làm mẫu kể câu chuyện này giúp.mình
Làm mẫu kể câu chuyện này giúp mình
Jim and Nick were watching a horror movie.They were talking about that movie when someone knocked the door. The started to feel scared when they saw the shadow after the door. Jim thought it would be a ghost. But it wasn't a scary ghost, it was their friend!
kể một câu chuyện về tình mẫu tử
(Làm ơn đừng cóp trên mạng)
Tham khảo:
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời, và trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai không được chìm vào giấc ngủ trong những cơn gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và cũng trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống như mẹ, và có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Câu chuyện sự tích cây vú sữa là câu chuyện mà tôi vô cùng ấn tượng
Mẹ, tiếng gọi ấy nghe mới thân thương làm sao! Mẹ là người đã sinh thành ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, dạy chúng ta bao điều hay lẽ phải. Mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho chúng ta, lo cho chúng ta từ bữa cơm, manh áo, đến sách vở, học hành. Tình yêu của mẹ dành cho con bao la, dạt dào như biển Thái Bình không bao giờ vơi cạn, và đó có lẽ cũng là thứ tình thương cao thượng nhất mà chúng ta được gặp trong suốt cuộc đời.
Trong giờ sinh hoạt dưới cờ hôm nay, tôi xin gửi tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đội viên câu chuyện: “Sự tích cây vú sữa”. Đây là câu chuyện cổ tích hay nhất về tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời qua câu chuyện sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc của cây vú sữa.
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày, mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. . .. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ:
- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”. Cậu liền tìm đường về nhà.. .. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
- “Mẹ ơi, mẹ đi - đâu rồi, con đói quá !”
Nhưng cậu gọi hoài mà không thấy mẹ đâu. Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.. ... Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon
Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”
Cậu oà lên khóc. Nhận ra mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về. Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình… Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
Câu chuyện "Sự tích cây vú sữa" là câu chuyện rất hay, rất đẹp về tình mậu tử thiêng liêng phải không các bạn. Phải chăng tình mẫu tử là thế giới cổ tích thần tiên kỳ diệu, là thế giới đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi con người. Mẹ đã mang đến cho con tình thương tha thiết. Mẹ đã trao cho con trái tim hy vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm của cuộc đời. Dù rằng thời gian có ngừng trôi, Trái Đất có đổi vòng quay, quả tim của mỗi con người có thể ngừng đập nhưng trong đó vẫn thắp lên một thứ tình cảm bất diệt: Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
Qua câu chuyện chúng ta phần nào thấu hiểu được nỗi lòng yêu con của cha mẹ, cũng qua câu chuyện này chi đội 9A3 muốn gửi tới các bạn đội viên trong liên đội một thông điệp: Hãy luôn yêu thương, nghe lời cha mẹ, làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để cha mẹ vui lòng và hãy cố gắng chăm ngoan, học giỏi, đừng giống như cậu bé trong câu chuyện khi nhận ra lỗi và biết hối hận thì mãi mãi không còn được sống trong vòng tay yêu thương, âu yếm của mẹ.
Hãy kể lại 1 câu chuyện làm em cảm động nhất về tình mẫu tử
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy. Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người.
Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo."Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ."Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?" Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác
Mẹ mất, con trai bơ vơ ngồi ôm quan tài
Trong cuộc sống, có lẽ không có sự mất mát nào đau đớn bằng mất đi người thân yêu của mình, đặc biệt người ấy lại chính là cha mẹ, những người sinh thành ra mình. Những đứa trẻ, khi mà trái tim non nớt của chúng đáng nhẽ chỉ dành để yêu thương thì nay bỗng dưng bị "đè nặng" và khó có thể hình dung được sự mất mát cha mẹ nó đau đớn đến mức nào. Đó chính là những gì mà nhiều người thường nhắc đến trong câu chuyện về bé trai mất mẹ từng gây xôn xao.
Chưa ý thức được sự ra đi của mẹ là mãi mãi, bé trai cứ nghĩ mẹ chỉ đang ngủ.
Không chỉ ôm lấy quan tài, bé còn thường xuyên nhìn ngắm, "vuốt ve" gương mặt mẹ qua lớp kính.
Được biết, khi mẹ qua đời, vì chưa ý thức được cái chết là như thế nào, bé trai người Philippine vẫn nghĩ rằng mẹ chỉ đang ngủ một giấc thật sâu, thật lâu. Vì thế giây phút mất mẹ, cậu bé không hề khóc, chỉ lặng lẽ kéo một chiếc ghế nhựa đến bên quan tài của mẹ, đứng lên trên ghế, ôm lấy và nhìn qua lớp kính gương mặt mẹ.
Trong suốt 5 ngày diễn ra tang lễ mẹ, bé trai không hề dời vị trí.
Toàn bộ những gì diễn ra được một người thân trong gia đình em chụp ảnh và chia sẻ lại trên mạng xã hội. Theo chủ nhân của những bức ảnh, trong suốt 5 ngày tang lễ của mẹ, cậu bé chỉ đứng hoặc ngồi trên ghế, cũng có lúc ngủ thiếp đi nhưng nhất quyết không rời vị trí. Gương mặt đượm buồn của bé trai người Philippine thực sự khiến bao người nhói lòng.
Có những lúc mệt ngủ thiếp đi, em cũng nhất định ngủ luôn tại đó.
Bé 7 tuổi chọn chết để cứu mẹ
Một trang tin của Trung Quốc đã chia sẻ lại câu chuyện của cậu bé Chen Xiaotian (7 tuổi ở Hồ Nam) được các bác sĩ chuẩn đoán có một khối u ác tính ở não từ khi mới lên 5. Gia cảnh nhà khó khăn, mẹ của Chen, cô Zhou Lo 34 tuổi lại mắc bệnh thận mãn tính. Tuy đã rất cố gắng điều trị cho con và cũng có những dấu hiệu phục hồi tích cực nhưng các bác sĩ cho biết Chen sẽ không thể sống đến tuổi trưởng thành.
Chen nghĩ đến việc sẽ hiến thận để bảo vệ cuộc đời mẹ.
Chen và mẹ đã cùng nhau chiến đấu với bệnh tật trong suốt 2 năm ròng. Cuối cùng, cậu bé dũng cảm đã nói với mẹ “Con muốn bảo vệ cuộc đời của mẹ”.
“Họ nói với tôi rằng cháu trai của tôi sẽ không thể sống sót nhưng thận của thằng bé có thể cứu được mẹ mình và hai cuộc đời của những người khác. Tôi đã nói với con gái nhưng con bé từ chối thẳng thừng và không muốn nghe bất cứ một cuộc nói chuyện như vậy thêm một lần nữa”, bà ngoại của cậu bé kể lại.
Nghe được cuộc nói chuyện của bà với mẹ, Chen đã quyết định xin được chết để hiến thận cứu mẹ mình.
Quả thực đúng như mong ước của cậu bé Chen, sau khi qua đời, thi thể của bé nhanh chóng được chuyển đến phòng mổ để lấy thận và gan. Thận của cậu bé được dành để cứu mẹ, quả thận còn lại cứu sống một cô gái 21 tuổi và gan thì ghép cho người đàn ông 27 tuổi. Thật may mắn, tất cả các cuộc cấy ghép đều thành công và sự ra đi của cậu bé dũng cảm chọn cái chết để cứu mẹ và hai người khác khiến ai cũng phải đau xót, cúi đầu tiếc thương.
Sau khi được cứu sống, mẹ của Chen vô cùng đau khổ: “Nếu con trai tôi phải chết, điều an ủi duy nhất đó là một phần cơ thể con sẽ sống mãi trong tôi”.
Bộ ảnh bố mẹ chụp cùng con đã chết khiến nghìn người rơi lệ
Chắc hẳn những ai đã từng ở trong trường hợp của vợ chồng chị Emily Stanley (California) đều sẽ hiểu và cảm nhận được hết những nỗi đau, mất mát mà anh chị chịu đựng trong suốt khoảng thời gian qua.
Được biết, giống như nhiều bà mẹ khác, khi biết tin mình mang bầu, chị Emily Stanley cũng háo hức mong chờ ngày chào đón thiên thần nhỏ đến với thế giới của mình. Thế nhưng bầu trời dường như "sụp đổ" khi chị hay tin thai chết lưu.
Mặc dù quá đau buồn nhưng chị Emily Stanley và chồng vẫn kịp định hình được việc mình đã từng có con, với chị dù con không được sống những ngày tháng vui vẻ, hạnh phúc với bố mẹ nhưng không có nghĩa là con không phải con của bố mẹ.
"Dù con không được sống trong cuộc đời này nhưng không có nghĩa con không phải là con của cha mẹ".
Chị Emily Stanley và chồng đã lên ý tưởng chụp một bộ ảnh cùng với con gái đã mất. "Chúng tôi vẫn muốn cho mọi người thấy rằng con gái chúng tôi đẹp như thế nào", Emily Stanley nói. Toàn bộ bộ ảnh được trang Lovesongphotography chia sẻ lại đã khiến biết bao người xúc động rơi nước mắt. Trong mỗi bức ảnh ấy, con gái chị Emily Stanley mặc dù đã qua đời nhưng trông xinh xắn như một thiên thần đang ngủ gục trên ngực mẹ.
Bộ ảnh thực sự đã khiến biết bao người xúc động, rơi lệ.
Các bn làm hộ mk 1 trong những bài sau đây nha.( Ko chép văn mẫu đó)
1. Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
2. Kể lại câu chuyện em thích nhất trong những câu chuyện đã học
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó
Giúp mk nha
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-c117a17013.html#ixzz56Zzx60cg
hãy kể ra một chuyện ngu ngốc nhất bạn từng làm..
mình thì chuyện ngu ngốc nhất mk làm đó là hỏi các bạn câu hỏi này ...hehehehe
chả có j` cả, còn chuyện sáng suốt nhất của t là chửi mấy ng` ko bt cái j` về gd ấy
NHANH nhanh giúp mình
kể câu chuyện mẹ vắng nhà ngày bão ai đang học lớp ba làm hộ chị trong văn mẫu tập 1
LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:
a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
Lược bỏ các từ ngữ trùng lặp
a, Bỏ một từ “bạn Lan”
- Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến bạn.
b, Câu lặp ba từ “nhân vật”, cần lược bỏ
- Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy ai cũng đều thích những nhân vật trong câu chuyện này, họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c, Từ lớn lên và trưởng thành có nghĩa tương đồng nhau, cần bỏ bớt 1 từ.
- Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
Mời các thánh làm văn giải giúp em bài này:
Hãy kể về một câu chuyện mà em yêu thích.
Trên thế giới truyện thiếu nhi rộng lớn, có rất nhiều câu chuyện hay và bổ ích nhưng em thích nhất là câu chuyện "Con vịt xấu xí".
Cứ mùa đông sang, từng đàn chim lại rủ nhau bay về phương Nam tránh đi cái lạnh giá buốt của thời tiết.
Năm ấy, hai vợ chồng chim thiên nga vừa mới sinh được một nàng thiên nga nhỏ, vì con còn quá nhỏ và yếu nên dọc đường phải nghỉ ngơi. Lo sợ rằng không thể cầm cự nổi qua quãng đường dài nên thiên nga mẹ bàn với thiên nga bố ý định nhờ vả ai đó chăm sóc rồi sang năm ghé đón thiên nga con. May thay, khi bay được một đoạn nữa thì họ gặp cô vịt đang chăm đàn con nhỏ ngang lứa với Thiên Nga con nên ngỏ lời nhờ vả. Vì thương cảnh ngộ của gia đình thiên nga mà vịt mẹ đã đồng ý, họ vui mừng cảm ơn rối rít rồi bay đi.
Thiên Nga con ở lại cùng gia đình vịt. Vì có ngoại hình khác với bầy vịt con nên nó luôn bị các bạn ức hiếp, hắt hủi rồi chê bai. Thân hình sao mà gầy guộc, cổ thì dài loằng ngoằng, lại còn vụng về, chậm chạp. Dù được vịt mẹ giải thích, khuyên răn mà bầy vịt con cũng không thôi chỉ trích nó. Thiên Nga con buồn lắm vì chẳng ai chịu chơi với nó cả. Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng mấy mà đã đến mùa xuân ấm áp, bố mẹ thiên Nga nhỏ tới đón con. Gặp lại con sau bao tháng ngày xa cách, họ phấn khởi vô cùng khi thấy con đã trưởng thành và cứng cáp hơn nhiều, Thiên Nga con cũng vừa vui vừa buồn. Nó chạy đến bên vịt mẹ nói lời cảm ơn rồi bịn rịn chia tay các bạn vịt con, nó đã quên hết những nỗi buồn trong thời gian qua mà luyến tiếc vẫy cánh tạm biệt gia đình vịt, rồi cùng mẹ lên đường đến phương xa.
Bầy vịt con bây giờ mới chợt nhận ra đó là loài chim Thiên Nga xinh đẹp và hiền lành nhất. Chúng hối hận, xấu hổ vô cùng vì cách hành xử không tốt của mình dành cho bạn thiên Nga nhỏ. Từ đấy về sau, chúng trở nên hoà đồng và thân thiện hơn với mọi loài vật xung quanh mình.
HT và $$$
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muốn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.
Kể một câu chuyện về tình mẫu tử
Những bài văn xúc động về tình mẫu tử - Giáo dục - Zing.vn
Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất...
Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.
Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.
Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.
Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày.
Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.
Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.
Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:
- Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?
Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:
- Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học...
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?
Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.
Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!
Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to...Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc...
Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu...".
Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.
Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).
ôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.
Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo:
"Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa".
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.
Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý.
"Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!" Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!
Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.
Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.
Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
"Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"
Tôi chả biết nói sao, vội đáp:
"Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng".
Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!"
Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ... Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt...
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:
"Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh-Trung" để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.
Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: "Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ".
Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa...Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi".
Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn...