Những câu hỏi liên quan
Lynh Lee
Xem chi tiết
Aaron Lycan
13 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhà Tây Sơn (1778 - 1802), được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung Hưng.

   Theo cách gọi của phần lớn sử gia thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và đồng thời mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc-Trịnh-Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ bị sụp đổ.

    Tuy nhiên việc vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ đã khiến ưu thế của Tây Sơn chuyển vào tay Nguyễn Ánh, một hậu duệ của Chúa Nguyễn cũng sinh trưởng trên đất Đàng Trong trong thế kỷ 18 với nhiều biến động lớn của lịch sử.

  Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi chúa Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
Genj Kevin
13 tháng 4 2021 lúc 20:54

rong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Bình luận (0)

I. LỊCH SỬ
Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long ông nội là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Cha của Nguyễn Huệ là Nguyễn Phi Phúc, ông có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.
Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất.
1. Khởi nghĩa vì dân
Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo."Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi...".
Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa.
Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Sau khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Đến năm 1783, sau khi Nguyễn Huệ ra quân lần thứ tư, quân Nguyễn thua to, quân Nguyễn Ánh bị đánh bật khỏi nước Đại Việt. Nguyễn Ánh bỏ chạy, trốn thoát sang Xiêm.
Tháng 2 năm 1784, Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm và đây là lần "cõng rắn cắn gà nhà" đầu tiên của Nguyễn Ánh.
Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.
2. Trận Rạch Gầm Xoài Mút, diệt giặc xâm lăng phía Tây Nam
Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận, tiêu diệt quân Xiêm.
Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút. Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn bắn pháo ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.
Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt quân Xiêm, chỉ sót được vài nghìn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường bộ về Xiêm La, 4000 quân chỉ còn lại 800. Cánh quân Xiêm trên bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy.
Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp".
3. Tiến ra Thăng Long "Phù Lê diệt Trịnh"
Năm 1786, với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Nguyễn Hữu Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát.
Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông. Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
Sau những sự kiện này thì nội bộ nhà Tây Sơn đã có mâu thuẫn, tuy vậy cho đến khi Nguyễn Huệ bắt được Đặng Văn Trấn, quân đội của hai anh em vẫn chưa thực sự đánh nhau thì Nguyễn Lữ đứng ra điều đình và hai bên vì tình cảm trong nhà đã đồng ý giảng hoà.
Nguyễn Nhạc phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực từ tháng 4 năm 1787:
Trong thời gian anh em nhà Tây Sơn bất hòa đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và lập tức bị kẻ địch từ hai phía tận dụng.
Ở phía nam, Nguyễn Ánh nhận ra cơ hội này đã trở về nước và tập hợp lực lượng vào tháng 8 năm 1787.Thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh khiến Nguyễn Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn. Tây Sơn lại mất Nam Bộ.
Ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn lục đục bèn có ý chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Tuy nhiên, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ. Tháng 4 năm 1788, Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô lưu vong. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm. Ông tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc.
4. Đại phá quân Mãn Thanh, diệt giặc phương Bắc
Cuối năm 1788, vua Thanh đương thời là Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long.
Quân Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) cố thủ chờ lệnh.
Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Trước khi dẫn quân ra Bắc diệt giặc ngoại xâm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của Hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với hơn 100 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh.
Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc.
Ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung vội trở lại Phú Xuân. Một mặt lo chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua Quang Trung rất quan tâm tới việc xây dựng đất nước. Vua khuyến khích người hiền tài ra giúp nước, phân phối đất đai cho những người nông dân nghèo, thúc đẩy thủ công nghiệp từng bị cấm trước kia, cho phép tự do tôn giáo, mở cửa Việt Nam với ngoại thương quốc tế và bỏ chữ Hán như là chữ viết chính thức của quốc gia. Chọn chữ viết chính thức của quốc gia là chữ Nôm.
Về ngoại giao, ngay từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với nhà Thanh. Vua Thanh Càn Long đã cho sứ giả vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh.

Bình luận (0)
qqqq
Xem chi tiết
Jinni Nguyễn
Xem chi tiết
Cihce
10 tháng 5 2022 lúc 20:37

Cậu tham khảo:

* Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

- Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

* Theo em vua Quang Trung có những đóng góp cho lịch sử dân tộc :

Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó. Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
10 tháng 5 2022 lúc 20:39

Refer

 

* Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

- Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

* Theo em vua Quang Trung có những đóng góp cho lịch sử dân tộc :

Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó. Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Bình luận (0)
Cấn Thị Vân Anh
10 tháng 5 2022 lúc 20:40

Những đóng góp của vua Quan Trung cho lịch sử dân tộc cho lịch sử dân tộc:

- Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.
- Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Lật đổ các chính quyền phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn.
- Đuổi tan các quân xâm lược Xiêm-Thanh.
- Có nhiều chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước. Giữ gìn nền văn hóa độc lập dân tộc.
- Chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chính sách quốc phồm đúng đắn.
- Đẩy mạnh tình hình chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục,....
-> Vua Quang Trung đã góp nhiều công lao to lớn để xây dựng và giữ gìn đất nước.

~ Chúc cậu học tốt ~

Bình luận (0)
nguyễn thành an
Xem chi tiết
Aaron Lycan
7 tháng 5 2021 lúc 8:57

Diễn biến:

- Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo.

- Đêm 30 Tết âm lịch, quân của Quang Trung vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

- Đêm mồng 3 tết, nghĩa quân bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín - Hà Nội). Quân địch hoảng sợ, vội đầu hàng.

- Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì - Hà Nội) khiến cho đội quân của Sầm Nghi Đống bị tiêu diệt tan tác, Tôn Sĩ Nghị nghe thấy vậy cũng hoảng sợ, vội vàng bỏ chạy sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Công lao của phong trào Tây Sơn:

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm

- Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.

Bình luận (0)
Phạm Linh
Xem chi tiết

Quang Trung cho quân ăn Tết trước nhằm cổ vũ tinh thần cho quân để chiến đấu chống giặc Thanh

Bình luận (0)
Smile
7 tháng 4 2021 lúc 20:29

tham khảo nhé!

Vì lúc này, quân Thanh ăn tết và nghĩ rằng quân ta cũng đang ăn tết, nên hk canh phòng cẩn thận, chủ quan.Quang Trung quyết định tấn công quân Thanh để nhanh chóng giành thắng lợi và tránh tổn thất ít nhất có thể

Bình luận (0)
Ngọc Ly
Xem chi tiết
Quỳnh Anh-03-77
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
21 tháng 4 2022 lúc 21:53

Tham khảo:

Quân Thanh xâm lược nước ta:

-Vì Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam => nhà Thanh xâm lược nước ta

Quang Trung đại phá quân Thanh

- Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

* Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

* Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

Bình luận (0)
Trương Lê Uyên Nhi
Xem chi tiết
☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
6 tháng 7 2021 lúc 7:47

Cho bn sơ đồ luôn nè:

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Thời gian 1789 Địa điểm Miền Bắc Đại Việt Kết quả Tây Sơn chiến thắng, quân Thanh rút khỏi Đại Việt. Nhà Tây Sơn thay thế nhà Hậu Lê. Nhà Tây Sơn chấp nhận triều cống cho nhà Thanh để lập quan hệ bang giao.
Tham chiến
Nhà Tây SơnNhà Thanh Nhà Lê Trung Hưng
Chỉ huy và lãnh đạo
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Đức Hà
6 tháng 7 2021 lúc 7:51
Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Thời gian 1789 Địa điểm Miền Bắc Đại Việt Kết quả Tây Sơn chiến thắng, quân Thanh rút khỏi Đại Việt. Nhà Tây Sơn thay thế nhà Hậu Lê. Nhà Tây Sơn chấp nhận triều cống cho nhà Thanh để lập quan hệ bang giao.
Tham chiến
Nhà Tây SơnNhà Thanh Nhà Lê Trung Hưng
Chỉ huy và lãnh đạo
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang biên giới và tràn vào lãnh thổ Đại Việt do sự cầu viện của vua Lê Chiêu Thống nhà Hậu Lê.

Trận Ngọc Hồi - Khương Thượng là chiến thắng quân sự tiêu biểu, thể hiện tài năng cầm quân của hoàng đế Quang Trung nhà Tây Sơn. Quân Thanh có quân số đông hơn 2-3 lần (tùy theo các thống kê khác nhau), có cả ưu thế về địa hình (quân Thanh phòng thủ trong thành lũy trong khi quân Tây Sơn phải hành quân từ xa đến), lại cộng thêm cả quân Lê Chiêu Thống hỗ trợ. Nhưng bất chấp những khó khăn đó, vua Quang Trung đã hành quân thần tốc và đánh tan lực lượng quân Thanh và Lê Chiêu Thống, chiếm lại được kinh đô Thăng Long chỉ trong vòng 5 ngày. Chiến thắng này đã giữ vững sự tồn tại của nước Đại Việt trước họa xâm lược, chấm dứt kế hoạch xâm chiếm của nhà Thanh. Lê Chiêu Thống phải chạy theo quân Thanh sang Trung Quốc, đánh dấu việc nhà Tây Sơn trở thành triều đại mới của nước Việt Nam, nắm quyền cai quản đất Bắc Hà và được nhà Thanh chính thức công nhận.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Linh Linh
Xem chi tiết