Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Lê Thảo Nhi
25 tháng 11 2016 lúc 10:00

- Bác Hồ là người luôn sống và làm việc rất khoa học, chu đáo.
- Theo em, sống tự lập là:
+ Có sự sắp xếp trước khi bắt tay vào việc.
+ Từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần có kế hoạch .
+ Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn....
- Đó là bạn Linh Lan Hương, đôi điều về bạn:
+ Nhiều năm liền bạn là học sinh giỏi, cán bộ gương mẫu, là thành viên của câu lạc bộ phóng viên nhỏ, bạn luôn tự giác phụ bố mẹ công việc nhà.

Phan Thị Thúy Nam
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
4 tháng 4 2022 lúc 21:29

Tham khảo
 

V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.

Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.

 

Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.

Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.

Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.

Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.

Lê Minh Hiếu
Xem chi tiết
kodo sinichi
13 tháng 5 2022 lúc 7:21

a) nếu là M em sẽ bảo bố mẹ mượn điện thoại để nhắn với bn của M ko đi được vì có nhiều bài tập nếu bn ko thông cảm thì mai sẽ giải thích cho bn sau.

b) Nếu là K em sẽ giải thích cho các bn là mình đang giải thích cho các bn thôi nếu bn bảo mình khoe khoang thì bn có học đc như mik  r chỉ cho các bn ko.

c)nếu là bn cúng lớp vs C em sẽ : bảo bn nên giơ tay phát biểu nếu đúng sẽ đc điểm 10 còn tiếp thêm sự tự tin khi ở trước lớp nữa còn nếu sai thì cô giáo sẽ sửa chữa khiến ta tốt lên .

d)Nếu là bn cùng lớp vs S em sẽ giúp bn hoà đồng vs các bn cùng lớp nếu bn học ko đc giỏi thì ta sẽ giúp bn học thêm kiến thức .

Jocasta 25588
Xem chi tiết
Ng Ngann
2 tháng 3 2022 lúc 20:41

Hành động của bố mẹ H là phân biệt nam và nữ, bố mẹ H cho rằng chỉ có con trai mới được đi học, còn con gái thì học cũng không cần thiết và cho rằng con gái học cũng không để làm gì.

Nếu là H em sẽ khuyên bố mẹ nên bỏ suy nghĩ " đối xử thiếu công bằng " , con trai hay con gái vẫn có quyền như nhau cả, bổn phận cũng như nhau. Bố mẹ không nên bắt con nghỉ học để đi làm. chỉ vì muốn cho em trai học tiếp.Bố mẹ thử đặt hoàn cảnh như con xem , " có thấy rằng bố mẹ quá thiên vị, chỉ nghiêng về em trai thôi sao ! " 

=> Rút gọn lại : Không nên " đối xử chỉ với con trai mà nên đối xử với con gái một cách công bằng nhất ". Hành động của bố mẹ , có thể gây nên tinh thần cho con cái sau này.

 

hihi, bố mẹ mình thì không có quan niệm đó, vẫn chiều mình và rất yêu quý mình. Nhưng chị mình vẫn được yêu quý nhiều hơn mình mà thôi. ( Nhà mình không có em trai hay anh trai ruột gì cả, nhưng bố mẹ vẫn yêu quý hai chị em mình , dành điều tốt nhất cho hai chị em )

Suy nghĩ của em: Bố mẹ H không nên có thái độ trọng nam khinh nữ mà nên công bằng, cố gắng cho 2 con cùng đi học

 

Nếu là H em sẽ: Khuyên bảo bố mẹ để họ thấy được xã hội ngày nay đã phát triển tiến bộ, nam nữ nên được đối sử công bằng, có như vậy gia đình mới êm ấm, xã hội mới phát triển,..

Ngad
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
7 tháng 4 2022 lúc 22:48

Tham khảo:

 

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

laala solami
7 tháng 4 2022 lúc 22:49

Tham Khảo

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Lê Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
15 tháng 9 2016 lúc 20:52

-Việc học vừa cung cấp cho ta kiến thức, vừa chứng nhận về những gì ta đã học và tất cả những điều đó sẽ phục vụ chúng ta một cách hữu ích nhất. Đó cũng chính là lý do học để cuộc sống phục vụ mình.

-Học để phục vụ tương lai của chúng ta,của đất nước và cao hơn là của cả nhân loại.

Trần Đặng Minh Anh
18 tháng 9 2016 lúc 21:21

-Học cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức, giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng. Học tốt cho mình chứ không pải cho người khác. Nó giúp tương lai mình sẽ tươi đẹp, được nhiều người ngưỡng mộ nếu p học giỏi.

Theo mình là z đóa. ^^

Quân Vũ
10 tháng 11 2016 lúc 19:09

Học sẽ giúp ta có thêm kiến thức

Nguyễn Khánh Huyền Linh
Xem chi tiết
Happy girl
11 tháng 12 2016 lúc 23:05

a)Để thực hiện mục đích học tập của bản thân em cần phải:

-Say mê,kiên trì,vượt khó trong học tập

-Xác định đúng mục đích học tập

-Tự giác học tập

-Vận dụng điều đã học vào thực tế

b)Em muốn trở thành 1 giáo viên.Để thực hiện được ước mơ của mình em cần phải chăm chỉ,tự giác học,có ý chí,nghị lực vươn lên trong học tập .

 

Huy Nguyen
17 tháng 1 2021 lúc 19:47

a)Để thực hiện mục đích học tập của bản thân em cần phải:

-Say mê,kiên trì,vượt khó trong học tập

-Xác định đúng mục đích học tập

-Tự giác học tập

-Vận dụng điều đã học vào thực tế

b)Em muốn trở thành 1 giáo viên.Để thực hiện được ước mơ của mình em cần phải chăm chỉ,tự giác học,có ý chí,nghị lực vươn lên trong học tập .

Son Nguyen Thanh
Xem chi tiết
Phạm Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 12:31

- Bác hồ là một người luôn sống và làm việc rất khoa hk, chu đáo. Bác làm chủ đc thời gian, chủ động trong công việc. Bác luôn ung dung, tự tại, lạc quan, bình tĩnh, tự tin, sáng suốt ngay cả trong những tình huống khó khăn, phức tạp, nguy hiểm nhất.

- Sống có kế hoạch là thực hiện 1 lịch trình cố định, khoa học, chu đáo, biết cách xác định mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Xác định công việc cấp bách để ưu tiên trước.

Chúc bạn học tốt nhé!leuleu

Phương Anh (NTMH)
25 tháng 10 2016 lúc 20:31

Tác phong sống và làm việc của bác hồ rất giản dị, ko màu mè, và đặc biệt rất có ý nghĩa

Big Bang Bo
26 tháng 11 2016 lúc 13:37

-Bác Hồ là người luôn sống có kế hoạch và chu đáo ,làm việc rất khoa học ....

-Sống có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ .Sắp xếp công việc hằng ngày hàng tuần 1 cách hợp lí .Mọi việc được thực hiện đầy đủ ,có hiệu quả ,chất lượng

-Người sống có kế hoạch mà em biết là anh em, chị em ...

Tom and Jerry ***
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
27 tháng 8 2016 lúc 20:16

Lý tưởng sống là gì?

"Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Sau khi biết mình mắc bệnh, tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người” - Eugene O’Kelly - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Kiểm toán Quốc tế KPMG, Hoa Kỳ...

"Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường" (Điđơro)

Triết lý sống hay mục đích sống cũng chính là lý tưởng sống của mỗi con người. Để nói về lý tưởng của thanh niên thời nay, Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng căn dặn các tài năng trẻ rằng: "Tài năng trẻ muốn thành công không chỉ cần học giỏi mà còn cần có lý tưởng, hoài bão, có lòng yêu nước, sống nhân ái, thương người như thể thương thân..."

Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình. Cũng giống như một doanh nghiệp ra đời họ phải phát biểu sứ mạng của họ. Ví dụ sứ mạng của thương hiệu điện thoại Nokia có thể được thể hiện qua slogan là "Connecting people", vậy sứ mạng của cuộc đời bạn là gì...?

Đây là băn khoăn của không ít những bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng đời sống quá bận rộn, làm gì có thì giờ để đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đó, làm gì phải bận tâm đến niềm tin hay lý tưởng sống. Những người nói như vậy thật ra là cũng đã có niềm tin hay lý tưởng sống cho chính mình. Niềm tin hay lý tưởng đó là sống đến đâu hay đó, không cần suy nghĩ hay đặt vấn đề.

Lý tưởng sống từ những điều bình dị

Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn:

"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."

Một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...".

Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, một người quét đường cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như những vĩ nhân: "Một người quét đường hãy quét những con đường như đại nhạc sư Beethoven đã soạn nhạc, hãy quét những con đường như đại văn hào Shakespeare đã làm thơ...".

Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky):"Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

Cho rằng mình vô dụng, không làm được việc lớn, 22 tuổi mà vẫn khiến bố mẹ lo lắng, phiền lòng, Minh có vẻ đang rất bế tắc và loay hoay tìm một lẽ sống.

Bạn đã từng có cảm giác như thế chưa, sống mà cảm giác mình chưa tìm được một con đường, một mục tiêu khiến lòng mình yên ổn?

Hãy chia sẻ với Minh và nói lên những suy nghĩ của bạn, chúng ta phải nghĩ gì và làm gì, để có thể nói rằng "tôi đã sống những ngày đầy ý nghĩa".