Những câu hỏi liên quan
Võ Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Quìn Nguyễn
Xem chi tiết
Fudo
6 tháng 4 2018 lúc 21:16

Nowadays, energy is being run out more and more so it is one of the most important things of our life. We need to save energy because nobody of us can lives without energy. So why don't we start to do it right in our home? We have many ways to save energy in our home. One of those ways is using electricity, water and gas economically. Such as we should turn off the light in room when we go out or in unnecessary situations, avoid wasting water, shut the kitchen stove when stop cooking. Use a microwave instead of a stove to reheat food. Use rechargeable batteries instead of disposable batteries... Besides, we should use electrical equipments which are energy - saving. Such as using lights and fans that have low capacity, or using equipments which reserve electricty. Not only do these help us to save money but also they work effectively.
In addition, we should frequently check electrical equipments in our home in order to fix opportunely. In summary, we need to save energy so that energy isn't run out and continues to serve human's life.

Bình luận (0)
Ngô Phương Nhi
6 tháng 4 2018 lúc 21:19

Đoạn văn này nói về việc tiết kiệm năng lượng ở nhà , coi như có bảo vệ năng lượng nhé !

Nowadays, energy is being run out more and more so it is one of the most important things of our life. We need to save energy because nobody of us can lives without energy. So why don't we start to do it right in our home? We have many ways to save energy in our home. One of those ways is using electricity, water and gas economically. Such as we should turn off the light in room when we go out or in unnecessary situations, avoid wasting water, shut the kitchen stove when stop cooking. Use a microwave instead of a stove to reheat food. Use rechargeable batteries instead of disposable batteries... Besides, we should use electrical equipments which are energy - saving. Such as using lights and fans that have low capacity, or using equipments which reserve electricty. Not only do these help us to save money but also they work effectively.
In addition, we should frequently check electrical equipments in our home in order to fix opportunely. In summary, we need to save energy so that energy isn't run out and continues to serve human's life.

Bình luận (0)
 
6 tháng 4 2018 lúc 21:43

We use energy for most every thing we do. But energy aren't abundant so we must save energy. To save energy, we should turn off the  light before go to bed. Moreover we should use low energy buld. Finally, we should use pullic transport to long distance.

Đây là bài làm của mk nếu có sai sót thì thông cảm nha .

Bình luận (0)
Bạch Nguyệt Vy
Xem chi tiết
Gia Hân
9 tháng 5 2023 lúc 10:24

loading...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bích Lan
11 tháng 5 2023 lúc 13:31

I live in Ho Chi Minh city and it is my favorite city .I would like to talk about this city .There are only 2 seasons here .Two seasons is rainy season and hot season .The pace of life here is very fast. People are very busy. The traffic is always busy. People here are also very friendly. They always greet and welcome you when you visit the city. Lake City There are also many beautiful places in Ho Chi Minh. The most prominent is Nha Rong Wharf. Ho Chi Minh city is so noisy and modern .I love this city because it has the hustle and bustle life that no other city has .

 

Bình luận (0)
Phạm Hữu Lộc
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
7 tháng 11 2018 lúc 19:01
--Tham khảo-- Lão Hạc là 1 truyện ngắn thành công do Nam Cao viết lên . Cuộc đời bi thảm của lão Hạc, lão có 1 người vợ và 1 người con trai độc nhất . Vợ lão mất sớm , do k đủ tiền cưới con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su . Trước khi đi lão được người con trai trao lại 1 kỉ vật là 1 con chó vàng nên lão rất yêu thương vào đặt cho nó 1 cái tên hay Cậu Vàng . Năm ấy do đói kém mất mùa , bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị 1 trận ốm nặng . Láo đành bán con chó và tác giả miêu tả rất chân thực về hành động và suy nghĩ , cảm xúc của lão . Lão quyết định chết bằng bả chó . lão đi đời trong sự đau khổ và tủi nhục . Tác giả có ý phê phán thực dân phong kiến đã đầy những người nông dân nghèo thấp cổ bé họng vào đừng cùng . Tác phẩm thành công và mang lại cho em 1 ấn tượng sâu sắc
Bình luận (1)
Nguyễn Duyên
Xem chi tiết
Mỹ Duyên
Xem chi tiết
band
26 tháng 2 2023 lúc 14:05

Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, việc giữ gìn văn hóa cổ truyền hay văn hóa dân gian của dân tộc là một điều vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng với đời sống lao động của quần chúng nhân dân như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống. Nét đẹp văn hóa cổ truyền được thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan, cách tư duy lối sống và thẩm mỹ cùng với phong tục, tập quán, ngôn ngữ. Nó là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời. Nó đã tồn tại với chúng ta từ nhiều năm và sẽ mãi trường tồn. Vì vậy, đây là một tài sản tinh thần giá trị cần được lưu giữ cẩn thận. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.Nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên Việt Nam không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Việt Nam gồm 54 dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất. Suốt 4000 năm lịch sử, văn hóa cổ truyền Việt Nam đã đi cùng năm tháng, theo dõi tiến trình phát triển của dân tộc ta. Do đó, việc bảo vệ văn hóa cổ truyền là cần thiết. Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia chịu sự tác động lớn của quá trình này. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “được rất nhiều” là những mặt trái, “mất không ít”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh và “bộ lọc”, nhằm phát huy tốt nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực. Hiện nay, hội nhập quốc tế là quy luật khách quan nhưng trong tương quan lại nghiêng về các nước phát triển, các nước lớn. Cho nên Việt Nam cần tỉnh táo, thông minh trong quá trình hội nhập để không bị hòa tan. Vậy nên, người trẻ như chúng ta cần chung tay để có thể giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền, để lưu giữ giá trị của dân tộc

Bình luận (0)
Trang Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 3 2019 lúc 20:49

Tham khảo:

Mở đầu bài thơ " Ngắm trăng" là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù. Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hỡ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.
Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yeu thiên nhiên và khát khao tự do

Bình luận (1)
KiEu TiEu ThU
30 tháng 3 2019 lúc 20:33

Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị tù đầy, giam lỏng và cuộc sống khó khăn. Bài thơ đã ghi lại cảnh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt, tác giả bị giam trong nhà tù, tận hưởng cuộc sống thiên nhiên qua ô cửa nhà tù.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù.
Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hỡ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.
Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết.
Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yêu thiên nhiên và khát khao tự do.

Chúc bạn học tốt :)).

Bình luận (1)
B.Thị Anh Thơ
30 tháng 3 2019 lúc 20:39

Bác đặc biệt yêu trăng . Ngay trong nhà tù Tưởng Giới Thạch , gặp tiết Trung Thu , Bác cũng đã có thơ :
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Khó mà dịch được một cách nào khác . Nhưng mấy chứ " khó hững hờ " chưa nói được cái bồn chồn náo nức trong nguyên văn :"Đối thử lương tiêu lại nhược hà?".Trăng đẹp quá không biết làm thế nào bây giờ .Thôi thì đành :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ .
Từ trong bóng tối nhà lao tâm hồn của Bác vẫn hướng ra ánh sáng .Dĩ nhiên là có ánh trăng gọi Bác .Song nếu không có tâm hồn thì ánh trăng vẫn ở bên ngoài , và nhà tù vẫn cứ tối tăm . Bác đã đưa ánh sáng của trăng vào trong nhà tù . Một bài thơ đầy ánh sáng làm cho nhà tù đen tối nhất .

Bình luận (0)
Nguyệt Moon
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
3 tháng 10 2017 lúc 21:00
Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt. Cấu trúc gắn kết chặt chẽ của làng xã Việt Nam bằng các hương ước, quy định chính là một trong những lý do mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì có nó mà Việt Nam, cho dù chịu đựng cả nghìn năm Bắc thuộc vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, không bị đồng hóa, hòa tan.

Nói rộng ra thế để thấy được vai trò quan trọng của tình làng nghĩa xóm đối với mỗi chúng ta. Sau này, cùng với quá trình đô thị hóa thì những người ở thành thị, cho dù không có tình làng nghĩa xóm theo đúng nghĩa như ở nông thôn nhưng cũng có những tình cảm gắn kết với bà con khối phố, tuy rằng không được chặt chẽ như ở làng quê, nhưng cũng là một thứ tình cảm với nơi mình sinh ra, lớn lên và những kỷ niệm.

Câu chuyện tình làng nghĩa xóm tưởng như đâu đâu cũng thế, ai ai cũng thế, không có gì phải nói! Hóa ra không hẳn thế. Chuyện tôi mới gặp giúp tôi ngộ ra nhiều điều.

Hôm đó, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi về quê. Phải nói rằng giao thông dạo này đã được cải thiện đáng kể. Đường xá, cầu cống mới xây, thảm nhựa phẳng lỳ. Ngay ở nông thôn cũng vậy, từ vốn của các chương trình mà Nhà nước đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con đóng góp thêm ngày công cải tạo, xây mới các tuyến đường liên thôn, liên xóm. Xóm nào cũng thảm bê tông tất tật các ngõ ngách, không còn cảnh “sắn quần vác xe đạp” đi học như chúng tôi trước đây mỗi khi vào mùa mưa dầm. Đang thiu thiu ngủ khi xe bon bon trên đường làng, giữa hai thảm lúa vàng, tôi chợt tỉnh khi thấy đám đông ồn ào, huyên náo phía trước. Bước xuống xe thì thấy phía trước rất đông bà con, đang vây lấy một xe ô tô con đen bóng. Phía trước, quang thúng, xe trâu, xe cải tiến bày ra làm chướng ngại vật trên đường. Đôi co với bà con là một người đàn ông trung tuổi, giày đen, sơ mi trắng, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại vì hò hét, cãi vã giữa cái nắng mới đầu hạ. Tôi nhận ra, đó là H, người cùng xóm, kém tôi mấy tuổi, đang làm “xếp” ở một cơ quan nho nhỏ ở Trung ương.

Cuộc cãi vã không có dấu hiệu ngã ngũ. Cho dù H có nói thế nào thì bà con vẫn kiên quyết giữ “chốt”, không cho xe qua. Cuối cùng, H đành chịu “thua”, gửi xe, đi bộ nốt gần ki-lô-mét đường về nhà.

Tối đó, trong bữa cơm gia đình, tôi đem chuyện hỏi cô em dâu, đang tham gia công tác phụ nữ của xã.

Em tôi phân trần: Khổ lắm anh ạ. H nó học cùng khóa với bọn em, học hành thành đạt, bây giờ đang làm chức gì to to ở Trung ương đấy nhưng về quê, ăn ở với người làng, người xóm tệ lắm anh ạ. Thỉnh thoảng lại thấy phóng xe về, đưa bạn bè, tổ chức nhậu nhẹt, cười nói hô hố, chẳng để ý gì đến hàng xóm, láng giềng. Ra đường, từ người lớn đến trẻ em chẳng chào, chẳng hỏi. Nhiều người móc máy: Gớm, nếu không còn hai bố mẹ già thì thằng này nó chẳng thèm về quê nữa đâu.

Chuyện về H, bà con trong xóm đã nói nhiều, người nhẹ nhàng thì trách móc, người nặng lời hơn thì chửi thề, chửi đổng. Nhưng cao trào phẫn nộ của bà con là dịp bê tông hóa đường xóm vừa rồi. Em dâu tôi tiếp tục: Số là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước đầu tư cho các xóm xi măng, bà con đóng góp thêm tiền mua cát, sỏi, và bỏ công để bê tông hóa ngõ xóm. Nói đến bê tông hóa ngõ xóm ai cũng mừng, vì từ nay sẽ hết cảnh lầy lội, bẩn thỉu và hăng hái tham gia. Xóm bầu lên ban đại diện, sau khi đo đạc, tính toán kinh phí, ban đại diện đề xuất bổ đầu kinh phí theo nhân khẩu, phần còn lại vận động người của xóm đi làm ăn, công tác xa ủng hộ.

Em tôi tiếp: Anh thấy không, có được con đường bê tông sạch sẽ như vậy bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của bà con trong xóm còn có phần tham gia không nhỏ của những người đi làm ăn, công tác xa. Thôi thì trong Nam, ngoài Bắc, người ít, người nhiều ai ai cũng hồ hởi tham gia, coi như một chút tình cảm, trách nhiệm với xóm làng. Ngay như anh, không chỉ đóng góp cho suất của bố mẹ, anh còn tham gia ủng hộ cho dù kinh tế anh chị cũng chẳng khấm khá gì.

Riêng H thì tuyệt nhiên không một xu, một đồng anh ạ, mặc dù ban đại diện nhiều lần đến tận nơi gặp gỡ, vận động. Đã thế, H còn bắn tin rằng, đợi cho bố mẹ cậu ấy “hai năm mươi” thì cậu ấy cũng chẳng thèm về cái xóm quê nghèo kiết này nữa.

- Đấy, ngọn nguồn câu chuyện là thế anh ạ. Em tôi nói tiếp: Bà con cũng biết rằng chặn xe anh này, không chặn xe anh kia cũng không phù hợp với đạo lý tình làng nghĩa xóm của cha ông nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Giá như…

Suy tư một thoáng, em tôi kết luận: Nếu như H không thay đổi, em sợ rằng khi bố mẹ H “hai năm mươi”, bạn ấy chắc phải thuê người thành phố về mà khênh.

Làng quê vốn bao dung, người quê trọng chữ tình, chữ nghĩa. Sau lần này, không biết H có hiểu ra điều đó không?
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
3 tháng 10 2017 lúc 21:17

Trải qua nhiều thế hệ, câu tục ngữ “Bà con xa không qua láng giềng gần” vẫn giữ nguyên giá trị. Cái tình, cái nghĩa đậm đà nơi làng quê được ông cha ta xây đắp bao đời đã soi rọi cho con cháu hôm nay tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Dù trong thời chiến hay thời bình, truyền thống tốt đẹp ấy vẫn được gìn giữ và phát huy. Câu nói tình làng nghĩa xóm khi “tối lửa tắt đèn có nhau” đã được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt của ông cha ta từ những ngày đầu khai hoang mở đất. Tuy nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam.

Ngày nay, tình làng nghĩa xóm vẫn được người dân Việt nói chung, người Bạc Liêu nói riêng cất giữ và thể hiện như một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Một nét đẹp mộc mạc, dung dị không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.

Rõ nhất là khi có hữu sự, chẳng cần gia chủ đánh tiếng mời gọi, ai cũng hiểu và tự giác đến giúp một tay cho thêm phần xôm tụ. Đàn ông, thanh niên thì chia nhau dựng rạp, đốn tàu lá dừa nước, bắt mâm bàn. Còn các cô, các dì lo phần bếp núc, trẻ con thì cắt lá chuối và các bà thì đãi vỏ đậu, gói bánh... Có câu: “Cơm ăn không hết thì treo/ Việc làm chẳng hết thì kêu xóm giềng”, nhưng đâu cần kêu réo, tất cả đều giúp nhau không toan tính. Đến khi nhập tiệc, bà con còn thể hiện cái tình, cái nghĩa bằng những lời chúc tốt đẹp thông qua những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”…

Còn khi có đám tang thì mọi người trong xóm cũng có mặt để san sẻ cùng gia đình phần nào những mất mát thương tâm. Đến khi chôn cất thì bà con cũng xúc động, đau xót như thể chính mình vừa mất đi một người thân thương nhất.

Trong một lần về ấp 1A (xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long), chúng tôi đã bắt gặp những hình ảnh rất hiếm hoi ở thành thị. Đó là việc bà con giúp nhau cất nhà. Vừa sáng tinh mơ, bà con đã có mặt ở nhà chú Hai. Mấy thím, mấy dì thì thổi bếp chuẩn bị cơm canh, trà nước. Còn cánh mày râu thì dựng kèo, lợp lá, bào ván… Một bức tranh sinh hoạt sôi nổi, thấm đậm nghĩa tình đã làm chúng tôi hiểu hơn về cuộc sống của người dân quê chân chất. Cuối ngày, căn nhà lá đã được dựng lên. Rồi mọi người cùng nhau quây quần bên mâm cơm chiều đạm bạc và nhâm nhi chén rượu nồng đượm tình quê, tình người.

Tình làng, nghĩa xóm còn được thể hiện qua việc cho và nhận quà. Những món quà quê chỉ đơn giản là con gà, con cá, ít hoa quả vừa chín cây. Hễ có gì ngon, bà con mình cũng bảo con cháu mang biếu hàng xóm. Dù nhà nào cũng có đầy, nhưng nó là tấm lòng cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi. Nhiều nhà thân nhau còn kết thành thông gia, nên nghĩa tình đã đậm nay còn sâu hơn là thế!

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nên bà con thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy móc. Song, nhiều nơi ở Bạc Liêu, người dân vẫn còn thói quen giúp một tay khi đến mùa thu hoạch cây lúa, con cá, con tôm. Đó thật sự là một nét đẹp văn hóa mà người dân quê Bạc Liêu vẫn còn lưu giữ.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng mà tình làng nghĩa xóm cũng bị mai một ít nhiều. Chỉ vì tranh chấp đất đai, tài sản… mà hàng xóm lâu năm lại “ăn thua đủ” để rồi dắt nhau ra tòa. Hay đơn giản chỉ là những xích mích nhỏ nhặt của con trẻ cũng làm mất đi nghĩa tình mà hai gia đình dựng xây qua bao thế hệ.

Mong rằng, tình làng nghĩa xóm sẽ được nhà nhà gìn giữ như một “vốn quý” của dân tộc. Phát huy nét đẹp văn hóa ấy sẽ là “bệ phóng” để tiếp thêm “lửa” cho hành trình Bạc Liêu đi lên từ văn hóa.

Bình luận (0)
Phạm Thanh Hà
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
3 tháng 4 2022 lúc 20:29

giups mk ik mòa các bn

Bình luận (0)