăn cản dòng chảy tự nhiên, khiến ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn.
Ảnh hưởng:
Gẫy ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở những khu vực xuất hiện lũ lụt. Khi thảm họa này xảy ra, lượng nước lũ dâng cao bao phủ phần đất liền, mang theo cả bùn đất, chất thải công nghiệp lẫn sinh hoạt trong dòng nước lũ. Sau khi tràn vào đất liền, lượng nước lũ có khả năng dung nhập với nước sông, cũng có khả năng dung nhập vào nguồn nước sinh hoạt hoặc các nguồn nước khác Lũ lụt dẫn đến các loại bệnh cho con người. Do tình trạng ô nhiễm nguồn nước, người dân vùng lũ sẽ thiếu nguồn nước sinh hoạt, hoặc nước sinh hoạt đã bị nhiễm bẩn trong khi lũ dâng cao, tạo điều kiện cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan và phát tán nhanh chóng. Trong đó dịch tả và ghẻ lở là hai loại bệnh thường gặp nhất khi xảy ra hiện tượng lũ lụt Trong số các dạng lũ lụt, lũ quét là thảm họa điển hình gây ra con số thương vong cao nhất, cùng lúc cướp đi sinh mạng của nhiều người và cuốn trôi nhiều tài sản như hoa màu, nhà cửa, gia súc,..phá hoại cơ sở vật chất, giao thông đường bộ