Viết 1 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN chứng minh triển khai luận điểm sau:
"Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện một cách sâu sắc lòng yêu nước, căm thù giặc của mình."
Viết 1 đoạn văn nghị luận chứng, minh triển khai luận điểm sau:
"Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện một cách sâu sắc lòng yêu nước, căm thù giặc của mình."
Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm”.
Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu dê chó, hổ đói”, những con vật hung dữ; để bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuấn vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.
"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!
Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.
Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”
Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:
"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...
Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.
trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuấn không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn "bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm".
Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng "lũ diều hâu dê chó, hổ đói", những con vật hung.dữ; để bày tỏ thái độ căm thù. khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuân vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.
"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,.."
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuân đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để "xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù" cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!
Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ hàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.
Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: ".. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng..."
Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập "chẳng những ... mà... cũng" lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:
"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...
Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.
Từ sự nhìn thấu dã tâm của giặc, nhận thức rõ mối hoạ của Tổ quốc, ông đã chứng minh sự còn mất của mỗi quan tướng, gắn liền với sự thắng bại của cuộc kháng chiến; lợi ích thiết thân của họ gắn liền với lợi ích lối cao của Tổ quốc. Chính vì thế bài Hịch tướng sĩ đã biểu hiện một chủ nghĩa yêu nước chân chất mà sâu sắc, đã biểu hiện một nhận thức hồn nhiên và cụ thể đầy tinh thần trách nhiệm của Hưng Đạo Đại Vương đầy lòng yêu nước...
Bao trùm tác phẩm Hịch tướng sĩ(Trần Quốc Tuấn)là lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng, ý chí căm thù giặc sâu sắc của tác giả.Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch đểlàm sáng tỏnhận xét trên. Trong đoạn có sửdụng một câu cảm thán và một câu phủđịnh. (Gạch chân, chú thích)
cần gấp lám!!!
Tham khảo
Bao trùm tác phẩm Hịch tướng sĩ là lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng, ý chí căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt (Phủ định). Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc. Ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân!(Câu cảm thán) Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm về văn bản Hịch tướng sĩ với câu chủ đề: văn bản hịch tướng sĩ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần yêu nước của 1 vị chủ tướng hết lòng vì dân vì nước
viết đoạn văn ngắn khoảng 7-9 câu ,theo phép lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước , căm thù giặc sâu sắc của trần quốc tuấn được thể hiệnhiện trong văn bản bài thơ hịch tướng sĩ,trong đó sử dụng kiểu câu cảm thán
viết đoạn văn trình bày luận điểm với câu chủ đề"Văn bản hịch tướng sĩ cho thấy Trần Quốc Tuấn là một người có tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc"(quy nạp) từ 8 đến 10 câu
Mọi người làm nhanh vì mai phải nộp rồi :(((
viết đoạn văn từ 8-10 câu trình bày luận điểm Hịch tướng sĩ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần yêu nước của 1 vị dũng sĩ hết lòng vì dân vì nước
1,Viết đoạn văn nghị luận Tổng-Phân-Hợp triển khai luận sau:''Trong Hịch tướng sĩ,Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và căm thù giặc của mình
2,Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng,cảm xúc do đó có sức thuyết phục cao
Tham khảo:
Câu 2:
Bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao:
Lập luận chặt chẽ: Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ đượ đưa ra mộ cách dồn dập :"“Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thề đâm thùng áo giáp giặc, mẹo cờ hạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được dầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, dau xót biết chừng nào " Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc, có sức thuyết phục cao: Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm :" uốn lưỡi cú diều, thân dê chó..."; Hình tượng so sánh, cụ thể : “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..." Những hình ảnh dễ hiểu : cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc...=> Bài hịch tướng sĩ được viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Chính vì thế bài Hịch trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc
Có ý kiến cho rằng:”Bao trùm tác phẩm”Hịch tướng sĩ”của Trần quốc Tuấn là Tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc”.BằngSự hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch(Từ 10 đến 12 câu)Để làm sáng tỏ ý kiến trên, có sử dụng câu nghi vấn, gạch chân ,chú thích rõ
Viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu để làm rõ tấm lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn qua đoạn trích của văn bản “Hịch tướng sĩ” qua đoạn trích trên.
Em tham khảo:
Trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Qua đây, có thể thấy rằng lòng yêu nước của ông là vô cùng sâu sắc