Đặt câu cảm thán và câu phủ đinh cho bài hịch tướng sĩ
Câu 1/Tìm 1 câu nghi vấn , 1 câu cảm thán , 1 câu trần thuật ,1 câu cầu khiến, 1 câu phủ định ở phần 2,3 của bài Hịch tướng SĨ ? Nêu mục đích sử dụng?
Câu nghi vấn: Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? Mục đích: Điều khiển.
Câu cảm thán: Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Câu cầu khiến: ...
Câu phủ định: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà khôg biết thẹn. Mục đích: Phủ định việc quân biết lo, biết thẹn.
Tìm Câu cầu nghi vấn,cầu kiến,cảm thán,trần thuật,phủ định trong bào hịch tướng sĩ
Tìm các từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán trong văn bản Hịch tướng sĩ
Tổng phân hợp khoảng 10-12 câu để làm sáng tỏ tội ác của giặc và nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn qua văn bản" Hịch tướng sĩ". Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu phủ định và 1 câu cảm thán. (Gạch chân- Xác định)
Lập dàn ý chi tiết đoạn văn tổng phân hợp phân tích nỗi lòng của chủ tướng (trong bài "Hịch tướng sĩ"). Đoạn văn sử dụng câu bị động, câu ghép và câu cảm thán. Gạch chân chỉ rõ (mik cần dàn ý nha)
Câu 2: Đặt câu:
a. Đặt 1 câu nghi vấn dùng để khẳng định về ý nghĩa của văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn).
b. Đặt 1 câu phủ định dùng để khẳng định giá trị của văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). cíu tuiii
trình bày theo phép qui nạp em hãy nêu cảm nhận về tinh hình đất nước và nỗi lòng vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong văn bản “Hịch tướng sĩ". Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ câu cảm thán).(10 đến 12 câu
Em tham khảo:
Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Chao ôi! Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo. Trần Quốc Tuấn xứng đáng là vị anh hùng dân tộc.
Câu cảm thán: In đậm nghiêng
Bài hịch tướng sĩ 1/ So sánh điểm giống và khác nhau giữa thể hịch và thể chiếu 2/ Nhận xét tài năng lãnh đạo của Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn về phẩm chất và tài năng 3/ Chỉ ra những câu phủ định trong bài hịch tướng sĩ và nêu chức năng của chúng 4/ Chỉ ra những câu nghi vấn trong bài hịch tướng sĩ và nêu chức năng của chúng 5/ Nhắn đề chữ hán của hai văn bản là gì 6/ Hịch tướng sĩ là án thiên cổ hùng văn nhất của dân tộc ta .Em hiểu từ thiên cổ hùng văn là gì 7/ Nêu các tên gọi của thủ đô Hà nội xưa
Giải giúp mik ik mọi người mai mik nộp rồi
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản "Hịch Tướng Sĩ" trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán, gạch chân câu cảm thán đó.
Giup tui diii🥺
Tham khảo
Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc. Ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân!(Câu cảm thán) Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.