Nêu cấu tạo , vai trò của da
em hãy nêu vai trò của nhà ở? nêu cấu tạo chung của nhà ở?
Tham khảo
Câu 1: Em hãy nêu vai trò của nhà ở
=> Nhà ở là nơi trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, gắn kết các thành viên trong gia đình, nơi làm việc, học tập,...
Câu 2: Nêu cấu tạo của nhà ở
=> Gồm khung nhà, mái nhà, cửa sổ, sàn nhà, cửa chính, tường nhà, móng nhà.
Vai trò của nhà ở:
- Là công trình xây dựng dùng để ở.
- Giúp bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội, ...
- Nhà ở phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và hộ gia đình.
Cấu tạo chung của nhà ở:
- Mái nhà
- Cửa ra vào
- Tường nhà
- Cửa sổ
- Móng nhà
- Sàn nhà
- Khung nhà
(Móng nhà nằm sâu dưới đất, có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phân bên trên của ngôi nhà.)
Nêu cấu tạo và vai trò của tảo
* Đặc điểm:
- Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể chưa có sự phân hóa thành thân, rễ, lá (những dấu hiệu của thực vật bậc cao) nên cơ thể chúng được gọi chung là tản. Cơ thể chúng có chứa sắc tố quang hợp, chúng có khả năng quang tự dưỡng sử dụng năng lượng mặt trời chuyển những chất vô cơ thành dạng đường đơn giản. Tản có cấu trúc rất đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào.
* Vai trò:
- Là nguồn cung cấp khí oxi và thức ăn cho các sinh vật dưới nước nhờ hoạt động quang hợp. - Nó còn được sử dụng để làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi. - Dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho con người: là một nguồn quan trọng của thực phẩm, đặc biệt là ở châu Á.Nó cung cấp nhiều loại vitamin như: A, B 1 , B 2 , B 6 , niacin và C , và rất giàu iốt , kali , sắt , magiê và canxi - Nó còn được sử dụng để làm giảm chất thải bằng cách lấy cách lọc những chất đôc, cặn bã ... - Sử dụng trong các ngành dược phẩm, sinh học như agar, chất ổn định...
* Đặc điểm:
- Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể chưa có sự phân hóa thành thân, rễ, lá (những dấu hiệu của thực vật bậc cao) nên cơ thể chúng được gọi chung là tản. Cơ thể chúng có chứa sắc tố quang hợp, chúng có khả năng quang tự dưỡng sử dụng năng lượng mặt trời chuyển những chất vô cơ thành dạng đường đơn giản. Tản có cấu trúc rất đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào.
* Vai trò:
- Là nguồn cung cấp khí oxi và thức ăn cho các sinh vật dưới nước nhờ hoạt động quang hợp.
- Nó còn được sử dụng để làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi.
- Dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho con người: là một nguồn quan trọng của thực phẩm, đặc biệt là ở châu Á.Nó cung cấp nhiều loại vitamin như: A, B 1 , B 2 , B 6 , niacin và C , và rất giàu iốt , kali , sắt , magiê và canxi
- Nó còn được sử dụng để làm giảm chất thải bằng cách lấy cách lọc những chất đôc, cặn bã ...
- Sử dụng trong các ngành dược phẩm, sinh học như agar, chất ổn định...
* Cấu tạo:
a) Tảo xoắn (tảo nước ngọt):
- Nơi sống: Các mương rãnh, ruộng lúa, chỗ đọng nước.
- Cấu tạo: màu lục, hình sợi, gồm nhiều tế bào hình chữ nhật nối tiếp nhau, có thể mùa (chất diệp lục) và nhân tế bào.
- Sinh sản: sinh sản bằng cách đứt đoạn hoặc kết giữa hai tế bào gần nhau.
b) Rong mơ (tảo nước mặn):
- Cấu tạo: giống một cành cây, có nhiều quả, bông khí hình cầu, các bộ phận dẹp, phần dưới có giác bám, để bám vào đá hoặc san hô, có màu nâu, chứa chất diệp lục.
- Nơi sống: vùng biển nhiệt đới của nước ta.
- Sinh sản: sinh sản, sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.
* Vai trò:
- Cung cấp C2 và thức ăn cho động vật ở nước (C2 trong Hóa nghĩa là ô-xi)
- Một số loài tảo lằm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc, làm phân bón,...
- Một số trường hợp tảo cũng gây hại: tảo đơn bào sinh sản quá nhiều khi chết làm nước bị nhiễm bẩn, đối với tảo nước ngọt khi sống trong ruộng lúa có thể quấn vào gốc làm lúa chậm phát triễn.
lớp mỡ dưới da có vai trò gì ?chức năng ?những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiên chức năng đó?
_Lớp mỡ dưới da có vai trò là: chống mất nhiệt, có tác dụng như là lớp đệm cho da
Những đặc điểm cấu tạo của da thực hiện chức năng đó là:
+ Bài tiết: tuyến mồ hôi
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể: mạch máu, lớp mỡ
+ Cảm xúc/ cảm giác: tiếp nhận kích thích từ môi trường nhờ cơ quan thụ cảm
– Lớp mỡ dưới da chứa chất dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
Mô tả hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn? Nêu vai trò của vi khuẩn?Cho ví dụ vai trò của vi khuẩn trong đời sống.
-Vi khuẩn có nhiều hình thái khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy, hình sợi.... Kích thước thay đổi tùy theo các loại hình và trong một loại hình kích thước cũng khác nhau. So với virus, kích thước của vi khuẩn lớn hơn nhiều, có thể quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học.
-Vi khuẩn được sử dụng trong sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền, bởi vì chúng có thể phát triển nhanh chóng và tương đối dễ thao tác. Các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn để nghiên cứu cách thức hoạt động của gen và enzyme. Vi khuẩn cũng là nhân tố cần thiết trong bào chế thuốc kháng sinh.
Mô tả hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn? Nêu vai trò của vi khuẩn?Cho ví dụ vai trò của vi khuẩn trong đời sống.
- Hình dạng : hình cầu , hình que , hình xoắn , hình dấu phẩy , hình tia ,...
- Kích thước : nhỏ bé , mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm.
- Cấu tạo : đơn giản , là cá thể đơn bào
+ Màng ( vách tế bào )
+ Nhân : chưa hoàn chỉnh
+ Chất tế bào.
- Vai trò
+ Phân hủy các chất hữu cơ
+ Một số loài cố định đạm cho cây
+ Góp phần hình thành than đá,dầu lửa
+ Vi khuẩn lên men được ứng dụng trong muối dưa, muối cà, làm sữa chua...
- VD: Vi khuẩn lactic là vi khuẩn có lợi ở trong sữa chua
C1:Nêu vai trò của ngành giun đốt cho vd
C2:Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển châu chấu
C3:Nêu vai trò của nganh thân mềm.chovd
c4:Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cáchdi chuyểncủa tôm sông
Câu 1 :
_ Vai trò : Lợi ích : Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
Tác hại: Hút máu người và động vật Gây bệnh
_ VD : Giun đất , sa sùng,đỉa,rươi, vắt , giun đỏ
Câu 2 :
Đặc điểm cấu tạo ngoài :
- Cơ thể được chia làm 3 phần:
+ Đầu: râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
+ Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có lỗ thở.
Di chuyển :
- Có 3 cách:
+ Bò
+ Nhảy
+ Bay
Câu 3 : Vai trò :
_ Thực phẩm cho người
_ Thức ăn cho động vật
_ Làm đồ trang sức
_ Làm đồ trang trí
VD : Sò làm sạch môi trường nước
Làm sạch môi trường nước:
- Trai lọc 40 lít nước trong một ngày đêm.
- Vẹm lọc 3.5 lít mỗi ngày.
- Hầu làm lắng 1,0875g bùn mỗi ngày.
Bào ngư
Mực
Có giá trị xuất khẩu
Ốc hương
Sò huyết
Hóa thạch một số vỏ sò, vỏ ốc
Có giá trị về mặt địa chất
Câu 4 :
Cơ thể tôm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.
Tôm có thế bò : các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động đê giữ thăng bằng và bơi.
Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xoè tấm lái, gặp mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?
Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận
Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận
Câu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ phận nào?
Câu 5: Phân biệt bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên? Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và thần kinh sinh dưỡng
Câu 6: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị sốc nhiều?
Câu 7: Giải thích vì sao người say rượu lại có biểu hiện chân nam chân đá chiêu?
$Câu$ $1$
Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
a. Lớp biểu bì
- Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
b. Lớp bì
+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.
+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.
+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da.
c. Lớp mỡ dưới da
Chức năng
- Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC
- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)
- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.
- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.
- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…
(Nội dung bài học của hoc24.vn)
Da điều hòa thân nhiệt
- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở các tầng lớp của da.
- Với mùa hè nóng mao mạch dưới da giãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi \(\Rightarrow\) Để hạ thân nhiệt.
- Trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co \(\Rightarrow\) Giảm sự thoát mồ hôi giữ ấm cơ thể.
Tác dụng của lớp mỡ dưới da
- Có vai trò cách nhiệt và là nơi bảo vệ xương khỏi sự va đập mạnh.
- Là nơi lưu thông mạch máu dưới da.
$Câu$ $2$
- Khái niệm: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).
- Vai trò của hệ bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\) hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
(Nội dung bài học của hoc24.vn)
Sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận.
- Phổi thải khí \(CO_2\)
- Thận bài tiết nước tiểu.
- Da thì thải ra mồ hôi.
1. Cấu tạo phù hợp với chức năng của da?
2. Chức năng của tủy sống là?
3. Chất xám trong bộ phận trung ương thần kinh được cấu tạo bởi?
4. Đặc điểm của biến tụy là?
5. Các hormon tuyến giáp có vai trò?
6. Vai trò của các hormon phần vỏ, tuyến, trên thận?
tham khảo-1-Cấu trúc da. Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.----Da là một cơ quan phức tạp giúp bảo vệ cơ thể tránh những tác hại từ môi trường xung quanh và cho phép có sự tương tác với môi trường xung quanh. Chức năng chính của da là duy trì môi trường bên trong cơ thể, cho phép sinh vật có thể bảo vệ và tái tạo DNA một cách chính xác. 2 Tủy sống là nơi dẫn truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động. Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng. 3 Chất xám là một thành phần chính của hệ thần kinh trung ương, bao gồm các neurone tế bào thân, vùng kết thần kinh (sợi nhánh và sợi thần kinh trục có hoặc không có bao myelin), các tế bào thần kinh đệm (tế bào hình sao và tế bào thần kinh đệm ít gai), synapse (Phần kết nối giữa các neurone), và các mao mạch.
Hô hấp là gì? vai trò của hô hấp? nêu cấu tạo của hệ hô hấp?
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và thải CO2
Hô hấp có vai trò quan trọng với cơ thể,nó cung cấp O2 cho các tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể,đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể
Hệ hô hấp gồm:
- Mũi
- Hầu
-Họng
- Phế quản
- Thanh quản
- Khí quản
- Phổi
- Lồng ngực
- Các cơ hô hấp