Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
dinh thi thao van
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
10 tháng 3 2017 lúc 15:48

Nhiệt độ lạnh nhất đo được là -94,5 độ C tại Vostok (trạm Phương Đông) , trạm cao nhất có con người làm việc.Nhiệt độ trên bình nguyên Nam Cực khoảng-60 độ C trong suốt nửa năm liền.Đó là mùa đông địa cực . Sau đó chuyển sang mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới -30 độ C.Lượng tuyết rới hằng năm tại điểm Nam Cực chưa tới 2,5 cm 9 ( quy ra mực nước) .Còn ở bán đảo Nam Cực , lượng này là 90cm.

Nhiệt độ trung bình thấp của không khí đã ngưng tụ hơi nước đóng băng tạo nên độ ẩm rất thấp làm cho da tay và da mặt dễ bị nứt nẻ khi làm việc tại Nam Cực.

Một số đặc điểm khác ở khí hậu Nam Cực là , ở gần mặt đất, nhiệt độ tăng dần theo độ cao. Trong các vùng địa lí khác, trong tầng đối lưu, càng lên cao , nhiệt độ càng giảm, sự khác biệt về nhiệt độ có thể lên tới 30 độ C trong vòng 100 m độ cao.

Nguyễn Thị Mai Hiên
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 5 2019 lúc 9:16

Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên  20 o C  

Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm: phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên  20 o C , chỉ có một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao là có nền nhiệt độ dưới  20 o C .

Dựa vào các trạm khí hậu: Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ trên  20 o C ; các trạm ở đồng bằng từ Đà Nẵng trở vào không có tháng nào có nhiệt độ dưới  20 o C .

Giải thích: Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian

Phân hóa theo thời gian

Thế hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nền nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu:

Tháng 1, phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24 o C , còn vào tháng 7 thì phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên  24 o C .

Trạm Lạng Sơn trong năm có 5 tháng nhiệt độ dưới  20 o C  (từ tháng 11 đến tháng 3) và 7 tháng có nhiệt độ trên  20 o C .

   Giải thích:

Do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta.

Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự thay đổi góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm.

Phân hóa theo không gian

Phân hóa theo chiều bắc - nam (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu):

Miền Bắc: Trạm Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 o C .

Miền Trung: Trạm Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 o C .

Miền Nam: Trạm TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 3 o C .

♦   Giải thích:

Do càng vào Nam càng gần Xích đạo, xa chí tuyến nên góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần.

Do miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc.

Phân hóa theo độ cao (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu).

So sánh trạm khí hậu Hà Nội với Sa Pa hoặc Nha Trang với Đà Lạt (lấy dẫn chứng nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất).

So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi Hoàng Liên Sơn với vùng Đồng bằng Bắc Bộ hoặc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận duyên hải).

♦   Giải thích: Do ảnh hưởng của quy luật đai cao: trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0 , 6 o C .

Phân hóa theo hướng sườn (thể hiện ở nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất). Dẫn chứng: so sánh chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc).

Giải thích:

Đối với gió mùa Đông Bắc thì khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiệt độ xuống thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn.

Đốì với gió mùa Tây Nam thì khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió do hiệu ứng phơn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 8 2019 lúc 14:04

Sự khác nhau

-       Sông ngòi Bắc Bộ:

+       Có chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.

+       Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).

-       Sông ngòi Trung Bộ: Thường ngắn và dốc, lũ muộn, do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

-       Sông ngòi Nam Bộ:

+       Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...

+   Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

Tài Lê Văn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 1:37

- Bắc Bộ: Sông ngòi ở Bắc Bộ thường có chế độ nước phong phú và ổn định. Với hệ thống sông ngòi phân bố đồng đều, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Bắc và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây thường không quá mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa.

- Trung Bộ: Sông ngòi ở Trung Bộ có chế độ nước và lũ khá đa dạng. Với địa hình đồi núi và sự ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi từ Bắc Bộ và Nam Bộ, chúng thường có nguồn nước từ nhiều nguồn khác nhau. Chế độ lũ ở đây có thể biến đổi từ mạnh đến yếu và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.

- Nam Bộ: Sông ngòi ở Nam Bộ có chế độ nước và lũ phức tạp. Với hệ thống sông ngòi phân bố không đồng đều và ảnh hưởng của biển Đông, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Tây và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây có thể rất mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 11 2019 lúc 12:20

*Khái quát: Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.

*Đặc điểm phân bố dân cư

-Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước, phổ biến từ 50 - 100 người/ k m 2

Giải thích: Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, các họat động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế,...

-Ngay trong vùng cũng có sự biểu hiện phân bố dân cư không đều với 5 cấp mật độ dân số khác nhau: cấp cao nhất lên tới từ 501 - 1.000 người/ k m 2  và thấp nhất là dưới 50 người/ k m 2

+Những nơi có mật độ đạt từ 201 - 500 người/ k m 2  và 500 - 1.000 người/ k m 2  như các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc và vùng phụ cận do đây là các đô thị, nơi có các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.

+Cấp mật độ từ 50 - 100 người/ k m 2  và 101 - 200 người/ k m 2  tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như ở thành phố Kon Turn và vùng ven các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,..

+Cấp mật độ dưới 50 người/ k m 2  tại các khu vực núi cao, rừng hoặc nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại như các vùng biên giới với Lào và Cam-pu-chia, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên,.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2019 lúc 5:16

a) Đặc điếm phân b

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Ngh An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đt đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.

Trầm Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Trầm Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Minh Anh
28 tháng 11 2021 lúc 12:24

1. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

- Thế mạnh: 

+ Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.

+ Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc...), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung

+ Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm)

+ Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

+ Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản

- Hạn chế:

+ Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức

+ Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới

+ Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp

+ Thiếu lao động có trình độ chuyên môn

2. Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

- Nhận xét: Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc,...

+ Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố.

+ Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải.

- Một số trung tâm công nghiệp điển hình:

+ Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện

+ Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí

+ Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè, nhiệt điện nhỏ

+ Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy-

+ Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng