bài 4. Định nghĩa phản ứng: Hóa hợp, phân hủy, thế.
Cho các phản ứng sau: (a) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (b) P2O5 + 3H2O→ 2H3PO4Các phản ứng (a), (b) lần lượt thuộc loại phản ứng:
1 phân hủy, trao đổi
2 phân hủy, hóa hợp
3 hóa hợp, trao đổi.
4 hóa hợp, thế
Cho các phản ứng sau:
(a) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
(b) P2O5 + 3H2O→ 2H3PO4
Các phản ứng (a), (b) lần lượt thuộc loại phản ứng:
1 phân hủy, trao đổi
2 phân hủy, hóa hợp
3 hóa hợp, trao đổi.
4 hóa hợp, thế
Cho 4 PTHH của 4 phản ứng hóa hợp, 4 PTHH của phản ứng phân hủy và 2 PTHH của phản ứng thế
Hóa hợp:
\(4Na+O_2\underrightarrow{^{^{t^0}}}2Na_2O\)
\(2Ca+O_2\underrightarrow{^{^{t^0}}}2CaO\)
\(Cu+Cl_2\underrightarrow{^{^{t^0}}}CuCl_2\)
\(2H_2+O_2\underrightarrow{^{^{t^0}}}2H_2O\)
Phân hủy :
\(2KMnO_4\underrightarrow{^{^{t^0}}}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
\(2KClO_3\underrightarrow{^{^{t^0}}}2KCl+3O_2\)
\(Cu\left(OH\right)_2\underrightarrow{^{^{t^0}}}CuO+H_2O\)
\(Fe\left(OH\right)_2\underrightarrow{^{^{t^0}}}FeO+H_2O\)
Thế :
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\)
+) P/ứ hóa hợp
\(4K+O_2\rightarrow2K_2O\)
\(3Fe+2O_2\xrightarrow[]{t^o}Fe_3O_4\)
\(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
+) P/ứ phân hủy
\(2KMnO_4\xrightarrow[]{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\uparrow\)
\(KClO_3\xrightarrow[MnO_2]{t^o}KCl+\dfrac{3}{2}O_2\uparrow\)
\(CaCO_3\xrightarrow[]{t^o}CaO+CO_2\uparrow\)
\(Mg\left(OH\right)_2\xrightarrow[]{t^o}MgO+H_2O\)
+) P/ứ thế
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\uparrow\)
\(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\uparrow\)
1. Viết phương trình hóa học hoàn thành các phản ứng sau:
a. ? + O2 → Fe3O4
d. KMnO4 → ? + ? + O2
b. Al + O2 → ? e. C4H10 + O2 → ? + ?
c. ? + ? → P2O5
f. ? + 3O2 → 2CO2 + 3H2O 2.
Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy. Trong các phản ứng trên phản ứng nào phản ứng hóa hợp? Phản ứng nào là phản ứng phân hủy? Phản ứng nào thể hiện sự oxi hóa?
\(a,3Fe+2O_2\xrightarrow{t^o}Fe_3O_4\\ d,2KMnO_4\xrightarrow{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\\ b,4Al+3O_2\xrightarrow{t^o}2Al_2O_3\\ e,2C_4H_{10}+13O_2\to 8CO_2+10H_2O\\ c,4P+5O_2\xrightarrow{t^o}2P_2O_5\\ f,C_2H_5OH+3O_2\xrightarrow{t^o} 2CO_2+3H_2O\)
Phản ứng hóa hợp: \(a,b,c\)
Phản ứng phân hủy: \(d,\)
Phản ứng thể hiện sự oxi hóa: \(a,b,c,e,f\)
nêu các khái niệm sự oxi hóa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng thế
Các khái niệm sự oxi hóa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng:
- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất (chất đó có thể là đơn chất hoặc hợp chất).
- Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
- Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học mà trong đó một chất tham gia có thể tạo thành hai hay nhiều chất mới.
- Sự cháy là phản ứng oxy hóa khử nhiệt độ cao giữa chất đốt và chất oxy hóa, có sinh ra ngọn lửa sáng
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học, trong đó một nguyên tố có độ hoạt động hóa học mạnh sẽ thay thế cho nguyên tố có độ hoạt động hóa học yếu hơn trong hợp chất của nguyên tố này
Phân biệt và viết phương trình tổng quát cho mỗi loại phản ứng: hóa hợp, phân hủy, phản ứng thế, sự oxi hóa
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Tổng quát: A+B ->C
hoặc A+B+C ->D
Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học mà trong đó một chất tham gia có thể tạo thành hai hay nhiều chất mới.
Tổng quát: A-> B +C
A -> B+C +D
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Tổng quát: AB + C -> AC + B
BD + E -> BE + D
Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất (chất đó có thể là đơn chất hoặc hợp chất).
Tổng quát: A + O2 -> A2On (n:hoá trị A)
HÃY NÊU LÊN TẤT CẢ CÁC TÍNH CHẤT CỦA TỪNG PHẢN ỨNG NHƯ
OXI HÓA - KHỬ, PHẢN ỨNG THẾ, PHẢN ỨNG HÓA HỢP, PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
Nêu khái niệm phản ứng hóa hợp , phản ứng phân hủy, phản ứng thế ? Mỗi loại cho 1 vd
- Phản ứng hoá hợp là phản ứng chỉ có một chất sản phẩm tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu:
\(4Fe_3O_4+O_2\underrightarrow{t^o}6Fe_2O_3\)
- Phản ứng phân huỷ là có 2 hay nhiều chất tạo thành từ một chất ban đầu:
\(2Fe\left(OH\right)_3\underrightarrow{t^o}Fe_2O_3+3H_2O\)
- Phản ứng thế là phản ứng xảy ra giữa đơn chất với hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất:
\(2NaBr+Cl_2\rightarrow2NaCl+Br_2\uparrow\)
Loại phản ứng hóa học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trao đổi
Loại phản ứng hóa học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hóa - khử
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trung hòa